Đánh giá chung về pháttriển nguồn nhânlực của huyện Bát Xát, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 86 - 89)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về pháttriển nguồn nhânlực của huyện Bát Xát, tỉnh

Lào Cai

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Nguồn nhân lực của huyện có những thay đổi về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động qua đào tạo ngày càng có xu hướng tăng. Các chương trình đào tạo đa dạng từ sơ cấp nghề đến trung cấp, cao đẳng từ chính quy đến tại chức, các ngành nghề đào tạo đa dạng bao gồm các nghề nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp,... tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình; từng bước nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện nói riêng và cả tỉnh Lào Cai nói chung.

- Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn, cho vay hỗ trợ việc làm đã góp phần đáng kể vào việc tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặt biệt là khu vực nông thôn. Quy mô đào tạo hàng năm lớn đảm bảo nguồn lao động dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục tồn diện và chất lượng mũi nhọn chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm công tác tạo việc làm cho người lao động. Các nguồn lực, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm được tập trung huy động và lồng ghép cùng Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; mỗi năm, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 2500 người lao động.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng lên. Điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của người lao động ngày càng tốt hơn; thể lực của người lao động từng bước được cải thiện.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Chất lượng nguồn nhân lực so với yêu cầu thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bát Xát cịn chưa cao, nguồn nhân lực có trình độ cao đang thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.

- Tốc độ phát triển nguồn nhân lực cịn chậm, nguồn nhân lực ít được đào tạo về tay nghề, nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp. Nhận thức và trình độ dân trí cịn thấp, kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, giáo dục, y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, gây sức ép lớn cho đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm của đa số người lao động tại huyện Bát Xát.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng như vật chất, máy móc, trang thiết bị dạy nghề tại các trường dạy nghề còn lạc hậu. Chất lượng đào tạo kém phần lớn chỉ hướng về lý thuyết nhiều ít thực hành,

- Việc làm của người lao động chưa thật bền vững và ổn định, do phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thi công cơ sở hạ tầng, thương mại, dịch vụ,… phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường nên sử dụng nhiều lao động mùa vụ,..

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Lao động khu vực nông thôn thiếu việc làm, đặc biệt lao động ở các thơn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu về nguồn đất đai, tư liệu sản xuất, do thời tiết mùa đông kéo dài,… nên tỷ lệ đói, nghèo cao, một bộ phận lao động đã qua biên giới đi làm thuê, việc làm không được bảo đảm.

- Nhiều học sinh đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nhưng khó tìm kiếm được việc làm, hoặc làm công việc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo, chất lượng lao động là người dân tộc thiểu số chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động,..

- Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn tạo việc làm của người lao động, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được tiếp cận nguồn vốn vay;

- Công tác tư vấn, thông tin thị trường lao động hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu tập trung các Trung tâm của tỉnh, các địa phương cịn hạn chế do nguồn kinh phí cho hoạt động chưa được đầu tư hỗ trợ,…

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)