Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 86 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Nguồn nhân lực của huyện có những thay đổi về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động qua đào tạo ngày càng có xu hướng tăng. Các chương trình đào tạo đa dạng từ sơ cấp nghề đến trung cấp, cao đẳng từ chính quy đến tại chức, các ngành nghề đào tạo đa dạng bao gồm các nghề nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp,... tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình; từng bước nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện nói riêng và cả tỉnh Lào Cai nói chung.

- Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn, cho vay hỗ trợ việc làm đã góp phần đáng kể vào việc tạo việc làm mới và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặt biệt là khu vực nông thôn. Quy mô đào tạo hàng năm lớn đảm bảo nguồn lao động dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm công tác tạo việc làm cho người lao động. Các nguồn lực, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm được tập trung huy động và lồng ghép cùng Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; mỗi năm, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 2500 người lao động.

- Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng lên. Điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của người lao động ngày càng tốt hơn; thể lực của người lao động từng bước được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)