Hệthống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54 - 56)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệthống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực

Phản ánh quy mô của nguồn nhân lực huyện Bát Xát tại từng thời kỳ xác định bằng các chỉ tiêu sau: Số lượng, tỷ lệ lao động trong dân số trong từng thời kỳ.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực

- Cơ cấu lao động phân theo giới tính: Phản ánh tỷ trọng của nguồn nhân lực theo giới tính (Nam, nữ)

Tỷ lệ nhân lực nam = Số nhân lực nam x 100% Tổng số nhân lực

Tỷ lệ nhân lực nữ = Số nhân lực nữ x 100% Tổng số nhân lực

- Cơ cấu lao động theo khu vực: Phản ánh tỷ trọng của nguồn nhân lực theo khu vực (thành thị, nông thôn)

Tỷ lệ nhân lực thành thị = Số nhân lực thành thị x 100% Tổng số nhân lực

Tỷ lệ nhân lực nông thôn = Số nhân lực nông thôn x 100% Tổng số nhân lực

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

2.3.3.1. Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực

Phản ánh khả năng nhận thức của nguồn nhân lực ở các kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cao hay thấp được đánh giá bằng trình độ giáo dục các cấp của hệthống giáo dục hiện hành, gồm: Tỷ lệ nguồn nhân lực chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp

tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ nhập học, số năm đi học trung bình; được phản ánh bằng các số liệu quy mô, tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng (giảm)hàng năm, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm.

2.3.3.2. Chỉ tiêu trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực, đánh giá sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về mộtnghề nghiệp nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: số lượng, tỷ lệ, cơ cấu nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở các cấp trình độ, gồm sơ cấp nghề,trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạcsĩ và tiến sĩ.

2.3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá thể lực nguồn nhân lực

Theo Nguyễn Tiệp (2005), các chỉ tiêu cơ bản về y tế tác động đến thể lựcnguồn nhân lực gồm:

- Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1000 trẻ đẻ ra sống): là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trongnăm, phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Tiêu chí này phản ánh tổng quát thực trạng thể lực trẻ em dưới 5 tuổi, từ đó khuyến cáo, dự báo thể trạng vàthể lực phát triển nhân lực trong tương lai; phản ánh bằng tỷ lệ % số lượng trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thống y tế

- Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ - Số bác sĩ /10000 dân

- Số giường bệnh tính bình qn 1 vạn dân

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)