Hoạtđộng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhânlực của huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 79 - 85)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Hoạtđộng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhânlực của huyện Bát Xát

Đào tạo, bồi dưỡng đối với nguồn nhân lực huyện Bát Xát thời gian qua chủyếu là bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày cho nông dân thông qua các lớp do UBND huyện Bát Xát tổ chức. Đào tạo ở trình độ sơ cấp và trung cấp nghề chủ yếutừ Đề án Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại trung tâm GDTX huyện Bát Xát, nội dung các hoạt động đào tạo như sau:

Qua bảng 3.13 cho thấy hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp như trồng các loại cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và gà với thời gian đào tạo 2 tháng, chỉ có lớp trồng nấm được tổ chức tại xã Nậm Chạc được đào tạo sơ cấp nghề. Các lớp

đào tạo được tổ chức tại Trung tâm GDTX huyện Bát Xát nhằm đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề với các cơ sở tham gia đào tạo (Văn phịng điều phối nơng thơn mới tỉnh Lào Cai) phối hợp với các doanh nghiệp, các xã thực hiện giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo, từ đó chính là cơ sở cho người lao động tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng người lao động tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Bảng 3.13. Hoạt động đào tạo nghề lao động tại huyện bát Xát

Nội dung đào tạo Trình độ đào tạo Địa điểm 1. Nghề nông nghiệp

Trồng chè 2 tháng A Mú Sung

Trồng chuối 2 tháng A Mú Sung

Kĩ thuật chăn nuôi đại gia súc 2 tháng Quang Kim

Trơng rau an tồn 2 tháng Quang Kim

Ni và phịng trị bệnh cho gà 2 tháng Dền Sáng

Trồng đào, lê, mận 2 tháng Dền Sáng

Ni và phịng trị bệnh cho gà 2 tháng Y Tý

Trồng hoa lan 2 tháng Nậm Chạc

Trồng dưa hấu, dưa bở 2 tháng Bản Xèo

Trồng và nhân giống nấm 2 tháng Cốc Mỳ

Phòng chống dịch bệnh cho cây trồng 2 tháng Trịnh Tường Kỹ thuật trồng rau an toàn 2 tháng Pa Cheo

Trồng cây dược liệu 2 tháng Trung Lèng Hồ

Trồng rau an toàn 2 tháng Phìn Ngang

Trồng nấm Sơ cấp Nậm Chạc

2. Nghề phi nông nghiệp

Kỹ thuật xây dựng 2 tháng A Mu Súng, Quang Kim,

Dền Sáng, Sàng Ma Sáo Đào tạo kỹ năng du lịch cộng đồng 2 tháng Y Tý

(Nguồn: UBND Huyện Bát Xát, 2020)

Theo số liệu điều tra về chương trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thấy năng lực giảng dạy của giảng viên được đánh giá cao nhất là 2,71 điểm; tiếp đến là điều kiện học tập đảm bảo (2,65 điểm); Nội dung thông tin đào tạo gắn liền với thực tế đánh giá thấp nhất (2,37 điểm).

Bảng 3.14. Đánh giá của nguồn nhân lực về chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực huyện Bát Xát

Chỉ tiêu Thị Trấn Bát Xát Xã Bản Vược Xã Pa Cheo Đánh giá chung

Thông tin đào tạo gắn liền với thực tế

2,45 2,34 2,31 2,37

Nội dung tập huấn phù hợp với công việc

2,71 2,59 2,56 2,63

Điều kiện học tập được đảm bảo

2,59 2,72 2,56 2,65

Năng lực giảng dạy của giáo viên cụ thể, dễ hiểu

2,82 2,64 2,63 2,71

(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2019)

Qua điều tra có đến hơn 70% người học cho rằng nội dung các khoá học cho nơng dân cịn chưa phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, nên nông dân học xong rồi cũng khơng áp dụng được, gây ra sự lãng phí trong đào tạo ảnh hưởng đến nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật của nông dân.

Về nội dung tập huấn phù hợp với công việc: Đa số người lao động đánh giá nội dung học áp dụngđược vào thực tế sản xuất và phù hợp với nhu cầu của người lao động. Tuy nhiên, người lao động cũng đề nghị cần mở nhiều lớp đào tạo nghề, các lớp chuyên sâu vềcây trồng vật nuôi và hướng dẫn du lịch cộng đồng tới người dân. Trên thực tế, hiện nay tập huấn cho người lao động chủ yếu là tập huấn ngắn ngày nên nội dung học cịn ít, chưa thể đi vào nộidung chuyên sâu; nội dung học bị trùng lặp giữa các lần tập huấn và thiếu nhữngkiến thức mới được cập nhật. Một số nông dân vẫn nhận định nội dung học cịn thiếu tính thực tế, không phù hợp với điều kiện sản xuất, nhiều kiến thức chuyên môn bà con không hiểu.

Về năng lực giảng dạy của giáo viên: Những lao động tham gia lớp tập huấn đều đánh giá giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, dạy dễ hiểu. Tuy nhiên, nông dân cũng kiến nghị giáo viên cần giảng dạy nhiệt tình hơn nữa, khơng dạy qua loa cho hết thời gian.

Tài liệu học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cơ bản được người học đánh giá tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu người học.

3.3.3. Hệ thống các chính sách vĩ mơ của Nhà nước

Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực có hệ thống quản lý tập trung, cũng như được sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương. Cụ thể đã ban hành các chủ trương, chính sách sau:

- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ rõ “Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhânlực”

- Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn2003-2010.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 143/2004/QĐ-TTg thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn2004-2008.

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2006-2020.

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm2020.

- Xác định tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhân lực có trình độ chun mơn tay nghề cao, chất lượng tốt, Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát đã xây dựng Chương trình số 31/CTr-UBND ngày 27/4/2007 về việc Đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến năm 2010 và định hướng đến năm2020.

- Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát về việc duyệt đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực huyện Bát Xát đến năm2020.

- Chú trọng công tác thu hút và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh thông qua Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, tạo nguồn cán bộ, cơng chức hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh giai đoạn 2009 -2017.

- Bên cạnh đó tỉnh có các cơ chế, chính sách khuyến khích tốt nhằm thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngồi tỉnh (chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn. Có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất thu hút tốt nguồn lao động. Thực hiện các chính sách tốt về bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên địa bàn như chính sách về tiền lương, bảo hiểm thấtnghiệp…

Nhìn chung, các cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực của cấp Trung ương bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực; số lượng lao động tham gia học nghề tăng lên; qui mô, chất lượng của các cơ sở đào tạo thay đổi theo hướng tích cực; các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, thu hút lao động bước đầu tạo điều kiện thúc đẩy lao động nhất là cán bộ, cơng chức học tập nâng cao trình độ, tay nghề,...Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng, chưa thực sự tạo nên “đột biến” trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)