Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, phía bắc giáp huyện Kim Bình (Trung Quốc), phía nam giáp huyện Sa Pa, phía đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu). Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc. Trong huyện có 2 cửa khẩu phụ Bản Vược và Y Tý, có 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc, gần khu Công nghiệp - Thương mại Kim Thành, là điểm đầu đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

3.1.1.2. Địa hình

Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m. Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, mỗi khu vực (vùng thấp gồm 5 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 15 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng.

* Vùng cao: Diện tích 80.763ha chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3096m, độ dốc trung bình từ 20 - 250 phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 250. Địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ

sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia.

* Vùng thấp: Diện tích 24.258ha chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

3.1.1.5. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên

a. Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972 và báo cáo khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý xây dựng năm 1996 cho thấy huyện Bát Xát có 8 nhóm đất chính như sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai

STT Loại đất Đặc điểm Phân bố

1 Đất mùn thô

Trên núi cao 25,39 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu được phân bố ở các đỉnh núi cao trên 2800 m, đượchình thành trong điều kiện khí hậu quanh năm rét khô, phân bố không tập trung, có nhiều đá nổi xen kẽ

Trung Lèng Hồ,Sàng Ma

Sáo

2 Đất mùn Alít

Trên núi cao 1513,1 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên,phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1800 - 2800m, tầng mùn dày thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ ẩm cao, ở những nơi quá trình rửa trôi mạnh,đá nổi xen kẽ nhiều hoặc vách đá dựng đứng rải rác. Thực vật chủ yếu cây họ thông, sồi, giẻ. Vùng đất tầng dày dưới 26cm

Hồng Ngài (Y Tý), Mào

Mù Sủi (Sàng Ma

STT Loại đất Đặc điểm Phân bố

thường có màu xám đen, từ 26 -73cm có màu xám vàng, từ 73 - 120cm có màu vàng đỏ.

3 Đất mùn vàng đỏ

Trên núi cao 34956,66 ha chiếm 33,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900 -1800m, loại đất này được hình thành tại chỗ, quá trình phong hoá chất khoáng mạnh nhưng không triệt để, tỷ lệ đá lẫn trong đất cao, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

Thuộc các xã: A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường 4 Đất đỏ vàng 64787,94 ha chiếm 61,01% diện tích tự nhiên Phân bố ở độ cao dưới 900m 5 Đất thung lũng dốc tụ

Diện tích 974,44 ha chiếm 0,92%. Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc. Đất (DI) có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua Phân bố rải rác trên địa bàn huyện. 6 Đất lầy thụt và than bùn

Diện tích 12,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới nhẹ độ pH cao

Phân bố ở các xã vùng

thấp.

7 Đất phù sa

Diện tích 524,54 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên toàn huyện,nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng và phù sa các suối khác.

8 Núi đá

Diện tích 3394,55 ha chiếm 3,2 tổng diện tích tự nhiên

Phân bố chủ yếu ở các dãy

núi cao phía bắc huyện.

(Nguồn: UBND huyện Bát Xát, 2020)

Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và đang được đầu tư khai thác như: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng trên 50 triệu tấn, mỏ sắt Bản Vược, A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi. Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác đang được thăm dò, khảo sát như mỏ: Đất Hiếm, Cao Lanh, vàng Sa Khoáng, Pen Pát. Nguồn tài nguyên và khoáng sản đã và đang là nội lực cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là mỏ đồng sẽ là nguồn thu hút lao động lớn của huyện cũng như tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

- Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số mỏ khoáng sản như: điểm mỏ Graphit, kao lanh ở xã Trịnh Tường; vàng sa khoáng ở xã Tòong Sành… Nhìn chung Bát Xát có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng khá lớn. Nguồn tài nguyên khoáng sản này tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này…

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng

Huyện Bát Xát có 2 cửa khẩu tiểu ngạch (Quang Kim và Bản Vược) đang hoạt động và với việc thông tuyến đường Xuyên Á tạo cho Bát Xát có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội. Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn của huyện như qua địa bàn xã Quang Kim (điểm cuối), đường Kim Thành - Ngòi Phát.

Tỉnh lộ 156 nối từ TP. Lào Cai qua các xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ, Trịnh Tường, A Mú Sung, A Lù, Y Tý và Tỉnh Lộ 158 Từ xã Bản Vược qua các xã Mường Vi, Bản Xèo, Mường Hum, Sảng Ma Sáo, Dền Sáng, Y Tý.

Cơ sở hạ tầng còn hề thống điện, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống, ngân hàng, hệ thống y tế, giáo dục...nên trình bày khái quát các điều kiện này.

Năm 2018, UBND huyện Bát Xát đã chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 theo đúng kế hoạch đề ra. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã chủ động triển khai các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch được giao. Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng tồng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân năm 2018 đạt 14,77%, tăng 1,86% so với cùng kỳ (CK). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành đều đạt và vượt chỉ tiêu so với cùng kỳ.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều bước tiến mới, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển theo hướng quy mô và chất lượng, có sự liên kết giữa doanh nghiệp và Nhân dân bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao; Cụ thể: toàn huyện triển khai sản xuất được 99 ha diện tích trồng rau, hoa ứng dụng công nghệ cao và một phần công nghệ cao, trong đó mở rộng 40 ha tại các xã Trịnh Tường, Y Tý, Quang Kim, Pa Cheo… đạt 116,5% KH, bằng 144,53% so CK. Tổng diện tích cây vụ đông thực hiện được 1.790ha, đạt 100%KH, bằng 103,2% so với cùng kỳ. Vụ đông năm 2018 - 2019, toàn huyện thực hiện 1.800 ha, tiếp tục duy trì một số cây trồng thế mạnh như: Khoai lang Nhật, cây dược liệu, rau các loại, đậu hà lan… Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 ước đạt 46.926 tấn, đạt 104,9% KH và 106,7 % so CK; Tổng diện tích lúa cả năm đạt 5.009 ha; một số cây trồng khác như: Ngô, đậu tương, lạc, Lê VH 6, chè, cây chuối…đều được tập chung thực hiện và đạt hiệu quả cao.

Hiện Bát Xát vẫn còn 5 xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 60 đến trên 70%, gồm: Trung Lèng Hồ trên 60%; Tòng Sành trên 62%, Y Tý trên 65%, Pa Cheo gần 69% và Dền Thàng là trên 70%. Đây được xem là thách thức lớn đối với tác công giảm nghèo ở Bát Xát trong giai đoạn tới bởi đặc thù địa hình và tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã này chiếm trên từ 90% trở lên, nhận thức của nhiều bà con về phát triển kinh tế còn chưa cao.

Kết quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm chưa tạo thành vùng hàng hóa, sản xuất quy mô nhỏ còn chiếm tỷ lệ cao; Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch chưa thuận lợi. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã thực hiện chương trình nông thôn mới còn chậm; Công tác quản lí đô thị, đầu tư xây dựng, quản lí đất đai, giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập; Một số chính sách của tỉnh việc triển khai còn chậm, nhiều thủ tục, hiệu lực, hiệu quả chưa cao (chính sách hỗ trợ nông nghiệp, chăn nuôi, dược liệu,....); Thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI; Đời sống nhân dân vùng sâu vẫn còn nhiều khó khăn, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, ý thức của một bộ phận người dân chưa cố gắng vươn lên thoát nghèo; Ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp còn xảy ra ở một số dự án gây dư luận không tốt trong xã hội, gây khó khăn và ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương; Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiềm ẩn phức tạp về trật tự an toàn xã hội; Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu vẫn đang là vấn đề lớn ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.3. Dân số, lao động

Tính đến năm 2019 tổng dân số toàn huyện có 80.360người, trong đó: dân số nông thôn là75.391 người (chiếm 93,82%), dân số thành thị là4.969 người (chiếm 6,18%). Dân số trong độ tuổi lao động là 61.033 người (chiếm 75,95%/tổng dân số toàn huyện), trong đó có khả năng lao động 79.950 người chiếm 99,49%/ lao động trong độ tuổi. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 79.950 người, chiếm 99,49% lao động trong độ tuổi (bao gồm: Nông lâm thuỷ sản 60.602 người chiếm 75,8%; công nghiệp và xây dựng 8.075 người chiếm 10,1%, thương mại, dịch vụ 11.273 người chiếm tỷ lệ 14,1%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,2% (46.531 người), trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 40,3% (32.220 người). Theo số liệu thống kê, khảo sát, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện đang ở thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Lực lượng lao động trẻ có

trình độ và kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, nhà máy, đặc biệt là khu công nghiệp Tằng Loỏng.

Lực lượng lao động trong tỉnh khá trẻ, lao động ở nhóm tuổi từ 14-24 chiếm tỷ lệ 20,98%; nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 16,4%; nhóm tuổi từ 35-45 chiếm 13,56%; nhóm tuổi từ trên 45 chiếm 37,04%; số lượng lao động nữ: 39.942 người, chiếm 49,70% trong tổng số lao động toàn huyện. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp huyện đến cấp xã được nâng lên. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học ngày càng tăng.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện năm 2018 đạt 58,2%, tăng 26,4% so với năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40,3%, tăng 23,8% so với năm 2011.

Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm công tác tạo việc làm cho người lao động. Các nguồn lực, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm được tập trung huy động và lồng ghép cùng Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; mỗi năm, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 2500 người lao động (giải đoạn 2011-2018 là 22.542 người). Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được nâng lên. Điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của người lao động ngày càng tốt hơn; thể lực của người lao động từng bước được cải thiện.

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

3.2.1. Quy mô nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Dân số bình quân huyện Bát Xát có xu hướng tăng từnăm 2016đến năm 2019. Năm 2016, dân số bình quân của huyện Bát Xát là 76.290 người, năm

2019 có số lượng dân số bình quân là 80.360 người. Tỷ suất sinh và tỷ lệ chết có xu hướng ngày càng giảm.

Bảng 3.2. Dân số bình quân và tốc độ phát triển dân số huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dân số bình quân (người) 76.290 77.499 79.589 80.360

Tỷ suất sinh (%) 1,92 1,90 1,87 1,81

Tỷ lệ chết (%) 0,51 0,51 0,49 0,48

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,41 1,39 1,38 1,33

Tốc độ phát triển dân số (%) 102,50 101,58 102,70 101,97

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bát Xát, 2020)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2016 là 2,5%, tỷ lệ sinh đạt 1,92%, trong 4 năm tỷ lệ sinh giảm bình quân 0,028%/năm.

Dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt là trình độ phát triển kinh tế và việc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dânsố kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe nhân dân, quy mô dân số của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ngày càng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2016, dân số bình quân của huyện Bát Xát là 76.290, đến năm 2019 quy mô dân số tăng lên 80.360 người. Sự phát triển về quy mô của nguồn nhân lực của huyện được thể hiện thông qua các số liệu của bảng biểu 3.3.

Số người trong độ tuổi lao động của huyện Bát Xát không ngừng tăng lên qua các năm. Sự gia tăng không ngừng của số người trong độ tuổi lao động có nguyên nhân chủ yếu từ tốc độ tăng trưởng dân số khá cao của các năm trước đây của huyện. Tình hình này, một mặt tác động tới sự phát triển về số lượng của nguồn nhân lực do số người hàng năm bước vào tuổi lao động nhiều hơn so với số người hết tuổi lao động, mặt khác cũng có tác động làm trẻ hóa

nguồn nhân lực của tỉnh. Nhờ sự bổ sung liên tục cho nguồn nhân lực từ bộ phận dân số đến tuổi lao động, nên nguồn nhân lực của huyện Bát Xát có độ tuổi tương đối trẻ và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số của tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 là 49.754 người, tăng 4,77% so với năm 2016. Năm 2019 có 53.716 người trong độ tuổi lao động và tăng 3,12% so với năm 2018.

Bảng 3.3. Quy mô nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%) Dân số bình quân 76.290 77.499 79.589 80.360 101,75 Số người trong độ tuổi lao động 47.490 49.754 52.091 53.716 104,19 - Số người có việc làm 39.530 42.420 45.272 47.159 106,06 - Số người thất nghiệp 7.960 7.334 6.819 6.557 93,74 - Tỷ lệ % thất nghiệp - -7,86 -7,02 -3,84

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bát Xát, 2020)

Số người có việc làm trong giai đoạn 2016-2019 của huyện Bát Xát có xu hướng ngày càng tăng, số người thất nghiệp có xu hướng giảm hàng năm. Năm 2016, có 39.350 người có việc làm, chiếm 83,24% số người trong độ tuổi lao động và có 7.960 người thất nghiệp, chiếm 16,76% số người trong độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)