Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo UBND huyện Bát Xát (2019), huyện Bát Xát có 1 thị trấn và 21 xã nông thôn, được chia làm 3 vùng rõ rệt, vùng 1 gồm (thị trấn Bát Xát, Bản Qua và Quang Kim); vùng 2 gồm (Bản Vược và Mường Vi); vùng 3 gồm 16 xã đặc biệt

khó khăn với 163 thôn đặc biệt khó khăn. Trong khi đó các xã có điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực khác nhau nên để đánh giá thực trạng công tác xây dựng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ dân thuộc 3 vùng đại diện để thu thập và phân tích số liệu.

- Vùng 1: thị trấn Bát Xát - Vùng 2: xã Bản Vược - Vùng 3: xã Pa Cheo

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những thông tin rất quan trọng để phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của đề tài. Các thông tin thu thập gồm:

- Các định hướng về phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai:quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam của Chính phủ; quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực tỉnh Lào Cai.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát: quy hoạch phát triển nhân lực; số liệu về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực được tập hợp từ các báo cáo thống kêcủa Sở LĐTBXH tỉnh tỉnh Lào Cai, Sở Nội vụtỉnh Lào Cai...

- Kế thừa kết quả của đề tài đã nghiên cứu về xây dựng nguồn nhân lực; số liệu của các cuộc điều tra đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh; sốliệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành điều tra, thu thập số liệu là người dân thuộc lực lượng lao động thuộc các xã nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Thông tin mới có liên quan của đề tài được thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra. Tác giả sử dụng thang đo Likert để xây dựng bảng hỏi.

Thang đo Likert là loại thang đo thườngđược sử dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội. Đây là loại thang đo do Rennis Likert giới thiệu. Căn cứ vào đặc điểm nghiên cứu, các thông tin thu thậpđược chủ yếu là các thông tin định tính. Do đó,tác giả đã sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các thông tin định tính thành các thông tin định lượng để thuận tiệncho việc nghiên cứu. Theo đó, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ, với mức 5 là “Hoàn toàn đồng ý” và mức 1 là “Hoàn toàn không đồng ý”.

Thu thập số liệu mới thông qua điều tra hộ theo mẫu phiếu thiết kế, điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Số mẫu điều tra trên địa bàn huyện được tính theo công thức Slovin với cách chọn mẫu ngẫu nhiên:

n = N

1 + Ne2

Trong đó: n: số mẫu điều tra

N: tổng số nhân lực trên địa bàn huyện Độ tin cậy 95% với e = 0,05

Tổng số mẫu điều tra được phân bố ở bảng 2.1. Tác giả điều tra nguồn nhân lực về trình độ văn hoá, chuyên môn, sức khoẻ… qua đó so sánh tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực cũng như đào tạo, nhu cầu đào tạo củanguồn nhân lựctrong 3 xã. Do đối tượng điều tra là nguồn nhân lựcsống ở nông thôn nên tính đồng nhất rất cao. Số lượng mẫu điều tra được lấy từ các mẫu của cuộc điều tra trước đã có ở huyện. Các xã, thị trấn được lựa chọn thuộc 3 vùng đại diện cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người

Tổng số nhân lực Số nhân lực điều tra

Thị trấn Bát Xát 4.969 370

Xã Pa Cheo 3.365 357

*Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)

Mục đích của PRA là nhằm giúp cho người nghiên cứu nắm được các thông tin về địa bàn nghiên cứu. PRA mang tính thăm dò được sử dụng ở giai đoạn đầu nghiên cứu lên kế hoạch nhằm đưa ra hướng giải quyết sơ bộ sau đó kiểm nghiệm bằng việc nghiên cứu tiếp theo. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ thảoluận.

Số liệu được thu thập thông qua sử dụng phương pháp PRA, điều tra qua phỏng bằng phiếu điều tra hộ. Các thông tin được thu thập liên quan đến tình hình thực tế của hộ nông dân như: tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, tình hình sử dụng, đào tạo và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các hộ, nhóm hộ... Ngoài ra còn sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn thu thập thông qua một số cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện, chỉ đạo chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Trưởng phòng, chủ tịch xã, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội...).

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Tổng hợp thông tin là quá trình hỗ trợ cho phân tích thông tin để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm là: (i) Những tài liệu lý luận; (ii) Những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung;(iii) Những tài liệu của địa phương.

- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng câu hỏi yêucầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra xử lý bằng phần mềm Excel. Cụthể:

+ Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.

+ Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phântích.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm trợ giúp khác để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trungbình.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp này để mô tả lại toàn bộ sự vật, hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số liệu bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu để phân tích từng chỉ tiêu nghiên cứu.

Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng về nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả thực hiện về nguồn nhân lực theo thời gian; Các số trung bình, phần trăm phân tích cho phép phân tích quy mô, cơ cấu của nguồn nhân lực điều tra cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh mức độ đạt được các mặt về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sự so sánh được thể hiện theo thời gian và

không gian về kết quả đạt được trong quản lý nguồn nhân lực, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những tồn tại hạn chế trong xây dựng nguồn nhân lực.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng nguồn nhân lực

Phản ánh quy mô của nguồn nhân lực huyện Bát Xát tại từng thời kỳ xác định bằng các chỉ tiêu sau: Số lượng, tỷ lệ lao động trong dân số trong từng thời kỳ.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực

- Cơ cấu lao động phân theo giới tính: Phản ánh tỷ trọng của nguồn nhân lực theo giới tính (Nam, nữ)

Tỷ lệ nhân lực nam = Số nhân lực nam x 100% Tổng số nhân lực

Tỷ lệ nhân lực nữ = Số nhân lực nữ x 100% Tổng số nhân lực

- Cơ cấu lao động theo khu vực: Phản ánh tỷ trọng của nguồn nhân lực theo khu vực (thành thị, nông thôn)

Tỷ lệ nhân lực thành thị = Số nhân lực thành thị x 100% Tổng số nhân lực

Tỷ lệ nhân lực nông thôn = Số nhân lực nông thôn x 100% Tổng số nhân lực

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

2.3.3.1. Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực

Phản ánh khả năng nhận thức của nguồn nhân lực ở các kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cao hay thấp được đánh giá bằng trình độ giáo dục các cấp của hệthống giáo dục hiện hành, gồm: Tỷ lệ nguồn nhân lực chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp

tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ nhập học, số năm đi học trung bình; được phản ánh bằng các số liệu quy mô, tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng (giảm)hàng năm, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm.

2.3.3.2. Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực, đánh giá sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thực hành về mộtnghề nghiệp nhất định. Các chỉ tiêu đánh giá gồm: số lượng, tỷ lệ, cơ cấu nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở các cấp trình độ, gồm sơ cấp nghề,trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạcsĩ và tiến sĩ.

2.3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá thể lực nguồn nhân lực

Theo Nguyễn Tiệp (2005), các chỉ tiêu cơ bản về y tế tác động đến thể lựcnguồn nhân lực gồm:

- Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1000 trẻ đẻ ra sống): là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trongnăm, phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Tiêu chí này phản ánh tổng quát thực trạng thể lực trẻ em dưới 5 tuổi, từ đó khuyến cáo, dự báo thể trạng vàthể lực phát triển nhân lực trong tương lai; phản ánh bằng tỷ lệ % số lượng trẻ emdưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thống y tế

- Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ - Số bác sĩ /10000 dân

- Số giường bệnh tính bình quân 1 vạn dân

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, phía bắc giáp huyện Kim Bình (Trung Quốc), phía nam giáp huyện Sa Pa, phía đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu). Thị trấn huyện lỵ cách thành phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc. Trong huyện có 2 cửa khẩu phụ Bản Vược và Y Tý, có 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc, gần khu Công nghiệp - Thương mại Kim Thành, là điểm đầu đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

3.1.1.2. Địa hình

Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m. Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, mỗi khu vực (vùng thấp gồm 5 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 15 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng.

* Vùng cao: Diện tích 80.763ha chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3096m, độ dốc trung bình từ 20 - 250 phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 250. Địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ

sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia.

* Vùng thấp: Diện tích 24.258ha chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

3.1.1.5. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên

a. Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972 và báo cáo khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý xây dựng năm 1996 cho thấy huyện Bát Xát có 8 nhóm đất chính như sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm đất đai tại huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai

STT Loại đất Đặc điểm Phân bố

1 Đất mùn thô

Trên núi cao 25,39 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu được phân bố ở các đỉnh núi cao trên 2800 m, đượchình thành trong điều kiện khí hậu quanh năm rét khô, phân bố không tập trung, có nhiều đá nổi xen kẽ

Trung Lèng Hồ,Sàng Ma

Sáo

2 Đất mùn Alít

Trên núi cao 1513,1 ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên,phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1800 - 2800m, tầng mùn dày thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ ẩm cao, ở những nơi quá trình rửa trôi mạnh,đá nổi xen kẽ nhiều hoặc vách đá dựng đứng rải rác. Thực vật chủ yếu cây họ thông, sồi, giẻ. Vùng đất tầng dày dưới 26cm

Hồng Ngài (Y Tý), Mào

Mù Sủi (Sàng Ma

STT Loại đất Đặc điểm Phân bố

thường có màu xám đen, từ 26 -73cm có màu xám vàng, từ 73 - 120cm có màu vàng đỏ.

3 Đất mùn vàng đỏ

Trên núi cao 34956,66 ha chiếm 33,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900 -1800m, loại đất này được hình thành tại chỗ, quá trình phong hoá chất khoáng mạnh nhưng không triệt để, tỷ lệ đá lẫn trong đất cao, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

Thuộc các xã: A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường 4 Đất đỏ vàng 64787,94 ha chiếm 61,01% diện tích tự nhiên Phân bố ở độ cao dưới 900m 5 Đất thung lũng dốc tụ

Diện tích 974,44 ha chiếm 0,92%. Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc. Đất (DI) có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua Phân bố rải rác trên địa bàn huyện. 6 Đất lầy thụt và than bùn

Diện tích 12,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới nhẹ độ pH cao

Phân bố ở các xã vùng

thấp.

7 Đất phù sa

Diện tích 524,54 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên toàn huyện,nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng và phù sa các suối khác.

8 Núi đá

Diện tích 3394,55 ha chiếm 3,2 tổng diện tích tự nhiên

Phân bố chủ yếu ở các dãy

núi cao phía bắc huyện.

(Nguồn: UBND huyện Bát Xát, 2020)

Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và đang được đầu tư khai thác như: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng trên 50 triệu tấn, mỏ sắt Bản Vược, A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi. Ngoài ra còn có một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)