Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về pháttriển nguồn nhânlực

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển nguồn nhânlực

1.1.5.1. Các yếu tố bên ngồi

a. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của

nguồn nhân lực, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ văn minh của một quốc gia.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng nâng cao mức sống, sức khoẻ, thể lực, trí lực, tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chun mơn, nghề nghiệp… của người lao động. Kinh tế tăng trưởng ở trình độ cao, đời sống nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có nhiều điều kiệnthuận lợi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế phát triển có điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo phát triển; khi giáo dục và đào tạo phát triển tạo ra nhiều nguồn nhân lực có chất lượng lại tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

GDP bình quân đầu người là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong so sánh giữa các nước thấy, nhóm nước có GDP bình qn đầu người cao thì thường có các chỉ số về chất lượng nhân lực cao và cao hơn nhiều những nước có GDP bình quân đầu người thấp. nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để tăng trưởng kinh tế và có tính độc lập, tác động trở lại để đạt được trình độ phát triển cao. Các nước Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia… cho thấy nhờ chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thì ở đó nguồn nhân lực có chất lượng cao, kể cả trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi thọ

1.1.5.2. Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Uỷ ban giáo dục của UNESCO khẳng định "Giáo dục là của cải nội sinh". Kết quả của giáo dục là nội lực của con người ấy và khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội. Ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển xã hội. Trí tuệ và năng lực sáng tạo là yếu tố chủ yếu của chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục - đào tạo có vai trị tr ực tiếp, quyết định trong việc nâng cao chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho tái sản xuất con người.

Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia tác động mạnh mẽ và là động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia càng cao, đẳng cấp quốc tế thì nguồn nhân lực được đào tạo sẽ có chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Thực tế các nước công nghiệp phát triển rất quan tâm đến công tác giáo dục; Ngược lại, họ rất chú trọng và đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục nước nhà, giải phóng, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán bộ khoa học.

1.1.5.3. Hệ thống các chính sách vĩ mơ của Nhà nước

Chính sách vĩ mơ của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là các chính sách kinh tế - xã hội:

Một là, chính sách giáo dục và đào tạo

Chính sách phát triển giáo dục cơ bản tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của phát triển nguồn nhân lực. Việc đánh giá phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, trước hết là phải dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thơng (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp lớp…).

Chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực bao gồm chính sách về quy mơ đào tạo, cơ cấu đào tạo và chính sách tài chính trong phát triển nguồn nhân lực (gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, địa chỉ và trong sản xuất..). Đây là hệ thống chính sách mang tính chiến lược dài hạn có tác động lớn trên tầm vĩ mơ đến chất lượng, trình độ nguồn nhân lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hai là, chính sách phân bổ, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực

Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp đến q trình quản lý nguồn nhân lực, nếu chính sách và phương pháp hợp lý, khách quan, chính xác thì

việc phân bổ và sử dụng sẽ có hiệu quả cao. Nguồn nhân lực sẽ phát huy được thế mạnh của mình ở những vị trí phù hợp với trình độ chun mơn nghề nghiệp của họ. Việc bố trí, phân cơng cơng việc hợp lý d ựa trên cơ sở năng lực và phân tích cơng việc sẽ có tác động lực phấn đấu, cống hiến và vươn lên trong quá trình làm việc. Khi cơ hội thăng tiến rộng mở đối với cả đội ngũ thì đội ngũ sẽ có động lực để sáng tạo và bứt phá nhằm khẳng định khả năng của mình trong cơng việc được giao.

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một mặt, vấn đề là phải thu hút và trọng dụng được nhân tài mới là động cơ và mục đích. Phải có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài phù hợp.

Ba là, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu… là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội. Chính vì vậy, chính sách tiền lương là một động lực rất lớn tác động tới ý thức và trách nghiệm của đội ngũ lao động. Nếu tiền lương và thu nhập hợp lý với năng lực của người lao động thì người lao động sẽ gắn bó và cống hiến tối đa khả năng của họ với công việc.

Bốn là, chính sách đãi ngộ khác

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Nhà nước cần phải chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, cơng bằng, tương xứng với mức độ cống hiến của họ.

Có thể nói, ngồi tiền lương ra, những đãi ngộ cũng có tác động lớn đến sự gắn bó và cống hiến tài năng của nguồn nhân lực cho công việc; để đảm bảo ở mức tốt nhất và tinh thần của đội ngũ này so với mức sống chung của xã hội. Đây là một nhân tố quan trọng để thu hút nhân tài ở tất cả các quốc gia.

Tóm lại, các chính sách này đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trìnhhình thành và phát triển nguồn nhân lực. Suy cho cùng, khi chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì nó thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực; Ngược lại, nếu khơng phù hợp sẽ kìm hãm hoặc lãng phí nguồn nhân lực và rất khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực.

1.1.5.4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực của địa phương

Vai trị điều tiết của chính phủ đối với quan hệ cung- cầu sức lao động cũng rất quan trọng. Dựa trên các chính sách vĩ mô của Nhà nước, địa phương vận dụng vào các chính sách phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Ngồi ra, chính phủ cịn quy định các tiêu chuẩn lao động, các chuẩn mực quan hệ lao động mà bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ trong quá trình mua bán, sử dụng sức lao động. Khi các chính sách này phù hợp thì nó hỗ trợ và thúc đẩy phát triển NNL, ngược lại sẽ kìm hãm hoặc làm lãng phí NNL và rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng NNL. Các chính sách quản lý và sử dụng NNL là các yếu tố để kích thích sản xuất và tạo ra các động cơ mới cho người lao động. Thơng thường các chính sách đó được lồng ghép vào các chính sách xã hội như: chính sách việc làm, chính sách tiền lương, các chính sách có liên quan đến phúc lợi xã hội. Các chính sách trực tiếp tác động đến sự phát triển của NNL như: chính sách phát triển giáo dục cơ bản- tạo nền móng ban đầu cho phát triển NNL; chính sách 61 đào tạo NNL- có tính chiến lược dài hạn tác động đến chất lượng, trình độ của NNL; chính sách thu hút và sử dụng NNL- tác động đến quá trình quản lý NNL.

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)