PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.3.1. Ket quả
Qua việc sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài hoạt động và quản trị rủi ro ta thấy được:
Thứ nhất, hệ số CAR cao hơn yêu cầu của NHNN. Vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng trong giai đoạn vừa qua nhằm mở rộng quy mô cũng như chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.
Thứ hai, tổng tài sản của LienVietPostBank không ngừng gia tăng qua các năm 2015 - 2017. Tài sản sinh lời luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cầu tổng tài sản, thể hiện khả năng mở rộng quy mô và sử dụng nguồn vốn một cách tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Trong cơ cấu nợ xấu đã có xu hướng giảm dần. Có thể thấy Ngân hàng đã có những dấu hiệu tích cực trong công tác quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Thứ ba, các chỉ số ROA, ROE, NIM có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững trong nền kinh tế nhiều biến động. Cho thấy khả năng quản lý tốt tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng.
Thu nhập từ lãi luôn là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng cao hơn 80% và tăng trưởng đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra các khoản thu từ cho vay, tiền gửi các TCTD, lãi từ hoat động dịch vụ cũng đem lại cho ngân hàng thu nhập đáng kể trong những năm qua.
Như vậy việc ứng dụng mô hình CAMELS để phân tích và quản trị rủi ro, Ngân hàng thấy được điểm mạnh và yếu xuất phát từ nhiều phía. Đặc biệt thông qua một số các chỉ tiêu tài chính đã phân tích có thể đánh giá một cách công bằng tình hình hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu độc tôn của LienVietPostBank là hướng đến sự ổn định, đảm bảo sự lành mạnh, tối thiểu hóa rủi ro chi ngân hàng; hơn là việc tăng trường nhanh là lợi nhuận cao. Chính vì thế, mô hình CAMELS đã giúp
82
chỉ ra cho Ngân hàng nhìn thấy, một hệ thống quản trị rủi ro có cơ cấu chặt chẽ, các quy trình phát hiện và xử lý rủi ro liên tục đổi mới với nhiều sáng tạo và đem lại hiệu quả cao. Đồng thời qua đó ngân hàng đã có sự thận trọng hơn trong việc ra quyết định tín dụng của mình. LienVietPostBank đã, đang và sẽ thực hiện điều hành tăng truởng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, dòng vốn tín dụng sẽ đuợc huớng vào các lĩnh vực uu tiên.
2.3.2. Hạn chế
Qua việc sử dụng mô hình CAMELS để phân tích hoạt động kinh doanh có thể thấy đuợc một số kết quả tích cực nhung cũng có những hạn chế khi sử dụng mô hình nhu:
Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh chua đuợc chi tiết chặt chẽ, vẫn c òn phân tích sơ sài, chủ yếu thông qua mô tả số liệu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh; Sự liên kết giữa các chỉ tiêu có phần lỏng lẻo, số luợng các chỉ tiêu phân tích chua mang tính quy mô lớn.
Khi phân tích các chỉ tiêu, các chỉ tiêu đang ở trạng thái tĩnh nghĩa là số liệu đuợc thu thập so sánh từ kỳ này so với cùng kỳ năm ngoái nên chua bộc lộ rõ xu thế biến động theo giai đoạn.
Các kết quả tính toán từ các phân tích tuy chính xác về mặt con số nhung để đua ra đuợc những nhận định về mặt tài chính thì chua bao quát đủ. Đôi khi đua ra những kết luận còn sai sót.
Có sự không kịp thời trong việc cung cấp thông tin cho Ban quản trị. Độ trễ về thời gian trong việc cung cấp các thông tin làm báo cáo khiến cho Ban quản trị không nắm bắt đuợc kịp những diễn biến tài chính của Ngân hàng để có những quyết định đúng đắn phù hợp.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân là do ngân hàng áp dụng mô hình CAMELS vào chua đuợc đồng bộ.
Quan điểm của Ban lãnh đạo
83
nên các hoạt động kinh doanh và công tác phân tích tài chính luôn được kiểm soát
chặt chẽ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động
nên công tác phân tích tài chính của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Ban
lãnh đạo ngân hàng chỉ yêu cầu tiếp nhận báo cáo theo tháng, theo quý mà chưa có
yêu cầu về tính kịp thời và liên tục cũng như những ý kiến phản hồi về nội dung báo
cáo tài chính. Có thể đây là một trong những nhân tố có tính ảnh hưởng đến việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng.
Bộ phận phân tích tài chính chưa chuyên biệt
Phòng Kế toán Hội sở của LienVietPostBank vẫn là bộ phận chủ lực trong việc thu thập và phân tích các báo cáo của Ngân hàng. Tại đây, kế toán trưởng sẽ là người trực tiếp chỉ đạo các công tác tài chính trên toàn hệ thống ngân hàng. Nguời am hiểu nhất
về tình hình tài chính của ngân hàng tại mọi thời điểm có lẽ là kế toán trưởng. Vì thế, hiện nay công việc phân tích tài chính chủ yếu là kế toán trưởng thực hiện. Do chưa nhận
được sự quan tâm đúng mực của Ban lãnh đạo nên việc thì quá nhiều mà nhân sự cho bộ phận phân tích lại chưa được đầy đủ. Mặt khác, công việc phân tích tài chính đòi hỏi cần có trình độ, năng lực và kinh nghiệm về tài chính, tuy nhiên, đội ngũ nhân sự trong phòng kế toán lại tương đối trẻ, còn thiếu những kinh nghiệm nên việc đảm nhiệm công việc có phần còn thiếu sót. Như vậy, về cơ bản đội ngũ làm việc phân tích đều là những cán bộ có trình độ về phân tích, nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại.
Quy trình phân tích và các hướng dẫn phân tích tài chính chưa được đồng bộ, rõ ràng
Do bộ phận phân tích tài chính chưa được hoàn thiện hay nói cách khác là chưa được hình thành là một bộ phận chuyên biệt nên các quy trình hướng dẫn về phân tích chưa được đồng bộ. Mọi việc phân tích tuy đã được ban hành những hướng dẫn nhưng chưa đạt về mặt toàn diện trên toàn hệ thống. Điều này khiến cho việc phân tích tài chính
bị hạn chế đi phần nào với vai trò là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, việc sử dụng mô hình CAMELS trong hoạt động các ngân hàng là chưa theo thông lệ Quốc tế. Ngân hàng mới chỉ dừng ở mức thống kê chưa đi sâu
84
vào phân tích tình hình tài chính. Việc vận dụng vào thực tế vẫn còn dè dặt, chưa được sử dụng toàn bộ trong hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, về phía Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính cũng chưa có một quy định chung trong việc sử dụng mô hình nào trong phân tích tài chính. Các hướng dẫn mới chỉ mang tính chất cơ bản chưa đi sâu vào chi tiết cụ thể và thiếu sự nhất quán trong hướng dẫn phân tích các chỉ tiêu phân tích để các ngân hàng thương mại thực hiện một cách đồng bộ hơn.
Thứ ba, việc thu thập các chỉ tiêu trung bình ngành còn diễn ra lẻ tẻ, đôi khi c òn chưa thu thập được.
Tóm lại, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong công tác phân tích tài chính. Nhà quản trị vẫn chưa nắm bắt được kịp thời đúng đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu để điều hành ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng vẫn c òn đang phân vân, chưa có lựa chọn chính xác được mô hình phân tích phù hợp với hoạt động của mình. Việc sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích đã diễn ra tương thích với hoạt động của ngân hàng nhưng các điều kiện cần để vận dụng mô hình vẫn c n chưa đáp ứng. Vì thế, Ngân hàng cần phải có một sự chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện để việc vận dụng mô hình này diễn ra và đạt được kết quả tốt nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở khái quát chung về tổ chức hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, tác giả đã tập trung phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong giai đoạn 2015-2017, qua đó phân tích các yếu tố rủi ro thông qua các yếu tố của mô hình CAMELS.
Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt phân tích hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro và ứng dụng mô hình CAMELS tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt; những mặt không đạt được trong việc ứng dụng mô hình CAMELS để có những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả phân tích và quản trị rủi ro tại ngân hàng.
85
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT