C Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 64)

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS

2.2.1. C Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Đối với nhân hàng, vốn tự có nhu một tấm đệm phòng ngừa rủi ro. Tại Việt Nam, sự tăng truởng vốn của ngân hàng luôn đuợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến luợng, kế hoạch thực hiện. Vốn tự có có vài

48

trò quan trọng: bảo đảm an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tu kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển hoạt

động, mở rộng đối tuợng khách hàng. Chữ C trong mô hình CAMELS, chủ yếu đánh giá mức độ đủ vốn, chất luợng vốn của NHTM so với mức độ rủi ro trong hoạt động mà NHTM đang chấp nhận. Chúng ta sử dụng các chỉ số sau đây để đánh giá:

Bảng 2.3. Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank

Nội dung Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hệ số đòn bảy tài chính

Vốn tự có 14.060 14.792 15.843

Tài sản Có rủi ro 104.049 127.751 150.147

Tỷ lệ an toàn vốn CAR (%) 13,51 11,58 10,55

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank 2015-2017)

Ta thấy vốn điều lệ của LienVietPostBank qua 3 năm có xu huớng ổn định ở mức 6.460 tỷ đồng. Điều này giúp Ngân hàng luôn duy trì mức vốn điều lệ đảm bảo theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về mức vốn pháp định và đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng có xu huớng tăng lên qua 3 năm. Năm 2016 đạt

8.332 tỷ đồng tăng 9,62% so với năm 2015. Đến năm 2017 đã tăng 9.383 tỷ đồng tuơng

đuơng 12,6% so với năm 2016. Nhu vậy, vốn chủ sở hữu có xu huớng gia tăng trong khi

vốn điều lệ cũng nhu thặng du vốn cổ phần không đổi, nguyên nhân của sự gia tăng chính là việc trích quỹ và lợi nhuận chua phân phối của LienVietPostBank tăng lên. Cụ

thể lợi nhuận chua phân phối năm 2015 đạt 363 tỷ đồng và tăng lên 941 tỷ đồng vào năm

2016, tuơng đuơng gần 160% so với năm 2015. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động

kinh doanh của LienVietPostBank khá tốt trong năm vừa qua. 49

2.2.1.1. Phân tích tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Bảng 2.4. Tỷ lệ an toàn vốn của LienVietPostBank

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank 2015-2017)

Theo thông tư số 13/2010-NHNN, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó tập trung về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ dư nợ trên tổng huy động. Nhằm đảm bảo một nguồn vốn chất lượng tốt hơn để chống đỡ lại các cú sốc tài chính trong tương lai, đồng thời nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, các TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Các ngân hàng có thể tăng tỷ lệ CAR bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc cắt giảm các tài sản có tính rủi ro cao.

LienVietPostBank luôn chú trọng duy trì hệ số CAR cao hơn chuẩn mực quy định của NHNN. Trong 3 năm, hệ số CAR luôn cao hơn 10%. Đây là dấu hiệu tốt cho sự đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ và đối mặt với các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chứng tỏ tình hình tài chính lành mạnh, giúp nâng cao uy tín của NH đối với các nhà đầu tư. Năm 2015, hệ số CAR của LienVietPostBank là 13,51%. Tuy nhiên đến năm 2016 hệ số này giảm c òn 11,58% và đến năm 2017 là 10,55%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tốc độ tăng của vốn tự có thấp hơn tốc độ tăng của Tài sản có rủi ro qua các năm. Mặc dù hệ số CAR qua 3 năm đều lớn hơn chuẩn của NHNN nhưng ngân hàng cũng cần chú trọng tỷ lệ này.

2.2.1.2. Phân tích hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ là tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, nhằm đo lường đòn bẩy tài chính của tổ chức nhận tiền gửi. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hệ số đòn bảy tài chính

2015 107.587 7.601 1415

2016 141.865 8.332 17,03

20V 163.434 9.383 17,42

50

mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

Biểu đồ 2.1. Hệ số tự tài trợ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank 2015-2017)

Ta thấy hệ số tự tài trợ của LienVietPostBank qua 3 năm có sự biến động theo xu hướng giảm dần tuy nhiên tới năm 2017 mức giảm không đáng kể so với năm 2016. Điều này phản ảnh quy mô vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank còn thấp so với quy mô tổng tài sản hiện tại của NH. Đây cũng là một trong những rủi ro của LienVietPostBank khi khả năng tự đảm bảo tài chính còn thấp, phải phụ thuộc nhiều vào nợ để tài trợ cho tài sản của NH. Chứng tỏ rằng trong thời gian tới LienVietPostBank cần đẩy mạnh tăng trưởng VCSH để gia tăng khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về tài chính của mình.

Nhìn chung, qua các năm tỷ lệ an toàn vốn CAR luôn cao hơn mức quy định 9% của NHNN khẳng định rằng LienVietPostBank đảm bảo nguồn vốn an toàn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, CAR và hệ số tự tài trợ c òn tương đối thấp. Do đó, để duy trì nguồn vốn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, LienVietPostBank cần có một lộ trình gia tăng nguồn vốn tự có để theo kịp với quy mô tăng trưởng của tài sản, giúp NH phát triển bền vững hơn trong tương lai.

2.2.1.3. Phân tích hệ số đòn bảy tài chính

Khác với các doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính của ngân hàng thường cao hơn rất nhiều, vì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động là chủ yếu để tài trợ cho hoạt động tín dụng bên tài sản, vốn chủ sở hữu của ngân hàng như tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đầy rủi ro này. Nếu nền kinh

51

tế bình thường đặc biệt là phát triển phồn thịnh thì đòn bẩy tài chính càng cao ( tức là hệ số nợ cao) thì sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng lớn, tức là một đồng vốn bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Bảng 2.5. Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Vốn điều lệ 6.46

0 0 6.46 0 6.46

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 17,1

9 4 53,1 0 68,4

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 34,9 8

106,2 8

136,80

Lợi nhuận không chia 262,7

0 797,0 8 1.026,0 8 Vốn cấp 1 6.774,8 7 5 7.416, 8 7.691,6

Hệ số tạo vốn nội bộ (ICG) 3,88% 10,75 %

13,34%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank 2015-2017)

Nhìn bảng số liệu cho thấy hệ số đòn bảy tài chính của LienVietPostBank qua 3 năm có sự biến động tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 14,15 lần; năm 2016 đạt 17,03 lần và năm 2017 đã tăng lên 17,42 lần. Nguyên nhân của sự gia tăng là do tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Cụ thể năm 2017 VCSH tăng 23,44% so với năm 2015 nhưng tổng tài sản của LienVietPostBank tăng lên tới 51,91%.

Đây cũng là một dấu hiệu tốt khi nền kinh tế Việt Nam đang trong thời gian ổn định và tăng trưởng khá tốt, hệ số đòn bảy tài chính giúp cho ngân hàng tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên hệ số tăng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng nếu không có những biện pháp quản trị rủi ro tốt để tận dụng được lợi thế của hệ số này. Việc huy động vốn để cho vay là một trong những hoạt động chính yếu của ngân hàng, tuy nhiên dưới áp lực trần lãi suất trần cũng như về khả năng thanh khoản của hệ thống, ngân hàng thường bị giới hạn bởi một mức cho vay cố định, từ đó làm căn cứ tính toán khả năng huy động đáp ứng nhu cầu cho vay của mình trên cơ sở đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Nếu việc huy động quá nhiều tuy nhiên đầu ra cho vay không thực sự tốt (những khoản lãi thu không đúng hạn do khách hàng trễ hẹn, nợ có nguy cơ mất vốn) thì việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng gửi tiền cũng sẽ dẫn đến một áp lực về chi phí đối với ngân hàng, đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến kiệt quệ tài chính và khi đó đổ v là không thể tránh khỏi.

52

2.2.1.4. Phân tích hệ số tạo vốn nội bộ

Vốn cấp 1 là nguồn vốn cơ bản nòng cốt của ngân hàng, là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng. Hệ số tạo vốn nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trong 100 đồng vốn cơ bản có bao nhiêu đồng từ lợi nhuận chưa chia. Hệ số này càng cao càng tốt, vì nó thể hiện lợi nhuận giữ lại để kinh doanh năm sau, từ đó cho thấy mức độ an toàn của nguồn vốn nhân hàng.

Bảng 2.6. Phân tích hệ số tạo vốn nội bộ của LienVietPostBank

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền mặt và vàng 48 T 0,45% 640 0,45% 89 3^ 0,55% Tiền gửi tại

NHNNVN 1.88 5 1,75% 12.220 8,61% 10.93 4 6,69% Tiền gửi và cho vay

các TCTD khác

5.42

3 5,04% 9.277 6,54% 2 12.35 7,56%

CK kinh doanh - 0,00% - 0,00% - 0,00%

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 34 0,03% 19 0,01% - 0,00% Cho vay khách hàng 55.47 0 51,56% 78.706 55,48% 3 99.39 60,81% Chứng khoán đầu tu 32.16 0 29,89% 33.246 23,44% 5 31.86 19,50% Góp vốn, đầu tu dài hạn 32 5^ 0,30% 325^ 0,23% 32 5^ 0,20% TSCĐ 1.17 2 1,09% 1.255 0,88% 1.45 6 0,89% TS Có khác 10.63 7 9,89% 6.177 4,35% 6.21 5 3,80% Tổng TS 107.587 100,00 % 141.865 100,00 % 163.433 100,00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank 2015-2017)

Qua bảng 2.6, cho thấy hệ số ICG tăng qua các năm từ 3,88% năm 2015 lên đến 13,34% năm 2017 (tăng gần 4 lần). Vốn cấp 1 có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của lãi suất huy động vốn thu hút khách hàng và giảm lãi suất cho vay. Do đó lợi nhuận không chia của các năm tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng của vốn cấp 1. Chính vì vậy, thể hiện ngân hàng đang chuẩn bị những chuẩn mực thuộc tiêu chuẩn quốc tế để kịp thời ứng phó với những biến động khó lường trước được trên thị trường tài chính.

Hệ số ICG được đánh giá là tốt nêu ở mức độ > 12%, ở đây đạt được mức 13,34% một con số tương đối cao, chứng tỏ lợi nhuân giữ lại để bổ sung vào vốn nội của LienVietPostBank tăng, từ đó làm tăng vốn cấp 1 đảm bảo sự an toàn vốn cho ngân hàng.

53

Nhìn một cách tổng quát thì quản lý vốn về Vốn tự có của LienVietPostBank là an toàn và hợp lý. Ngân hàng vẫn đang hoạt động ở mức an toàn tín dụng. Chính điều này đã làm cho LienVietPostBank mở rộng chi nhánh trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nuớc, phát triển bền vững trong thời gian tới. (Xếp hạng: 2/5)

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w