L Liquidity (Khả năng thanh khoản L)

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS

2.2.5. L Liquidity (Khả năng thanh khoản L)

Một ngân hàng hoạt động bình thuờng phải đảm bảo đuợc nhu cầu thanh toán trong hiện tại và tuơng lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Nếu không đảm bảo đuợc nhu cầu thanh toán thì nguy cơ gặp phải rủi ro thanh khoản là rất cao,

75

ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản dẫn đến tình trạng khó khăn. Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất luợng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.22. Chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản của LienVietPostBank

Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Dư nợ cho vay 56.165 78.706 99.392

Tổng tài sản 107.587 141.865 163.433

Tiền gửi thanh toán 5.423 9.277 10.939

Tổng tiền gửi 60.927 88.002 111.744

Dư nợ/Tổng tiền gửi 92,18% 89,44% 84,41%

Chỉ số cấu trúc tiền gửi 89% 10,54% 9,8%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank qua các năm 2015 - 2017)

Chỉ số trạng thái ngân quỹ tăng vọt từ 2,2% năm 2015 lên mức 9% năm 2016 và năm 2017 lại giảm còn 7%. Đây là chỉ số đánh giá tỉ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này giảm đi thể hiện tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác giảm mạnh, điều này cho thấy rủi ro thanh khoản xảy ra thì ngân hàng vẫn có thể xử lý nhanh chóng đuợc trong thời gian ngắn vì những tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng đang nắm giữ, NH có thể sử dụng để chi trả cho khách hàng.

Hệ số đảm bảo tiền gửi có xu huớng tăng có nghĩa là khả năng thanh toán của ngân hàng truớc nhu cầu tiền gửi của khách hàng tăng. Nguyên nhân là do tiền gửi khách hàng và các tổ chức ngày một tăng trong khi các tài sản dùng để đảm bảo thanh toán khi rủi ro xảy ra tăng chậm hơn. Tuy nhiên với giá trị hiện nay thì ngân hàng vẫn đủ khả năng thanh toán cho khách hàng.

Để đánh giá năng lực cho vay của ngân hàng ta đi tìm chỉ tiêu tỷ trọng du nợ trên tổng số tiền gửi. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn để cho vay, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu này đang giảm dần từ 92,11% năm 2015 xuống cong 84,41% năm

76

2017. Thể hiện việc hạn chế cho vay đối với những ngành nghề rủi ro cao, tăng cường hiệu quả công tác thu nợ đãn làm giảm dư nợ của các khoản vay, đồng thời tăng cường hoạt động huy động vốn đã giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 2.23. Chỉ số đánh giá rủi ro khả năng thanh khoản của LienVietPostBank

(Nguồn: Báo cáo tài chính của LienVietPostBank qua các năm 2015 - 2017)

Chỉ số cấu trúc tiền gửi: Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao. Chỉ số này có sự tăng giảm qua các năm. Từ 8,9% năm 2015 lên đến 10,54% năm 2016 rồi lại giảm xuống 9,8% năm 2017.

Nhìn chung mức độ thanh khoản của ngân hàng có sự tăng giảm nhưng đều ở trong mức an toàn và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều này cho thấy tình hình quản trị rủi ro thanh khoản được ngân hàng kiểm soát và hiệu quả tốt. (Xếp hạng 2/5).

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w