Để vận dụng mô hình CAMELS trong phân tích, các chỉ tiêu tài chính nói chung hay phân tích, quản trị rủi ro nói riêng đuợc tính toán trong mô hình này cũng nhu chuẩn mực đua ra cho từng chỉ tiêu tài chính phần lớn đều dựa trên những thông lệ quốc tế tốt nhất. Vì vậy, để có thể vận dụng mô hình này ở Việt Nam, các quy định về chế độ tài chính kế toán của các NHTM do các cơ quan quản lý nhu Ngân hàng nhà nuớc, Bộ tài chính,... phải đi theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Để tạo điều kiện thuận lợi về môi truờng hoạt động kinh doanh cho các NHTM trong nuớc cũng nhu khuyến khích các ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất trong hoạt động ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nuớc cần phải ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống báo cáo tài chính, cách phân loại nợ và trích lập dự phòng, chế độ hạch toán kế toán tiến gần tới thông lệ quốc tế.
NHNN cần sớm triển khai dự án xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức tín dụng dựa trên việc chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS. Việc vận dụng thành công hệ thống xếp hạng tín nhiệm các TCTD theo mô hình CAMELS là cơ sở để các NHTM áp dụng thống nhất các chỉ tiêu tài chính và cách tính toán các chỉ tiêu. Trên cơ sở các báo cáo chính thức của các ngân hàng gửi lên, cuối mỗi năm, NHNN tập hợp, xây dựng kho dữ liệu chung và bán cho các NHTM dữ liệu ngành để từ đó làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích, so
105
sánh với các với các ngân hàng đồng hạng, từ đó đưa ra được các nhận định chuẩn xác hơn về vị thế tài chính của mình.
Bên cạnh đó, NHNN cần ban hành quy định về đánh giá hiệu quả tài chính của các TCTD theo mô hình CAMELS trong đó quy định thống nhất về hệ thống chỉ tiêu tính toán, phương pháp tính toán sao cho vừa khoa học vừa phù hợp với các điều kiện hiện tại của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cuối mỗi năm, NHNN sẽ công bố các thông số tài chính bình quân toàn ngành hoặc phân theo loại hình NHTM theo các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa làm cơ sở cho các NHTM so sánh, phân tích và đánh giá
Cùng với NHNN, Bộ tài chính cũng cần ban hành các thông tư hướng dẫn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD trên cơ sở vận dụng mô hình CAMELS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích tình hình tài chính ngân hàng một cách chi tiết và toàn diện, các nhà phân tích phải phân tích tài chính của ngân hàng thương mại cả các nhân tố định tính và định lượng. Từ đó rút ra được những đánh giá khách quan về tình hình hoạt động, vị thế và năng lực của ngân hàng mình. CAMELS cũng được xem như là một công cụ quản trị và phòng ngừa rủi ro tích cực đối với các NHTM. Đối với hệ thống ngân hàng hiện nay, mô hình CAMELS không phải là một khái niệm xa lạ nhưng việc xây dựng một hệ thống theo chỉ tiêu CAMELS và sử dụng nó như một công cụ phân tích tài chính cũng như giám sát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thì vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Tác giả đã bám sát vào những tồn tại, hạn chế đã được phân tích tại chương 2 và đề ra những nhóm giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể như sau:
- Chuẩn bị các điều kiện để ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro
- Các giải pháp tăng tính hiệu quả của các chỉ tiêu phân tích trong mô hình CAMELS
106
KẾT LUẬN
Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam đang trọng giai đoạn mở cửa hội nhập, dẫn đến việc tự do hóa thuơng mại, đầu tu và tài chính cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, ngành tài chính ngân hàng phát triển đáng kể, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế, xã hội nuớc nhà. Tuy nhiên, đặc thù của hoạt động ngân hàng là vì lợi nhuận, mà lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Vì thế, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là một vấn đề đuợc chú trọng.
Mô hình CAMELS đã đuợc áp dụng rộng rãi ở các nuớc trên thế giới và đuợc coi nhu một chuẩn mực trong phân tích, đánh giá tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc vận dụng nó sao cho phù hợp với điều kiện các ngân hàng ở Việt Nam về các chỉ tiêu tính toán, các mức chuẩn thì vẫn đang tiếp tục đuợc nghiên cứu. Trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 đã đuợc Chính phủ phê duyệt, một trong những nhóm giải pháp lớn là tăng cuờng năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam trong đó có đề cập tới việc “Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phuơng pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS”. Đây sẽ là cơ sở để các NHTM Việt Nam có sự tiếp cận tới mô hình CAMELS một cách đầy đủ và chính thống.
Với mục tiêu là phân tích và quản trị rủi ro theo các tiêu chí của mô hình CAMELS, đề tài đã áp dụng cụ thể đối với Ngân hàng TMCP Buu điện Liên Việt trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Luận văn đã hoàn thành một số mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro tại ngân hàng thuơng mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Buu điện Liên Việt theo mô hình CAMELS.
107
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Buu điện Liên Việt.
Việc vận dụng mô hình này trong phân tích mặc dù rất phổ biến trên thế giới nhung còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng Việt Nam, do đó Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót và cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:
1. Nguyễn Thu Dung (2007), Ứng dụng mô hình Camels trong phân tích Tài chính tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,
NXB Phương Đông, Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Tâm Đan (2013), Ứng dụng mô hình Camels vào phân tích hoạt
động và rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB, Luận
văn tốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, Thành phố Huế, tr 9-14.
4. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Phan Thị Thu Hà, Lê Thanh Tâm, Hoàng Đức Mạnh (2016), Bài giảng Quản trị
rủi ro, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Tô Ngọc Hưng (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện ngân hàng, Hà Nội, tr.20-24.
8. Trương Trần Hữu Lộc (2014), Ứng dụng mô hình Camels trong phân tích tài chính
tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Cần Thơ, Luận
văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ.
9. Lê Thị Nga (2012), Quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB
Cầu Giấy, Luận văn Thạc sỹ Tài chính và ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr 16-18-20-21-22.
10. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (2015, 2016, 2017), Báo cáo tài chính Ngân hàng Liên Việt, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHHH quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
khách hàng, Hà Nội.
12. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 về Việc mua, bán và sử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
109
Việt Nam, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHHH ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và sử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam , Hà Nội.
16. Trần Quí Sáng (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Bưu điện Liên Việt, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội,
tr.6.
17. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Tiến (2010), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 19. Phan Dạ Thảo (2015), Ứng dụng mô hình Camels trong đánh giá hoạt động
kinh doanh và rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng” luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học kinh tế Huế.
20. Hồ Thị Như Thủy (2013), Ứng dụng mô hình Camels trong phân tích hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn tốt nghiệp đại
học, Trường Đại học kinh tế Huế.
21. Lê Văn Tú (2014), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 22. Đoàn Thị Hồng Vân (2013), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài:
23. Uyen Dang (2011), The CAMEL rating system in banking supervision, a case Study, Arcada University of Applied Sciences.
24. UNIFORM FINANCIAL INSTITUTIONS RATING SYSTEM, xem ngày: 17/03/2013, http://www.fdic.gov/regulations/laws/rules/5000-900.html.