Các giải pháp tăng tính hiệu quả củacác chỉ tiêu phân tích trong mô hình

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 119)

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH

3.2.2. Các giải pháp tăng tính hiệu quả củacác chỉ tiêu phân tích trong mô hình

hình CAMELS

3.2.2.1. Giải pháp với chỉ tiêu C - Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Theo kết quả nghiên cứu ở chuơng 1 cho thấy vốn chủ sở hữu đối với NHTM có vai trò quan rất quan trọng, góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài

98

chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế. Trong chuông 2, kết quả phân tích cho thấy năng lực tài chính của LienVietPostBank mặc dù có cải thiện nhiều trong những năm qua, nhung vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng nhóm đầu trong nuớc và rất thấp so với các NHTM trong khu vực. Theo quy định của luật các TCTD của nuớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tu vào tài sản cố định của mình vuợt mức 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung của NHTM đó và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM nhu: mở chi nhánh, cấp tín dụng, bảo lãnh... Vì vậy, tăng vốn là việc mà LienVietPostBank phải làm để chuẩn bị cho buớc phát triển bền vững trong tuông lai. Một số biện pháp tăng vốn trong thời gian tới của LienVietPostBank cần thực hiện là:

Thứ nhất, tăng vốn từ nguồn nội bộ mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là

nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có uu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị truờng vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng truởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, nguợc lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm lợi tức của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị truờng của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tuông ứng với tốc độ tăng truởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.

Thứ hai, tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu. Biện pháp này có thể làm

tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tuông lai nhung chi phí phát hành cao hôn các phuong thức khác và làm loãng quyền sở hữu.

Thứ ba, tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn. Đây là biện pháp hiệu quả

để tăng cuờng năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu truớc mắt, nhung về bản chất đây là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, c n về lâu dài là một gánh nặng nợ

99

nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ tư, tăng vốn bằng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thuờng vào một thời điểm đuợc xác định trong tuơng lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là đuợc trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống nhu trái phiếu, nhung mặt khác có thể chuyển thành cổ phiếu thuờng của ngân hàng. Đây chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế nhu: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh đuợc tình trạng tăng số luợng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị truờng; thu nhập trên mỗi cổ phần truớc đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhung khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài, điều này đồng nghĩa với việc có mức lãi suất cao hơn. Mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do đó ngân hàng có thể đua ra mức lãi suất phù hợp khi phát hành loại trái phiếu này. Đối với nhà đầu tu, khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tu sẽ có đuợc lọi thế là sự đầu tu an toàn của thị truờng, thu nhập cố định và sự gia tăng giá trị tiềm ẩn của thị truờng vốn. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi nhu vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng nhu khi trái phiếu đuợc chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị pha loãng do tăng số cổ phiếu luu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. Một điểm quan trọng cần luu ý khi thực hiện giải pháp này là cần lựa chọn thời điểm thích hợp để phát hành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng. Trong giai đoạn khủng hoảng, thị truờng chứng khoán còn ảm đạm thì việc phát hành theo phuơng thức này cần thực hiện khi nền kinh tế khởi sắc hơn.

Thứ năm, tăng vốn điều lệ thông qua việc gọi vốn từ các cổ đông nuớc ngoài,

100

định chế tài chính nước ngoài sẽ góp vốn, giúp ngân hàng phát hiện và thực thi những thay đổi về quản trị, điều hành.

3.2.2.2 Giải pháp với chỉ tiêu A- Asset quality (Chất lượng tài sản Có)

Điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư, phân tích ngành theo các biến động của nền kinh tế vĩ mô. Giảm tỷ trọng dư nợ của các ngành rủi ro lớn như vận tải đường biển, sắt thép.

Tăng cường công tác cảnh báo rủi ro tín dụng và có chính sách tín dụng phù hợp với năng lực của từng đơn vị kinh doanh.

Xây dựng, củng cố và tăng cường năng lực cho nhân viên tín dụng. Yêu cầu nhân viên không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn có kỹ năng mềm tốt để nắm bắt được thông tin về khách hàng một cách chính xác, sàng lọc khách hàng tốt và loại bỏ đi những khách hàng yếu.

Công tác bộ phận thu hồi nợ xấu cũng rất quan trọng. Vì thế đòi hỏi nhân viên thẩm định tăng cường kiểm tra, giảm sát các món vay sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tư vấn giúp đỡ khách hàng khi gặp trở ngại trong kinh doanh. Qua đó góp phần nâng cao công tác thu hồi nợ cho ngân hàng.

3.2.2.3. Giảipháp với chỉ tiêu M — Management (Năng lực quản lý) Tăng cường hoàn thiện năng lực quản trị

- Hoàn thiện các quy chế, quy trình, biểu mẫu trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ để làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản trị điều hành.

- Xây dựng quy trình ra quyết định ở tất cả các cấp và phân cấp mạnh hơn cho các cấp quản trị trung gian để đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

Tăng cường hơn nữa vai trò của các kiểm tra viên, kiểm toán viên nội bộ để giám sát chặt việc tuân thủ các quy định trong

Rà soát, điều chỉnh và cơ cấu lại mạng lưới hoạt động

Thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chi nhánh bằng các biện pháp: thay đổi địa điểm, tăng cường huấn luyện, đào tạo và củng cố nhân sự, tăng cường hỗ trợ bằng các chính sách và các phương án ban hành từ Hội sở

101

triển các kênh thay thế với trọng tâm là kênh bán hàng, đội ngũ bán hàng trực tiếp,

bán hàng qua Call Center và E-banking, mang lại tiện lợi cho khách hàng trên các vùng miền toàn quốc.

Phát triển và nâng cao chất lượng nhân sự, tăng cường hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình tăng trưởng của hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

Đẩy mạnh công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao tập trung với đối tượng là các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng từ các ngân hàng khác thông qua các công ty tuyển dụng có uy tín và chính từ việc giới thiệu của các cán bộ nhân viên của ngân hàng.

- Các chương trình đạo tạo phải liên tục được cải tiến, cập nhật để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Ngoài ra, phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nước để cùng nhau xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.

- Tăng cường tính bảo mật, phù hợp với các thiết bị hiện đại mới của khách hàng.

Đầu tư và lắp đặt thiết bị với các doanh nghiệp lớn để tiến hành giao dịch trực tuyến với NH cũng như sẵn sàng đến tận nhà, cơ quan của KH để cung cấp dịch vụ theo yêu cầu

3.2.2.4. Giải pháp với chỉ tiêu E — Earning (Khả năng sinh lời) * Các giải pháp tăng thu nhập

- Tăng cường thực hiện các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ như: cho vay với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; giới thiệu, tiếp thị bằng nhiều cách các dịch vụ chưa được sử dụng nhiều như: dịch vụ ngân hàng điện tử gồm SMS Banking, Internet Banking, Email sổ phụ và các sản phẩm thẻ như: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế.

- Tăng cường những biện pháp thu hút khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ví dụ như hỗ trợ cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi để tạo quan hệ với các khách hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.

102

lượng các hoạt động phi tín dụng; tăng cường đào tạo kiến thức, kỹ năng về các nghiệp

vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kinh doanh ngoại tệ nhằm nâng cao sự chuyên

nghiệp và thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên trong các hoạt động phi tín dụng. - Đẩy mạnh đầu tư để trang bị và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ.

* Các giải pháp kiểm soát chi phí

- Đảm bảo phát triển với chi phí có tốc độ tăng luôn thấp hơn thu nhập, ưu tiên chi phí phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, tiết kiệm tối đa các chi phí gián tiếp và xây dựng kế hoạch các chi phí điều hành hợp lý, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra báo cáo chi phí để phát hiện các chi phí chưa hợp lý và điều chỉnh cũng như thường cập nhật biến động giá cả để điều chỉnh kế hoạch chi phí phù hợp.

- Đặc biệt xem xét các chi phí hoạt động dịch vụ, thực hiện các biện pháp cân đối lại chi phí hoạt động dịch vụ và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

- Đối với các chi phí hoạt động cần ước tính và lập định mức tối đa trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.

- Chi phí cho các khoản mua sắm tài sản phải luôn được cân đối, điều tiết và đảm bảo hiệu quả trong từng thời kỳ.

- Tăng cường kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chi phí với mục đích sử dụng chi phí phải được phê duyện nhằm đảm bảo kỹ cương, tránh lãng phí.

- Tổ chức đánh giá, lựa chọn giữa phương án thuê hay mua tài sản nhằm giảm thiểu chi phí khấu hao, bảo trì, bảo dưỡng.

- Các Trưởng phòng cần thường xuyên theo dõi, lập báo cáo chi phí thực của ph ng để xem xét các khoản chi phí lãng phí, các khoản có thể tiết kiệm và chỉ đạo cán bộ, nhân viên tiết kiệm vật liệu văn ph ng, giấy tờ in và không sử dụng điện thoại công vào việc riêng.

3.2.2.5. Giải pháp với chỉ tiêu L - Liquidity (Khả năng thanh khoản)

Ban quản lý rủi ro của LienVietBostBank tùy theo phân cấp cần phải đưa ra định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng, hoàn thiện khung quản lý rủi ro thanh

103

khoản và giám sát rủi ro thanh khoản, đẩy mạnh công tác báo cáo thống kê, đảm bảo chính xác số liệu báo cáo.

Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa quản trị rủi ro tín dụng - quản trị rui ro thanh khoản trong quản trị tài sản Nợ - Có

Tuy tỷ lệ khả năng chi trả của LienVietBostBank luôn duy trì ở mức cao, nhưng ngân hàng cần thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành công thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng phải luôn được theo dõi và báo cáo kịp thời khi cần. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản tại các kênh phân phối, chấm dứt tình trạng bị phạt vi phạm quy đinh mức tồn quỹ tối thiểu hoặc bình quân.

Trong thời gian tới, khi có sự đầu tư góp vốn của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì LienVietBostBank cần tranh thủ tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản lý rủi ro về thanh khoản.

3.2.2.6. Giải pháp với chỉ tiêu S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường)

Luôn luôn tồn tại những rủi ro về lãi suất, vì vậy, ngân hàng cần thực hiện việc dự báo lãi suất. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như cung cầu về vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp, tỷ lệ lạm phát dự kiến, chính sách tiền tệ của NHTW trong từng thời kì. Tuy nhiên, các NHTM phải ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố áp dụng trong từng thời kì.

104

- Mua bảo hiểm rủi ro lãi suất: ngân hàng chuyển giao toàn bộ rủi ro lãi suất cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp nhu thực hiện hợp đồng kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi về lãi suất. Nguyên tắc của các hợp đồng này là sẽ tạo ra một khoản lãi để bù đắp một phần hay toàn bộ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra.

- Áp dụng các biện pháp cho vay thuơng mại (cho vay ngắn hạn): Khi lãi suất thị truờng thay đổi theo chiều huớng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.

- Áp dụng các chiến luợc chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất, dự đoán chiều huớng biến động trong tuơng lai của lãi suất để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate sensitive gap) và khe hở kỳ hạn (Duration Gap) cho hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w