M Management (Năng lực quản lý)

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 82)

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS

2.2.3. M Management (Năng lực quản lý)

Chỉ tiêu M phản ánh năng lực của hội đồng quản trị, lãnh đạo cấp cấp và quy trình xác định, đo luờng, giám sát và kiểm soát rủi ro. Đây đuợc cho là thành phần quan trọng ảnh huởng đến thành công của các ngân hàng. Chỉ tiêu này gồm 2 bộ chỉ

63

số đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của công tác quản trị trong hệ thống ngân hàng và hệ thống kiểm soát nội bộ.

2.2.3.1. Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ

LienVietPostBank xây dựng cơ chế quản lý rủi ro cấp chiến luợc. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng và quyết định về mức độ rủi ro mà LienVietPostBank có thể chấp nhận đuợc. Hệ thống tổ chức quản lý rủi ro đuợc bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch.

LienVietPostBank xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho từng thời kỳ, trong đó nêu ra định huớng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định huớng đầu tu vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt. Khối kiểm toán nội bộ độc lập với đơn vị kinh doanh kiểm tra hoạt động hàng ngày trong quy trình điều hành tác nghiệp của Ngân hàng Liên Việt.

Phòng kiểm toán định kỳ hàng năm tổ chức kiểm toán hoạt động tín dụng ít nhất 01 lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên nếu có rủi ro hoặc biến động đặc biệt ở đơn vị kinh doanh.

Phòng kiểm tra thuờng xuyên thực hiện nhiệm vụ giám sát từ xa thông qua mạng máy tính để phát hiện các giao dịch bất thuờng, kiểm tra các khoản giải ngân trong ngày, qua đó lập báo cáo về các chỉ tiêu cơ bản, các nghiệp vụ phát sinh. Tổng hợp và phân tích báo cáo kiểm toán thuờng xuyên hàng tháng của toàn hệ thống qua đó đua ra những đánh giá rủi ro đối với từng đơn vị, bộ phận cũng nhu toàn hệ thống làm cơ sở cho kế hoạch kiểm toán định kỳ.

Bộ máy kiểm soát đã nâng cao chất luợng cùng với việc tập trung hoàn thiện và phát triển Khối kiểm toán nội bộ để nâng cao chất luợng kiểm soát rủi ro các nghiệp vụ của Ngân hàng.

Việc kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank đuợc chú trọng, ngân hàng đang sử dụng kỹ thuật sau:

Né tránh rủi ro: Khi phát sinh hồ sơ mới có dấu hiệu của rủi ro, Ban giám đốc căn cứ trên hồ sơ thu thập, cũng nhu thông tin từ phía cán bộ tín dụng để quyết định phê duyệt cho vay hay không.

64

rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tu

tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhu nhiều khách hàng ở những địa bàn

khác nhau. Điều này vừa mở rộng đuợc phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng,

khuếch truơng thanh thế, vừa đạt đuợc mục đích phân tán rủi ro. Trong ba năm qua

LienVietPostBank đã:

- Đầu tu vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh đuợc sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng nhu tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nuớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.

- Đầu tu vào nhiều đối tuợng sản xuất kinh doanh (Cá nhân, doanh nghiệp tu nhân, Hộ gia đình, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH), nhiều loại hàng hóa khác nhau, không cho vay đối với những loại sản phẩm không thiết yếu.

Giảm thiểu tổn thất rủi ro:

Việc này đuợc cán bộ tín dụng thực hiện thông qua Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng trong khi cho vay. Có thể nhận thấy để hạn chế rủi ro tín dụng thì truớc hết, công tác thẩm định, đánh giá khách hàng truớc khi cho vay là rất quan trọng. Tuy nhiên nguy cơ rủi ro tín dụng cũng có thể xẩy ra sau khi cho vay nên cần phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng nhu chính cán bộ tín dụng trong quá trình vay.

Hiện tại, việc kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi cho vay tại LienVietPostBank đều đuợc cán bộ tín dụng thực hiện và công tác này thực hiện không thuờng xuyên. Công việc của cán bộ tín dụng là: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản; kiểm tra hạn mức tín dụng; đánh giá lại tài sản đảm, thuờng xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa. Việc làm này nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc đầu tu vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dễ dẫn đến việc họ không có khả năng trả nợ, có ý đinh chây lì. Có thể nói đây là một biện pháp quan trọng mà Ngân hàng sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra.

Mặc dù ngân hàng đã có ban kiểm soát, kiểm soát các hoạt động kinh doanh một cách minh bạch nhung thực tế có những rủi ro, tổn thất mà ngân hàng đã gặp

65

phải cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng nhìn chung còn bộc lộ nhiều yếu kém, hoạt động chua thật hiệu quả.

2.2.3.2. Quản trị rủi ro

Hiện LienVietPostBank đang xây dựng và ban hành quy trình xử lý nợ xấu, có quy định về sử dụng dự phòng. Khi đơn vị kinh doanh phát sinh nợ xấu thành lập tổ xử lý nợ xấu kết hợp với khối Quản trị rủi ro để thực hiện xử lý.

Cụ thể đuợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý nợ xấu

(Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng Bưu điện Việt Nam)

66

bất lợi làm suy giảm khả năng trả nợ tiền vay của khách hàng, Bộ phận QTRR tín dụng trực tiếp thông báo cho các đơn vị kinh doanh để đôn đốc và giám sát khách hàng. Họp bàn với chi nhánh thành lập tổ xử lý nợ bao gồm Giám đốc/PGĐ phụ trách kinh doanh chi nhánh. Trưởng/phó phòng tín dụng. Trưởng/phó phòng quản lý

tín dụng chi nhánh. nhân viên tín dụng và thành viên bộ phận QTRR tín dụng. Bộ phận QTRR tín dụng đưa ra nhận định, đánh giá và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các phương án xử lý nợ đồng thời giám sát tình hình thực hiện các phương án

đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và lập báo cáo tiến độ xử lý nợ xấu cho từng

đơn vị kinh doanh cho từng khách hàng.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt: Phân cấp phê duyệt xử lý nợ xấu hiện này gồm có Hội đồng quản trị (HĐQT), Hội đồng tín dụng và đối ngoại, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách khối Quản trị rủi ro. Đối với các khoản tín dụng thuộc cấp nào phê duyệt thì cấp phê duyệt đó đồng thời phê duyệt phương án xử lý nợ xấu, nợ quá hạn. Trường hợp xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua Uỷ ban tín dụng và đối ngoại và Uỷ ban chi phí.

Năng lực quản trị của LienVietPostBank thể hiện qua khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu trong các năm 2015 - 2017 luôn được duy trì dưới 3%. Định hướng chung của LienVietPostBank trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. LienVietPostBank chủ trương thực hiện thương lượng với khách hàng tìm ra các phương án có lợi cho ngân hàng và khách hàng nhất để thu hồi được nhanh chóng, ít tốn thời gian và chi phí. Đối với các khoản có thái độ thiếu hợp tác và chây ỳ thoái thác trách nhiệm trả nợ thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý (Phòng pháp chế có bộ phận hỗ trợ thủ tục tố tụng và pháp lý) để khởi kiện ra toà và thực hiện phát mại tài sản thông qua trung tâm đấu giá.

Tuy nhiên các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý dự phòng, thủ tục khởi kiện mới chỉ dừng lại ở các văn bản rời rạc chưa có quy chế, quy trình hướng dẫn cụ thể mà tập hợp ở nhiều văn bản khác nhau.

Chưa hình thành tổ xử lý nợ chuyên nghiệp mà thường được thành lập sau khi phát sinh nợ xấu kết hợp giữa khối Quản trị rủi ro và các đơn vị kinh doanh.

67

2.2.3.3. Quản trị nhân sự Chính sách nhân sự

LienVietPostBank đã chú trọng đến thu hút, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ chủ chốt để làm nguồn lực nòng cốt cho Ngân hàng. Đội ngũ quản lý thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Với quan điểm coi nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của Ngân hàng, nguyên tắc tuyển dụng của ngân hàng là lựa chọn những ứng viên tốt nhất vào vị trí phù hợp dựa trên phẩm chất, khả năng, thái độ, năng lực, kinh nghiệm của ứng viên mà không phân biệt tín ngưỡng, chủng tộc, tôn giáo hay giới tính.

Chính sách việc làm của LienVietPostBank tạo cơ hội công bằng và hợp lý cho tất cả mọi nhân viên của Ngân hàng tùy theo năng lực của mỗi người trên mọi phương diện: tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, xét lương, xét thưởng... Đến cuối 2017, toàn hệ thống LienVietPostBank có 168 cán bộ chủ chốt tại các điểm giao dịch, Hội sở. Hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng đều có trình độ sau đại học, được đánh giá là có tầm nhìn chiến lược, linh hoạt, năng động.

Chính sách lương thưởng

Với phương châm: “Sống bằng lương, giàu bằng thưởng”, chính sách lương - thưởng của LienVietBank được xây dựng mang tính cạnh tranh cao nhằm mục đích thu hút và khuyến khích người lao động gia nhập và cống hiến lâu dài cho sự phát triển của LienVietPostBank.

Tiền lương tại LienVietPostBank được trả theo nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, hiệu suất, chất lượng công việc của mỗi nhân viên và tinh thần, thái độ thực thi chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Ngoài tiền lương, khi làm việc tại LienVietPostBank, nhân viên c òn được hưởng rất nhiều chế độ phụ cấp khác nhau tùy theo đặc thù của từng vị trí công việc như: Phụ cấp thu hút, Phụ cấp đắt đỏ, Phụ cấp độc hại... và các khoản tiền hỗ trợ chi phí xăng xe, điện thoại, ăn trưa... Trong các chế độ phụ cấp, LienVietPostBank áp dụng chế độ Phụ cấp thâm niên để nhằm ghi nhận sự trung thành và gắn bó cống hiến lâu dài của nhân viên đối với Ngân hàng.

68

LienVietPostBank đảm bảo cơ sở vật chất cho Cá nhân, Gia đình và có tích luỹ... tạo điều kiện cho nhân viên Ngân hàng giàu lên cùng thương hiệu LienVietPostBank. Khi vào làm việc tại LienVietPostBank, 100% nhân viên sẽ được mua cổ phần hoặc cam kết ký văn bản về quyền lợi được mua cổ phần Ngân hàng Bưu điện Liên Việt theo quy định của Hội đồng quản trị.

Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, LienVietPostBank còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên toàn hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dựng LienVietPostBank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng và công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất.

Chính sách đào tạo

LienVietPostBank luôn coi đào tạo Nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý Nguồn nhân lực và là một hình thức đầu tư chiến lược. Chính vì vậy, ngay từ đầu LienVietPostBank đã thực hiện xây dựng đề án “Vườn ươm Nhân tài” trong chính sách đào tạo và phát triển của mình.

Các khóa đào tạo của LienVietPostBank bao gồm cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đặc biệt LienVietPostBank chú trọng đến đào tạo con em của các cổ đông và con em cán bộ nhân viên của Ngân hàng.

Thông qua việc đào tạo, nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cùng các kỹ năng khác, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và ngân hàng. Đồng thời, qua quá trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng. Các khóa đào tạo của LienVietPostBank được thiết kế một cách hiệu quả dựa trên yêu cầu thực tiễn kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo việc nhân viên có thể áp dụng được tối đa những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong công việc. Từ đó, làm tăng niềm tin và động lực làm việc cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp chuyên môn để tạo ra cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ lệ LNST/TTSBQ (ROA) 0,34% 0,85% 0,90%

69

2.2.3.4. Định hướng và chiến lược kinh doanh

LienVietPostBank hướng tới là một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ truyền thống và hiện đại.

Chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng TMCP không tập trung cạnh tranh về giá mà cạnh tranh bằng “ sự khác biệt hóa”. Ngân hàng luôn xác định rõ giá trị cốt lõi riêng của mình, cũng như đề ra các mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tài chính và biện pháp triển khai thật cụ thể, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

LienVietPostBank chủ động xây dựng chính sách quản lý rủi ro dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam, chuẩn mực và thông lệ quốc tế làm cơ sở cho việc tổ chức công tác quản trị rủi ro.

Tiếp tục triển khai vận hành hiệu quả của mô hình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: thẩm định, thẩm định tài sản bảo đảm tập trung và kiểm soát giải ngân tập trung. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn. Tăng cường công tác giám sát tín dụng, đồng thời hoàn thiện công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng.

Tiếp tục tập trung phát triển hai phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; khách hàng cá nhân. Tập trung phát triển các sản phẩm bán lẻ có lãi suất bình quân cao như: tín dụng hưu trí, cho vay tiêu dùng, cho vay Sản xuất kinh doanh ngắn hạn, phát hành thẻ tín dụng quốc tế..., triển khai đề án tín dụng vi mô trên hệ thống Phòng giao dịch bưu điện, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân vay phát triển cây cà phê, cao su, hồ tiêu, đặc biệt là phát triển cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Chiến lược phát triển theo chiều rộng: Tăng trưởng thông qua việc phát triển theo quy mô. Hiện nay, LienVietPostBank đang mở rộng mạng lưới tại các tỉnh thành trên toàn quốc.

LienVietPostBank đã thay đổi hẳn chiến lược kinh doanh từ một ngân hàng bán buôn, bán lẻ kết hợp kinh doanh đa năng chuyển sang ngân hàng bán lẻ. Với

70

mục tiêu là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, phát triển mạnh các sản phẩm tài chính vi mô.

Từ những phân tích trên có thể thấy đuợc ngân hàng có một bộ máy quản lý chuyên nghiệp, kinh nghiệm cao. Trong ba năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kích thích kinh tế tăng truởng đã làm giảm mạnh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nhung qua đó có thể đánh giá năng lực quản lý, điều hành của ngân hàng cần đuợc xem xét lại. Cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý để dẫn dắt ngân hàng phát triển, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khách giảm đà sụt giảm lợi nhuận trong ba năm qua. (Xếp hạng 2/5).

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w