Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về ứng dụng mô hình

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 53)

1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN

1.2.3. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về ứng dụng mô hình

hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

1.2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Việc ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích kinh doanh và quản trị rủi ro cho thấy hoạt động của Sacombank trong thời gian qua đã có những kết quả đạt mức 2 của

mô hình CAMELS. Qua đó cho thấy tình hình hoạt động và quản lý rủi ro mạnh và an toàn, đảm bảo mức độ đủ vốn cho quá trình hoạt động. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

Với CAR từ 9% -> 12% (>9%) và các chỉ tiêu khác cho thấy STB duy trì mức độ an toàn vốn đủ lớn để có thể phản ứng với những rủi ro, tổn thất nếu xảy ra.

Chất lượng TS của Sacombank là ở mức cao và rủi ro danh mục đầu tư là nhỏ nhất. Chính sách đầu tư và cho vay hợp lý theo hướng có lợi an toàn cho Sacombank. Có

thể nói Sacombank thực hiện cơ cấu tài sản với xu hướng ổn định và tích cực.

Năng lực quản lý khá hiệu quả. Khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này mặc dù đã hoàn thành được kế hoạch đề ra nhưng so với tài

38

sản đầu tư thì Sacombank đã có sự chuyển biến tích cực của thu nhập hoạt động dịch vụ đóng góp vào tổng thu nhập.

1.2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ả Châu

Qua việc sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro của ngân hàng ACB cho thấy ngân hàng được đánh giá xếp hạng 2.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ACB qua các năm 2015 - 2017 được đánh giá là nhanh, tài sản sinh lời luông chiêm một tỷ trong lớn trong cơ cấu tài sản, thể hiện khả năng mở rộng quy mô hoạt động và tận dụng tốt các nguồn vốn để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

Hoạt động cho vay tăng trưởng tốt, chiếm tỷ lệ ổn định trong cơ cấu tài sản. Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh doanh thì ACB đã đa dạng các lĩnh vực khác chứ không chỉ phụ thuộc quá lớn vào hoạt động này. Các hoạt động đầu tư chứng khoán cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm bớt rủi ro, tránh những ảnh hưởng xấu từ biến động của thị trường. Đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay tại ACB đạt 134.000 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt tối đa 15% theo hạn mức phân bổ của NHNN, trong đó tín dụng khách hàng cá nhân tăng mạnh 25%. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về mức 1,32% so với mức 2,17% tại thời điểm cuối năm 2014. Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2015 đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch năm 2015. ACB cũng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông chia cổ tức 2015 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1. Lợi nhuận giữ lại là 708 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức chuẩn theo quy định của NHNN. Đáng chú ý là tỉ lệ nợ xấu của ACB luôn duy trì ở mức thấp dưới 1% trong GĐ 2015 - 2017 cho thấy khả năng quản lý và xử lý nợ xấu của NH tốt, điều này sẽ đóng góp rất lớn vào thu nhập của ngân hàng.

Tình hình thanh khoản của ACB được đảm bảo khá tốt qua các năm khi mà các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản đáp ứng được các tiêu chuẩn. Tài sản thanh khoản được duy trì ở mức hợp lý, các quy định khác về đảm bảo an toàn hoạt động được ACB thực hiện nghiêm túc. ACB cũng đã ứng phó kịp thời với tình trạng thanh khoản.

39

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng LienVietPostBank

Ngân hàng LienVietPostBank khi sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro cần học hỏi những kinh nghiệm của các ngân hàng đã áp dụng trước đây. Ngân hàng cần có một bản báo cáo tài chính có các chỉ số đánh giá tài chính cụ thể để phân tích kinh doanh và quản trị rủi ro. Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính và thang điểm từ 1 - 5 để các nhà quản lý đưa ra đánh giá, xếp hạng ngân hàng. Ket quả phân loại không được công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho các ngân hàng. Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài và các nhà phân tích tài chính

Xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá tài chính của ngân hàng căn cứ vào đặc thù của hệ thống ngân hàng LienVietPostBank.

Các chỉ số đánh giá cần đưa ra những chỉ số đánh giá hiện tại (bao gồm quy mô thị trường, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản, ROE, thanh khoản và quốc tế hóa) và các nhóm chỉ số đánh giá tài chính tiềm năng (như nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, đổi mới kinh doanh và quan trị doanh nghiệp. Sau đó xây dựng một mô hình phù hợp với phân tích và quản trị rủi ro tại ngân hàng LienVietPostBank căn cứ dựa trên việc xếp hạng từng nhân tố và tổng hợp các nhân tố đánh giá ngân hàng.

Lựa chọn được mô hình ước lượng thích hợp nhất để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại ngân hàng.

40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ nội dung tổng quan phân tích hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại. Đồng thời, tác giả trình bày tổng quan về mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại như sự ra đời của mô hình CAMELS, các mức xếp loại của mô hình CAMELS, vai trò của mô hình CAMELS, Nội dung mô hình CAMELS, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá. Đây là cơ sở lý luận cơ bản để tác giả tiến hành phân tích thực trạng ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt trong chương 2 và đề xuất giải pháp trong chương 3.

41

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w