Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và quản trịrủi ro tạ

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN

1.2.2. Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và quản trịrủi ro tạ

ro tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Điều kiện sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích và quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại

Để áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính và quản trị rủi ro cần có những điều kiện cần và đủ sau:

Các thông tin trong báo cáo tài chính của ngân hàng thuơng mại cần có tính minh bạch và chính xác cao.

Để phù hợp với các nguyên tắc hạch toán và kế toán theo chuẩn mực quốc tế Bộ Tài chính và các ngành liên quan cần điều chỉnh một số chuẩn mực kế toán.

Hệ thống công nghệ thông tin cần đuợc nâng cấp và năng lực của bộ phận thanh tra của ngân hàng thuơng mại cũng cần đuợc đào tạo, bồi duỡng.

Các kỳ báo cáo phải đuợc công khai theo định kỳ và cần đuợc kiểm soát qua cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nuớc.

Xây dựng nhiều tổ chức tu vấn trong nuớc và ngoài nuớc về đánh giá và xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thuơng mại cùng với kết quả thanh tra của Ngân

34

hàng Nhà nước để người xem có thể đánh giá được từ nhiều khía cạnh, giúp cho việc hoàn thiện hơn trong đánh giá xếp hạng của Ngân hàng thương mại.

1.2.2.2. Các mức xếp loại của mô hình CAMELS

Việc tổng hợp xếp hạng được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 theo mức độ cần giám sát tăng dần. Mức xếp hạng tổng hợp là kết quả của việc xếp hạng 6 yếu tố. xếp hạng 1 là mức xếp hạng cao nhất với ý nghĩa là NHTM có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với một mức độ giám sát ít nhất. xếp hạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là NHTM này có hoạt động yếu kém, không đảm bảo khả năng quản lý rủi ro và đòi hỏi hoạt động giám sát cao nhất cho NHTM này. Mức xếp hạng 1 và 2 được coi là an toàn, các mức c òn lại được coi là cần chú ý. Ý nghĩa của việc xếp hạng cho từng mức như sau:[24, tr.36].

xếp hạng 1: ngân hàng thuộc nhóm này về cơ bản là có hoạt động mạnh và an toàn trên mọi khía cạnh, nhìn chung các hạng mục đều được xếp ở mức 1 hoặc 2. Ngân hàng có thể đối phó tốt với những thay đổi về kinh tế và tài chính và có khả năng đối phó tốt hơn với những thay đổi thất thường về điều kiện kinh doanh so với những ngân hàng có chỉ số xếp hạng thấp hơn. Tuân thủ các quy định và pháp luật. Do đó, những ngân hàng này chưa cần phải giám sát.

xếp hạng 2: Các ngân hàng thuộc nhóm này về cơ bản là có hoạt động khá an toàn và mạnh, tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm nhưng có thể khắc phục được trong điều kiện kinh doanh bình thường. Với những ngân hàng được xếp hạng 2 nhìn chung không hạng mục riêng rẽ nào được xếp thấp hơn mức 3. Những ngân hàng này thường ổn định và có khả năng đối phó với những biến động trong kinh doanh tương đối tốt. Khi có thay đổi bất thường thì bản thân ngân hàng có khả năng tự điều chỉnh và hoạt động của ngân hàng vẫn duy trì ở mức chấp nhận được.

xếp hạng 3: Các ngân hàng thuộc nhóm này bắt đầu đã có những khiếm khuyết về hoạt động và về tài chính ở mức độ tương đối nguy hiểm đến mức độ không đạt yêu cầu tuy nhiên nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn thì việc đánh giá các hạng mục thấp hơn 4 là điều khó tránh khỏi. Khi có những khiếm khuyết liên quan đến tình hình tài chính, những ngân hàng này có khuynh hướng bất lợi về các điều kiện kinh doanh và có thể trầm trọng hơn nếu không có biện pháp khắc phục

35

hữu hiệu. Những ngân hàng đặc biệt không tuân thủ các quy định và luật pháp sẽ có thể thuộc nhóm này. Nhìn chung những ngân hàng này là mối quan tâm của thanh tra và cần sự giám sát chặt chẽ hơn mức bình thuờng để khắc phục những yếu kém.

Xep hạng 4: Các ngân hàng thuộc nhóm này có quá nhiều yếu kém nghiêm trọng về tài chính hoặc là cả những yếu kém về tài chính và những yếu tố khác đều không đạt yêu cầu. Các vấn đề nghiêm trọng hoặc chủ yếu hoặc tình hình không lành mạnh và không an toàn có thể không giải quyết đuợc. Trừ khi có những biện pháp hữu hiệu đuợc thực hiện để khắc phục, những khiếm khuyết này có thể phát triển đến mức độ có thể làm suy yếu khả năng tồn tại trong tuơng lai và đe dọa đến các khách hàng gửi tiền, các chủ nợ hoặc các cổ đông. Khả năng cao về phá sản đang hiện hữu tuy nhiên chua xảy ra hoặc chua đuợc thông báo. Những ngân hàng thuộc nhóm này cần sự kiểm soát chặt chẽ và giám sát về tài chính cũng những kế hoạch để khắc phục.

xếp hạng 5: Những ngân hàng thuộc nhóm này là những ngân hàng có khả năng phá sản rất cao. Số luợng và mức độ yếu kém hoặc tình hình không lành mạnh và yếu kém ở mức độ khẩn cấp cần sự giúp đỡ kịp thời của các cổ đông hoặc các nguồn tài chính khác từ khu vực tu nhân hoặc nhà nuớc. Nếu thiếu các biện pháp khắc phục kịp thời và kiên quyết tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn ví dụ nhu phá sản hoặc mất khả năng thanh toán với nguời gửi tiền chủ nợ và cổ đông. Những ngân hàng ở nhóm này cần những giải pháp cứu trợ khẩn cấp nhu hỗ trợ về vốn, sát nhập, mua lại... [3, tr.14].

Việc xếp hạng cho từng yếu tố đuợc tiến hành độc lập nhung cũng cần xem xét mối quan hệ với các yếu tố khác. Mức xếp hạng quá cao hoặc quá thấp cho một yếu tố có thể dẫn đến điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các yếu tố khác.

1.2.2.3. Ưu và nhược điểm của mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại

Ưu điểm

Đảm bảo an toàn về nguồn vốn, nâng cao chất luợng tài sản, đẩy mạnh khả năng sinh lời và giữ tính thanh khoản ở mức cần thiết nhờ vào năng lực quản lý tốt luôn là những nhiệm vụ và mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị để ngân

36

hàng hoạt động hiệu quả và vững mạnh. Vì vậy, việc sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và quản trị rủi ro của ngân hàng có nhiều uu điểm đối với công tác quản trị ngân hàng nhu sau:

Mô hình CAMELS tổng hợp 6 yếu tố vi mô đo luờng sức mạnh và độ an toàn của một ngân hàng, giúp các nhà quản trị phát hiện kịp thời những bất cập, thiếu sót trong hoạt động cung ứng dịch vụ, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục vấn đề và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Để phân tích và đánh giá từng yếu tố cơ bản, khung CAMELS gồm các chỉ tiêu quan trọng và thuờng đuợc ứng dụng ở nhiều ngân hàng trên thế giới, một trong số đó là chỉ tiêu hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) phản ánh mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, các chỉ tiêu này c òn liên quan chặt chẽ với nhau, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát và phân tích các yếu tố trong mối quan hệ ràng buộc để đánh giá đúng tình hình tài chính cũng nhu quản trị rủi ro của ngân hàng.

Khung CAMEL c òn vận dụng kết hợp những chỉ tiêu mới với một số chỉ số nhu ROA, ROE đã xuất hiện trong mô hình phân tích tài chính Dupont. Tuy nhiên, điểm tiến bộ hơn của CAMELS là tất cả chỉ tiêu đo luờng mức độ an toàn vốn, chất luợng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng sinh lời và tính thanh khoản đều đuợc định trọng số tuơng ứng với mức độ quan trọng lần luợt là 15%, 21%, 23%, 24% và 17% và từng yếu tố của mô hình sẽ đuợc đánh giá gắn với một mức điểm nhất định từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất).

Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính NHTM c òn giúp xác định các rủi ro hiện tại và dự đoán những nguy cơ tiềm ẩn trong tuơng lai, góp phần tránh tình trạng phá sản của một ngân hàng, có thể gây khủng hoảng cả hệ thống.

Hạn chế

Hạn chế lớn nhất của mô hình CAMELS là nặng về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định luợng ngay cả yếu tố M (năng lực quản lý) cũng đuợc định luợng hóa khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động nhu hiện nay thì rủi ro đối với ngành ngân hàng là tất yếu và do vậy nếu quản trị ngân hàng mà dựa hoàn toàn vào các phân tích mang tính định luợng thì sẽ không mang lại kết quả nhu mong muốn thậm chí có thể làm sai lệch những đánh

37

giá chân thực vào từng thời điểm.

Hai là, việc chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên phân tích báo cáo tài chính của mô hình để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng có thể gặp một số rắc rối do sự khác nhau, thủ thuật trong việc lựa chọn chế độ kế toán, từ đó dẫn đến việc đánh giá không chính xác, không phản ánh đúng bản chất thực tế, cái mà có thể ngân hàng đang cố tình che đậy.

Do vậy, việc áp dụng Mô hình CAMELS thường cho kết quả chưa đầy đủ và không kịp thời để đánh giá “sức khỏe” của một TCTD khi có những yêu cầu cao về độ chuẩn xác, tính kịp thời tại một thời điểm để đưa ra các quyết định, đặc biệt trong giai đoạn ngành tài chính ngân hàng nước ta đang đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức như hiện nay. Trước thực tế trên, việc cần làm là phải kết hợp phân tích theo Mô hình CAMELS với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể có các kết quả phân tích một cách kỹ lưỡng, chính xác và kịp thời hơn, ngoài nền tảng cơ bản là các yếu tố TC từ KQ của Mô hình CAMELS.

1.2.3. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về ứng dụng mô hìnhCAMELS trong phân tích kinh doanh và quản trị rủi ro và bài học cho Ngân

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w