Khái quát về mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 45)

1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN

1.2.1. Khái quát về mô hình CAMELS

1.2.1.1. Sự ra đời của mô hình Camels

CAMELS là một hệ thống phân tích do Cục Quản lý các tổ chức tín dụng Hoa Kỳ (NCUA - National Credit Union Aministration) xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ XX và được dùng để đánh giá toàn diện các ngân hàng. Phương pháp phân tích theo mô hình CAMELS ngày càng được ứng dụng bởi nhiều nước trên thế giới trong đánh giá năng lực tài chính cũng như mức độ lành mạnh của một ngân hàng, giúp cho nhà quản trị hay các đối tác bên ngoài đưa ra quyết định phù hợp.

Mô hình CAMEL đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng: An toàn là khả năng ngân hàng bù đắp mọi chi phí và thực hiện các nghĩa vụ của mình, được đánh giá thông qua mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và năng lực quản trị; Khả năng sinh lời thể hiện qua mức lợi nhuận mà ngân hàng có thể tạo ra từ tiền đầu tư của chủ sở hữu; Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường của ngân hàng. Vì vậy, khung CAMEL gồm 5 yếu tố được xem là quan trọng nhất đối với một trung gian tài chính, phản ánh thực trạng sức khỏe của một NHTM, đó là:

- C (Capital Adequacy): Mức an toàn vốn - A (Asset quality): Chất lượng tài sản - M (Management ability): Năng lực quản lý - E (Earning): Khả năng sinh lời

- L (Liquidity): Khả năng thanh khoản

Năm 1997, các yếu tố cấu thành của CAMEL được bổ sung thêm một nội dung nữa là mức độ nhạy cảm với thị trường của các ngân hàng (S - Sensitivity to market risk), do vậy ta có mô hình CAMELS như ngày nay.

16

Các kết quả xếp hạng trên là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích và đánh giá về “tình hình sức khỏe của các ngân hàng”, bằng cách phân chia hệ thống tổ chức tín dụng thành 5 nhóm: thừa vốn, đủ vốn, thiếu vốn, thiếu vốn đáng kể, thiếu vốn trầm trọng. Ngoài ra c òn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra tại chỗ: quá trình thanh tra sẽ đuợc rút ngắn đáng kể về thời gian; nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu “có vấn đề” trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMELS.

1.2.1.2. Vai trò của mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động và quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại

Thứ nhất, mô hình CAMELS cung cấp một khuôn khổ chung trong việc đánh giá hoạt động tổng thể của các ngân hàng là rất quan trọng do xu hướng hội nhập

của thị trường tài chính toàn cầu. Mô hình CAMELS cung cấp một đánh giá chính

xác và nhất quán cho một ngân hàng về tình hình tài chính và các hoạt động trong các lĩnh vực nhu vốn, chất luợng tài sản, khả năng quản lý, khả năng tạo thu nhập và khả năng thanh toán. Chất luợng của mỗi thành phần tiếp tục nhấn mạnh đến sức mạnh tiềm tàng của ngân hàng và làm thế nào ngân hàng có thể chống lại những rủi ro của thị truờng. Trong xu huớng hội nhập nền tài chính với khu vực cũng nhu trên thế giới, truớc hết là việc các ngân hàng có 100% vốn nuớc ngoài đuợc phép thành lập ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng chúng ta nên theo một khuôn khổ chung trong việc so sánh với các ngân hàng nuớc ngoài. Đây cũng là cơ sở để thị truờng thế giới đánh giá tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai, mô hình CAMELS đưa ra những cơ sở mà qua đó giúp những nhà nghiên cứu, nhà phân tích, nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách,... đưa ra những ý kiến mang tính chất kết luận, dự đoán về hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ đó hỗ trợ việc giám sát trong công tác phân tích và quản trị rủi ro, đưa ra các

cảnh báo kịp thời về ngân hàng. Các yếu tố của mô hình CAMELS đều phản ánh về

mức an toàn cũng nhu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động, từ đó nhà quản trị có thể đua ra những đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhu những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế những rủi ro mà ngân hàng đang và có thể gặp phải.

17

Như vậy có thể nói việc sử dụng mô hình CAMELS với 6 nhóm yếu tố đánh giá sẽ xuyên suốt trong tất cả công tác quản trị rủi ro như xác định rủi ro, mô tả rủi ro, lượng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro; liên quan tới toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phân tích và quản trị rủi ro của ngân hàng về cả mặt định tính và định lượng. Nếu đáp ứng các điều kiện và ứng dụng hiệu quả mô hình CAMELS sẽ giúp cho công tác quản trị rủi ro đạt được kết quả cao.

Thứ ba, mô hình CAMELS làm tăng tính hiệu quả từ việc thanh tra giám sát tình hình hoạt động của các NHTM của NHNN, từ đó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài

chính nói chung. Theo ông George Gregorash, Chuyên gia tư vấn dự án: Nâng cao

năng lực giám sát của NHNN, hiệu quả thanh tra theo phương pháp CAMELS thể hiện khá rõ, cụ thể: Kết luận của thanh tra vẫn còn nguyên giá trị sau 6 tháng đối với 90% TCTD được thanh tra; sau 12 tháng tỷ lệ này giảm xuống 80%. Tuy nhiên, sau 18 tháng, phần lớn kết luận thanh tra theo phương pháp CAMELS sẽ không còn đảm bảo chính xác nữa. Do đó những kết luận của thanh tra phải có tính dự báo cao. Muốn như vậy giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và TCTD phải có một “ngôn ngữ” chung để tin và hiểu nhau hơn.

1.2.1.4. Nội dung mô hình CAMELS

C - Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Trên thị trường tài chính luôn tồn tại nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung cũng như các ngân hàng nói riêng, có thể kể đến rủi ro tín dụng, rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động hay rủi ro đạo đức. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về các rủi ro mà họ đang phải đối mặt, cũng như duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động của mình như: Bù đắp những tổn thất không mong đợi; Đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền cũng như các chủ nợ; Đảm bảo tuân thủ những quy định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền cũng như ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vốn tự có dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn ngân hàng nhưng lại là cấu phần vốn vô cùng quan trọng của

18

các NHTM, giữ vai trò quyết định quy mô và phạm vi kinh doanh. Thông thuờng, theo Luật ngân hàng và các TCTD, các quy chế an toàn trong kinh doanh tiền tệ thì phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào vốn tự có. Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Mức độ an toàn vốn đuợc xếp hạng dựa trên những yếu tố đánh giá sau:

Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định tính:

- Mức vốn, chất luợng vốn và khả năng đảm bảo tài chính tổng thể của ngân hàng.

- Tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR).

- Tuân thủ quy định góp vốn mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát ngân hàng.

- Khả năng bổ sung vốn đáp ứng những nhu cầu của ngân hàng và phòng ngừa rủi ro.

Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu định lượng sau:

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio):

Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản án năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này đuợc dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác nhu rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi ngân hàng đảm bảo đuợc tỉ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ những nguời gửi tiền

Công thức tính:

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = ---—--- x 100 (1.1)

Tổng tài sản có rủi ro

Tổng vốn của ngân hàng đuợc chia làm 2 loại:

+ Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản): Bao gồm cổ phần thuờng, cổ phần uu đãi dài hạn, thặng du vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn

nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng càng tăng và nguợc lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng càng thấp, mức

độ độc lập về tài chính của ngân hàng càng giảm. Hệ số tự tài trợ đuợc tính theo công thức:

Hệ số tự tài trợ = _______Vốnchủ sở hữu_____________ x 100 (1.3)

Tổng tài sản

19

khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đó chính là phần vốn điều lệ và các quỹ dự trữ được công bố.

+ Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung): Là vốn có chất lượng thấp hơn, bao gồm: dự trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lại (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không đảm bảo không nằm trong định nghĩa về vốn này.

Tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoài bảng theo hệ số chuyển đổi.

Tài sản “Có” rủi ro (RWA) = ∑(Tai sản nội bảng x Hệ số rủi ro) + ∑(Tai sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro) với hệ số rủi ro, hệ số chuyển đổi theo quy định của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung sau đó.

Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam.

Theo hiệp ước về vốn của Basel (Basel I) thì tỉ lệ tối thiểu để bù đắp cho rủi ro của hệ số CAR là 8%, ở Việt Nam Theo thông tư 36-NHNN có hiệu lực từ 01/02/2015, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của một ngân hàng (trừ chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài) phải lớn hơn hoặc bằng 9%.

Hệ số đòn bẩy tài chính:

Còn gọi là tỷ số D/E, tỷ lệ này phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn đối với người gửi tiền hoặc chủ nợ của Ngân hàng giảm.

Hệ số đòn bẩy tài chính = ---TÔng nợphả trả--- x 100 (1.2)

Vốn chủ sở hữu

Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số

Hệ số tạo vốn nội bộ:

Hệ số tạo vốn nội bộ cho biết khả năng tăng vốn tự có của ngân hàng từ lợi nhuận để lại. Hệ số này càng lớn càng tốt. ở các ngân hàng trên thế giới, hệ số này trên 12% đuợc coi là tốt.

Hệ số tạo vốn nội bộ đuợc tính theo công thức:

r ' Lợi nhuận không chia

Vốn cấp 1

Sau khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn, mô hình CAMELS xếp hạng vốn nhu sau:

(1) Hạng 1: Đánh giá chỉ ra một mức vốn đầy đủ và sẵn sàng ứng phó với mọi vấn đề liên quan đến rủi ro của tổ chức.

(2) Hạng 2: Đánh giá cho thấy một mức độ hài l òng tuơng đối của vốn tài chính đối với rủi ro của tổ chức.

(3) Đánh giá chỉ ra ít hơn so với mức độ thỏa đáng vốn mà không hỗ trợ đầy đủ với rủi ro của tổ chức. Đánh giá cho thấy một nhu cầu cho cải tiến, ngay cả khi mức vốn của tổ chức vuợt quá mức tối thiểu các yêu cầu quy định và luật định.

(4) Hạng 4: Đánh giá chỉ ra một mức thiếu vốn, khả năng tồn tại của tổ chức có thể bị đe dọa. Hỗ trợ của các cổ đông hoặc các nguồn bên ngoài khác hỗ trợ tài chính có thể đuợc yêu cầu.

21

và khả năng tồn tại của tổ chức đang bị đe dọa. Cần có sự hỗ trợ ngay lập tức từ các

cổ động hoặc các nguồn khác bên ngoài.

A - Asset quality (Chất lượng tài sản Có)

Nội dung hoạt động chủ yếu và phần lớn các rủi ro của một ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản có (hay tài sản) nên cùng với việc duy trì đủ vốn thì nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong kinh doanh NHTM. Quy

mô, cơ cấu và chất lượng tài sản sẽ quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng. Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng.

Tài sản (TS) Có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng. Chất lượng TS Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt dộng kinh doanh tiền tệ. Trong TS Có, chất lượng khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng TS Có của ngân hàng. Tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến thua lỗ, làm giảm vốn tự có, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả và đây là biểu hiện của năng lực quản lý.

Một trong những rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro từ các khoản cho vay quá hạn, trong khi đó, các danh mục cho vay là một trong các loại TS Có quan trọng nhất của các NHTM. Do đó, các nhà phân tích tín dụng phải thực hiện việc đánh giá chất lượng TS Có bằng cách thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá chất lượng danh mục cho vay.

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro, gồm các khoản: tiền gửi tại NHNN; tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay TCTD; chứng khoáng kinh doanh; cho vay khách hàng; chứng khoán đầu tư; góp vốn, đầu tư dài hạn và bất động sản đầu tư. Tài sản không sinh lời gồm: tiền mặt, kim loại quý tại quỹ; công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác; tài sản cố định và tài sản có khác.

22

hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể

Một phần của tài liệu 1458 ứng dụng mô hình camels trong hoạt động phân tích và quản trị rủi ro tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w