Chất lượng dịch vụ tại các khách sạ nở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại khu nghỉ dưỡng làng hành hương pilgrimage village huế (Trang 45 - 47)

1.2.1 .Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.2.3 Chất lượng dịch vụ tại các khách sạ nở Thừa Thiên Huế

Hòa cùng nhịp điệu phát triển của ngành du lịch cả nước, ở tỉnh Thừa Thiên Huế, số lượng khách du lịch ngày một tăng. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, tính đến tháng 4 năm 2019 có khoảng 1.730 nghìn lượt khách du lịch đến Huế, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt Trường Đại học Kinh tế Huế

khoảng 847,7 nghìn lượt, tăng 11% (khách quốc tế đến bằng tàu biển 58,5 nghìn lượt khách, tăng 33,2%); Tổng lượng khách lưu trú ước đạt 775,45 nghìn lượt khách, tăng 6% (khách quốc tế lưu trú ước đạt 393 nghìn lượt khách, tăng 10%). Doanh thu du lịch ước đạt trên 2.985 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách vẫn còn ngắn.

Ông Lê Xuân Phương, Giám đốc DMZ phân tích: “Lý do mà Huế không giữ được chân du khách lâu hơn có hai nguyên nhân chính. Trước tiên là lý do chủ quan, Huế thiếu chỗ để khách vui chơi thật sự. Lý do thứ hai là khách quan, sự nổi lên quá nhanh của các điểm xung quanh Huế khiến các nhà làm tour chia thời gian lưu trú. Chẳng hạn như khách đến Việt Nam 10 ngày, trước đây, Quảng Bình chưa nổi lên thì các nhà làm tour chọn Huế 2 ngày. Nay thì có sự phân chia cân bằng giữa hai bên, và dĩ nhiên, Huế mất một ngày lưu trú”.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế cho rằng, khách lưu trú đến Huế tăng trưởng chậm, lưu trú ngắn ngày, chính từ việc Huế chưa thực sự hấp dẫn, các sản phẩm du lịch chưa có sự cạnh tranh. Việc kéo dài ngày lưu trú của du khách đến Thừa Thiên Huế vẫn chưa được cải thiện đáng kể cho dù không ít biện pháp đã được thực thi. Đa số khách du lịch đến Huế lưu trú tại những khách sạn ít sao nên thu nhập du lịch không cao. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, bên cạnh giải pháp thu hút nhiều du khách cần có cách kéo dài ngày lưu trú của họ. Bởi lẽ, kéo dài ngày lưu trú ắt hẳn sẽ làm tăng doanh thu du lịch, còn việc có nhiều khách nhưng khách đến mà không lưu trú thì doanh thu du lịch sẽ tăng không đáng kể. Ngoài ra, cần lưu ý đến cơ cấu của khách du lịch, khách càng giàu, ở khách sạn càng sang thì mức chi tiêu càng lớn, doanh nghiệp và người dân sẽ thu lợi càng nhiều.

Thời gian qua, số lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú tăng mạnh. Ngoài hoạt động kinh doanh khách sạn truyền thống, ở Thừa Thiên Huế còn xuất hiện các loại hình dịch vụ lưu trú được các doanh nghiệp du lịch ở Huế đầu tư để phục vụ du khách, đó là Hostel, Homestay,... Các Hostels, Homestay mọc lên như nấm với hình thức lưu trú mới lạ và giá cả cạnh tranh trở thành mối đe dọa lớn cho hoạt động kinh doanh khách sạn truyền thống. Dù chỉ dừng lại ở mức trung bình khá nhưng các Trường Đại học Kinh tế Huế

dịch vụ tại Hostel hay Homestay đều khá đầy đủ, phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi một cách thoải mái, dễ chịu với giá tốt nhất. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cung về dịch vụ lưu trú do sự phát triển ồ ạt của các cơ sở kinh doanh lưu trú ở Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng đã đặt ra những thách thức mang tính cấp thiết trong việc hoạch định và đưa ra phương án kinh doanh sao cho hiệu quả nhất. Chính vì thế mà vấn đề đặt ra có ý nghĩa sống còn đối với các đơn vị kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đó là chất lượng dịch vụ. Các khách sạn không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung, đầu tư phát triển đa dạng các loại phòng. Bên cạnh đó, hợp tác chặt chẽ với các công ty du lịch trong và ngoài nước, sử dụng hiệu quả social marketing (truyền thông xã hội)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú tại khu nghỉ dưỡng làng hành hương pilgrimage village huế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)