PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Quan điểm chung
Bảo hiểm y tế là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống
chính sách an sinh - xã hội, đã được thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế, được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. Quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT có bước đi và lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận xây dựng, phát triển các chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở nước ta. Trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị, để thực hiện mục tiêu phát triển BHYT, chính quyền địa phương và ngành Bảo hiểm xã hội xác định các quan điểm phát triển như sau:
Một là, thực hiện chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thực hiện tốt chính sách BHYT thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước
và chính quyền tại tỉnh Quảng Trị đối với việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chính sách BHYT đã tạo được sự đoàn kết, tương thân, tương ái mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạnnạn do đau ốm hoặc tuổi già, tai nạn, thất nghiệp...Chế độ BHYT có diện bao phủ rộng khắp, tạo thành tấm lưới che chắn vững chắc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe cho con người
Hai là, tham gia BHYT là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro về sức khỏe của mỗi người dân.
Thông qua các chế độ BHYT giúp cho người dân nâng cao khả năng phòng chống, vượt qua khó khăn, hạn chế tác động tiêu cực trước những rủi ro trong cuộc sống và “bẫy nghèo” trong y tế. Phát triển BHYT là tiền đề và điều kiện để thực
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là nhân tố quan trọng giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Ba là, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHYT.
Quan điểm này đặt ra một mặt nhằm bảo đảm tổng quỹ BHYT của tỉnh, nhưng đồng thời phải thực hiện chi trả chi phí KCB một cách hợp lý, công bằng. Với mục đích, ý nghĩa sâu sắc, thực hiện tốt chính sách BHYT là thiết thực, hiệu quả nhất trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển theo đường lối phát triển - kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện được hiệu quả công tác phát triển BHYT, thì hệ thống an sinh xã hội Quốc gia ngày càng vững mạnh, giảm bớt gánh nặng chi từ nguồn ngân sách nhà nước, giúp cho Nhà nước tập trung nguồn lực thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, mở rộng và hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị phải xây dựng kế hoạch và các giải pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Căn cứ mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 21-CTr/TƯ ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số
47- KH/BCS ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; đề ra mục tiêu phấn đấu thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 như sau: Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng BHYT; nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu thực hiện phát triển BHYT; góp
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Xây dựng Ngành BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT : Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%;
Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 đạt tỷ lệ 85% dân số tham gia
BHYT.
Đến năm 2020 phấn đấu có trên 90% dân số tham gia BHYT;
Phấn đấu hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ bằng các chương trình phần mềm; có trên 90% văn bản, tài liệu được giao dịch, trao đổi dưới dạng điện tử.
3.1.3. Định hƣớng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở định hướng các chính sách về BHXH, BHYT của Nghị quyết số
21-NQ/TW, việc phát triển BHYT toàn dân tại tỉnh Quảng Trị cần quán triệt và thực hiện phương hướng được thể hiện rõ nét ở những vấn đề sau:
Một là, thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHYT xây dựng niềm tin, tạo nền tảng vững chắc để phát triển, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham
gia BHYT.
Hai là, xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể, định hướng cho việc tổ chức thực hiện với mốc thời gian phấn đấu đến năm 2020, tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT trong đó: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%; Mở rộng các nhóm đối tượng để đến cuối năm 2019 đạt tỷ lệ 90% dân số tham gia BHYT; Đến năm 2020 phấn đấu có trên 95% dân số tham gia BHYT, điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội cùng đồng lòng, chung sức, nỗ lực thực hiện.
Ba là, sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHYT. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn về độ tin cậy tài chính của Quỹ BHYT. Nguồn quỹ BHYT phải được đảm bảo và luôn trong tình trạng có sẵn để kịp thời thực hiện việc chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT.
Bốn là, xây dựng hệ thống BHXH chuyên nghiệp, hiệu quả cao, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
độ bằng các chương trình phần mềm; có trên 100% văn bản, tài liệu được giao dịch, trao đổi dưới dạng điện tử. Mục tiêu đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH trước nhiệm vụ ngày càng cao của giai đoạn mới. Những yêu cầu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH phải nỗ lực vươn lên về mọi mặt, cả về học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong và ý thức tổ chức, kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, xứng đáng là công bộc của nhân dân.