Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Giải pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện BHYT trên địa bàn

Cấp ủy Đảng các cấp phải quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị.

Trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, cần xác định phát triển BHYT là một nội dung quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ đạo các phòng, Ban, Ngành, BHXH ở địa phương phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn. Đưa tiêu chí người dân tham gia BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Trị; triển khai thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT theo quy định. Từ đó, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Các cấp, các ngành phải nhận thức được việc thực hiện phát triển BHYT là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân về BHYT thông qua sự chỉ đạo của các phòng, ban và UBND các xã, phường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo quy định của pháp luật.Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được NSNN đóng hoặc hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Có thể nói công tác chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành có vai trò quyết định, bởi vì, chủ trương BHYT mang tính toàn dân, phụ thuộc vào nhiều ngành,

nhiều cấp khác nhau. Nếu không có sự chỉ đạo cụ thể và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục thì không thể đạt được kết quả như mong muốn.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể, nhất là tráchnhiệm của chính quyền cơ sở. UBND tỉnh Quảng Trị chủ động rà soát, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các xã, phường; tiếp đến, UBND xã, phường giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ dân phố, thôn để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật BHYT. Các cấp, các ngành phải xem việc thực hiện phát triên BHYT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT đến tận ngƣời dân luật về BHYT đến tận ngƣời dân

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, thực hiện phát triển BHYT nói riêng luôn là nhiệm vụ có tính thường xuyên, lâu dài; phải kiên trì với nhiều hình thức khác nhau, đa dạng về nội dung, có những minh chứng thực tế để người dân đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và hiểu, tự giác tham gia. Trong đó, cần chú ý một số nội dung cụ thể là:

Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Tuyên truyền, hướng dẫn trang bị kiếnthức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, xóa bỏ những thói quen, tập tục lạc hậu để chữa bệnh có hại đến sức khoẻ, để khi người dân có bệnh mắc phải họ đến các cơ sở KCB điều trị kịp thời. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, về quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHYT, lợi ích của việc tham gia BHYT.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, thúc đẩy sự tự giác tham gia BHYT của các nhóm đối tượng.

Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở Khám chữa bệnh, trung tâm hành

chính của tỉnh, thành phố, xã, thị trấn đơn vị sử dụng lao động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của thị trấn, xã, các hội, đoàn thể, mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng...

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện mạng lƣới đại lý BHYT, cộng tác viên BHYT

Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống đại lý BHYT tự nguyện, cộng tác viên BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường để xây dựng đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT tự nguyện tại hai kênh xã, thị trấn và Bưu điện huyện, đẩy mạnh về số lượng và chất lượng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Đây là một đội ngũ quan trọng, là cầu nối giúp cho người dân tiếp cận với chính sách BHYT, đồng thời thực hiện thu BHYT có hiệu quả.

Đại lý, cộng tác viên BHYT phải là những người có kỹ năng truyền đạt, thuyết phục, vận động, có kiến thức chung về chính sách BHYT, khả năng tính toán, biết cách quản lý thời gian, công việc.

Cơ quan BHXH phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, bổ sung các kiến thức về BHYT cho đội ngũ đại lý, cộng tác viên. Đồng thời thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những đại lý, cộngtác viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

3.2.4. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT

3.2.4.1. Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh đi với thi đua khen

thưởng

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành BHXH tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo cấp thẻ BHYT và giải quyết kịp thời các chế độ đối với người tham gia BHYT; chủ động rà soát, phân loại đối tượng, xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển BHYT; đẩy mạnh công tác khai thác, phát triển đối tượng; tăng cường công tác giám định BHYT; phân loại đối tượng đăng ký KCB ban đầu theo hướng giảm tỷ lệ đăng ký tại các cơ sở KCB tuyến trên; nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: tăng cường nhân lực, nâng cao y đức phục vụ người bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại bệnh viện và các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi người có thẻ BHYT; tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ tại các cơ sở KCB; đầu tư trang thiết bị y tế, tăng cường phát triển các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị trên cả 2 lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng.

Nghiên cứu, đổi mới phương thức thu, đóng BHYT, công tác quản lý và cấp thẻ BHYT phù hợp với theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Nâng cao chất lượng KCB, cải tiến quy trình, thủ tục trong tổ chức KCB và thanh toán viện phí, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở. Từng bước đổi mới phương thức giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư y tế; chống các hành vi trục lợi quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT và cân đối quỹ.

Kịp thời khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phát triể BHYT, xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định pháp luật về BHYT. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phát triển BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đưa nội dung triển khai phát triển BHYT vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

3.2.4.2. Giáo dục y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ

Bệnh viện đa khoa các huyện cần dành thời gian cho việc rèn luyện y đức, và trình độ chuyên môn. Vì trình độ và y đức là cái gốc của cán bộ nghành y tế, do vậy mọi hoạt động về tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ đều hướng về nội dung này. Y đức của người thầy thuốc được thể hiện cụ thể, rõ nét trong từng động tác, từng hành vi ứng xử của cán bộ y tế đối với bệnh nhân.

Bệnh viện đa khoa huyện cần dành thời gian cho các cuộc thi, viết các bài tìm hiểu về y đức và đặc biệt chú trọng đến; y đức là sự tận tâm với người bệnh, coi người bệnh như người thân của chính mình, trong đó việc gần gũi tìm hiểu, động viên kịp thời giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, quên đi những đau đớn về bệnh tật. Trong khi làm thủ thuật thì áp dụng các biện pháp nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất. Bệnh viện cần nhấn mạnh lời Bác dạy: “Người thấy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”, mỗi cán bộ Bệnh viện đa khoa huyện, bằng hành động cụ thể của mình, luôn phấn đấu, rèn luyện, hết long vì người bệnh, để người bệnh được điều trị tốt nhất, được chăm sóc tận tình, chu đáo.

3.2.4.3. Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ ngành y tế

Thực tế, trong ngànhy có những người có mức thu nhập rất cao, nhưng cũng có những người có mức thu nhập thấp thật sự. Có thể, ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương lương bác sỹ cao nhưng bác sỹ ở tuyến cơ sở như ở huyện nhân viên y tế có mức lương không đủ sống vì giá phí thấp, chế độ, chính sách thấp. Vì thế họ không thể yên tâm làm việc khi bên cạnh họ là rất nhiều khoản mục chi tiêu trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Muốn trang trải được cuộc sống họ phải chạy vạy làm chân trong, chân ngoài, họ có thể nhũng nhiễu để có thêm thu nhập. Ví dụ, họ có thể tiêm nhẹ nhàng hơn, nếu được gửi phong bì bồi dưỡng. Số phong bì bồi dưỡng này có thể làm cho thu nhập của các nhân viên y tế tăng lên đáng kể.

Với mức chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa việc hành nghề ở thành phố lớn so với Quảng Trị như hiện nay, thì hiện tượng thiếu hụt những bác sĩ có tay nghề ở tuyến huyện là điều dễ hiểu. Như vậy thì điều cần thiết là một chính sách trợ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

cấp về thu nhập để thu hút các bác sĩ có tay nghề về với bệnh viện đa khoa huyện. Nếu những người có tay nghề về công tác tại bệnh viện thì sẽ tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện, bệnh nhân sẽ không vượt tuyến nữa, sẽ giảm tải được cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Có được chính sách lương tốt cho cán bộ ngành y tế thì tình trạng gây phiền hà khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT sẻ được cải thiện trong tương lai.

3.2.4.4. Xây dựng chính sách hỗ trợ mức phí đóng BHYT

Với mức phí BHYT tự nguyện 702.000 đồng/người/ năm như hiện nay là quá cao so với thu nhập của người dân và cao hơn mức thu nhập chuẩn nghèo quy định của Nhà nước (700.000đ), Nhà nước cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ mức phí đóng BHYT phù hợp.

Để bảo đảm công bằng và bền vững, Nhà nước cần có trách nhiệm sử dụng ngân sách để hỗ trợ đóng BHYT cho người tham gia khu vực lao động tự do, nông dân, xã viên Hợp tác xã, thân nhân người lao động, giảm dần việc bao cấp của ngân sách nhà nước cho các bệnh viện.

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ BHYT cho ngƣời tham gia

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT còn những hạn chế, để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất,đổi mới phương pháp tổ chức làm thủ thục KCB

Cải cách thủ tục hành chính trong KCB và trong thanh toán chi phí KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh. Trang bị cơ sở vật chất và tạo không gian tại các “điểm chờ” ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trang bị hệ thống “lấy số và gọi tên” tại các điểm làm thủ tục từ bước “tiếp nhận hồ sơ”đến bước “trả kết quả”tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

Thứ hai, nâng cao năng lực cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Giảm số người tham gia BHYT nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lượng người tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lượng chữa bệnh. Giảm tải cho các bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và giảm số lượng ca bệnh chuyển tuyến trên cùng địa bàn và chuyển tuyến đi địa bàn

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

ngoài tỉnh. Tạo niềm tin cho người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là hệ thống cơ sở trạm y tế tuyến xã/phường.

Thứ ba, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT. Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB. Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh. Nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị một cách hợp lý..

Thứ tư, xây dựng gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, sự ổn định của quỹ BHYT, hệ thống cung ứng dịch vụ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các văn bản và tiêu

chuẩn cụ thể đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để đảm bảo chất lượng với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế; chính sách cung cấp thuốc cho người bệnh BHYT.

Thứ năm, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98)