Kinh nghiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 38)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại một số quốc gia trong khu vực, tạ

1.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, để mở rộng diện bao phủ BHYT, việc phát triển BHYT từ nhân dân nhằm huy động số đông người dân tham gia BHYT, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cần phải có những giải pháp và bước đi riêng, phù hợp với thực tiễn của mình. Dưới đây là kinh nghiệm của một số tỉnh thành phố [12].

1.3.2.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế

TT-Huế là tỉnh cực Nam của vùng duyên hải Bắc Trung bộ, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Với diện tích hơn 5.050 km2, dân số gần 1,2 triệu người. TT-Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước. TT-Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, là trọng điểm về quốc phòng, an ninh của quốc gia; có 02 thị xã Hương Thuỷ, Hương Trà và 6 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới. Những năm gần đây, tỉnh TT-Huế đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng. Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội cũng được quan tâm và đảm bảo, số người

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng. Đến 31/12/2017 số người tham gia BHYT là 1.004.201 người, đạt 83,6% dân số (tăng 56.789 người so với năm 2016) trong đó: số học sinh sinh viên và người thuộc gia đình cận nghèo tham gia BHYT đạt 100%; đối tượng thân nhân Lực lượng vũ trang là 41.121 người. Qua nghiên cứu BHXH tỉnh

TT-Huế thực hiện chính sách BHYT có một số điểm nổi bật sau:

- Về chính sách BHYT: Đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Đến 31/12/2018 đã cấp thẻ BHYT cho 100% người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ cận nghèo; tỷ lệ người dân tham gia BHYT tự nguyện còn ít, mớicó 201.212 người dân tự nguyện tham gia BHYT.

- Về tuyên truyền: BHXH tỉnh TT-Huế đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thường xuyên quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức các hoạt động, chương trình phối hợp giữa BHXH tỉnh với các sở, ban ngành liên quan, các cơ quan báo, đài đã phối hợp tuyên truyền, tập huấn cho các đơn vị, chủ sử dụng lao động thực hiện chính sách BHYT.

- Về tổ chức thực hiện: BHXH tỉnh TT-Huế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, thực hiện phân cấp trên 80% nội dung công việc cho cấp huyện qua đó giảm chi phí, thời gian và tạo điều kiện cho người tham gia BHYT. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện thanh toán chi phí KCB theo định suất tại 100% các cơ sở KCB tuyến huyện từ năm 2009, từ đó quyền lợi của người có thẻ BHYT từng bước được đảm bảo và quản lý quỹ BHYT được kết dư.

1.3.2.2. Kinh nghiệm tại thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất của Việt Nam, một thành phố năng động và phát triển nhất miền Trung, là thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến tháng 12/2015, dân số là 1.046.838 người, trong đó dân cư thành thị là chiếm 85,47% và dân cư nông thôn chiếm 14,53%. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế biển, du lịch, công nghệ thông tin và an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung và cả nước.

Thành phố Đà Nẵng Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân theo quy định của Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, hơn 8 năm

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong lĩnh vực BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể là:

- Độ bao phủ BHYT tăng từ khoảng 57,8% cuối năm 2008 lên 94,4% vào cuối năm 2016 (tăng bình quân 4,6%/năm).

- Tổng số thu BHYT tăng từ 130.745 triệu đồng năm 2008 lên 941.600 triệu đồng năm 2016 (gấp 7,2 lần).

- Tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT tăng từ 164.908 triệu đồng năm 2008 lên 953.368 triệu đồng năm 2016 (gấp 5,78 lần)... Nhìn chung, chính sách BHYT đã dần đi vào cuộc sống và đem lại ý nghĩa thiết thực, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Qua nghiên cứu BHXH thành phố Đà Nẵng thực hiện chính sách BHYT có một số điểm nổi bật sau:

- Về chính sách BHYT: Mở rộng đối tượng tham gia BHYT là một trong những địa phương đề xuất với chính quyền địa phương dùng nguồn ngân sách hỗ trợ nông dân tham gia BHYT; Đối với học sinh, sinh viên đã phối hợp tốt với Sở Giáo dục và đào tạo vận động 98% số học sinh tham gia BHYT và thực hiện BHYT cho người nghèo đạt 100%.

- Về tuyên truyền: BHXH TP Đà Nẵng đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện BHYT toàn dân. Trong đó, nhiều văn bản chỉ đạo, Kế hoạch thực hiện, Quy chế liên ngành thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời 100% quận, huyện ủy đã có chỉ thị, văn bản chỉ đạo về thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn quận, huyện. Thường xuyên quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức các hoạt động thanh tra, giám sát các sở, ban ngành liên quan, các cơ quan báo, đài đã phối hợp tuyên truyền.

- Về tổ chức thực hiện: BHXH TP Đà Nẵng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cách thức thực hiện như: Là địa phương đi đầu của cả nước đã thực hiện việc phân cấp cho BHXH quận, huyện in và cấp thẻ BHYT cho tất cả các đối tượng tham gia BHYT (trước đây do cấp thành phố thực hiện) giảm được chi phí, thời gian, thủ tục cho người tham gia.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Hơn nữa hiện nay cả nước mới đạt được 20% cơ sở KCB ban đầu thực hiện thanh toán chi phí KCB theo định suất, riêng Đà Nẵng năm 2010 đã triển khai 96%, năm 2011 đã đạt được 100% qua đó từ năm 2010 đã cân đối được quỹ KCB mà trước đó năm 2009 quỹ bội chi, tạo được sự chủ động cho các cơ sở KCB, quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo (http://.www.bhxhdanang.gov.vn/).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)