Kinh nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33 - 35)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại một số quốc gia trong khu vực, tạ

1.3.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

BHYT ở Trung Quốc có hai loại: BHYT ở nông thôn (hợp tác y tế nông thôn) và BHYT ở thành phố (bảo hiểm cho nhân viên nhà nước; BH cho các xí nghiệp nhà

nước; bảo hiểm cho những người ăn theo công nhân xí nghiệp; Bảo hiểm cho các xí nghiệp tuyến quận, huyện; bảo hiểm cho các xí nghiệp tuyến xã, phường; bảo hiểm cho những người ăn theo công nhân địa phương). Trung Quốc ưu tiên đầu tư vào các dịch vụ cơ bản, nâng cao chất lượng cho các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu. Tháng 9/2009, Đảng Cộng sản Trung Quốc có kế hoạch cải cách chính sách y tế, đầu tư 850 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 92 tỷ euro trong ba năm sắp tới nhằm nâng cấp các dịch vụ y tế. Mục tiêu sau cùng là từ nay cho đến năm 2020, một tỷ ba trăm triệu dân Trung Quốc phải được hưởng các khoản BHYT tối thiểu. Năm 2010, Trung Quốc đưa 8 loại bệnh nặng vào danh mục điều trị BHYT như ung thư máu trẻ em, bệnh tim bẩm sinh trẻ em, ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ... tại các đơn vị cấp tỉnh, khu tự trị và thành phố; 1/3 khu vực thuộc diện tính toán tổng thể y tế hợp tác nông

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thôn mới sẽ đưa 12 căn bệnh như sứt môi và hở hàm ếch, ung thư phổi , ung thư thực quản , ung thư dạ dày. Tính đến cuối tháng 9 năm 2011, số người tham gia chế độ BHYT đã lên tới gần 1,3 tỷ người, chiếm trên 95% tổng dân số cả nước Trung Quốc. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là khoảng cách thu nhập các khu dân cư lớn, mức đóng cao. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đang thực hiện cải cách mức đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, cải thiện thái độ phục vụ người dân.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Năm 1997 Thái Lan công bố chiến lược BHYT toàn dân khi thu nhập bình quân vượt qua con số 2000 USD/người/năm (năm 2001 là 2853 USD). Cũng tại thời điểm 1997, số lao động trong nông nghiệp là công chức Nhà nước và thân nhân của họ thực chất vẫn hưởng chế độ cung cấp (bao cấp) trong KCB, được Ngân sách Nhà nước thanh toán toàn bộ chi phí KCB. Ở khu vực ngày người ta áp dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ. Đối tượng chính tham gia BHYT là người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp từ 1 lao động trở lên (khoảng 7 triệu người). Tỷ lệ đóng là 4,5% trong đó Nhà nước đóng 1/3, chủ sử dụng đóng 1/3 và người lao động đóng 1/3. Phương thức thanh toán chi phí trong khu vực này là khoán định suất. Còn lại 46 triệu dân được hưởng chế độ BHYT toàn dân. Theo chế độ này mỗi người đều được cấp 1 thẻ BHYT và mỗi lần đi khám bệnh hoặc vào nằm viện đều phải nộp 30% baht - còn gọi là “chương trình 30 baht”. Phương thức

thanh toán là khoán định suất đối với ngoại trú bằng 55% quỹ và theo nhóm chẩn đoán đối với nội trú bằng 45% quỹ. Thái Lan đang phải đối mặt với một loạt thách thức như sự lạm dụng BHYT, chi phí gia tăng, hệ thống quản lý phân tán, sự khác biệt khá lớn về quyền lợi giữa các khu vực đối tượng. Tuy vậy Thái Lan đặc biệt hoàn thành trong phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT theo định xuất và đang tích cực triển khai phương thức thanh toán theo chẩn đoán.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản thực hiện luật BHYT bắt buộc từ năm 1922. Là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành Luật BHYT toàn dân, nhưng đến năm 1961 chính sách BHYT toàn dân mới thực sự hoàn thành. Mức thu nhập bình quân khởi điểm của Nhật lúc bắt đầu triển khai BHYT toàn dân là 4.700 USD/người/năm. Có 2 loại quỹ BHYT chính ở Nhật: Quỹ BHYT quốc gia không có nghề nghiệp với khoảng 45 triệu thành

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

viên. Loại thứ hai là BHYT của người làm công ăn lương với khoảng 61 triệu thành viên. Bệnh nhân BHYT cùng chi trả chi phí KCB theo các mức khác nhau: người lao động tự do tự trả 30%, công chức tự trả 20% và người lao động hưởng lương tự trả 10%. Sau khi thực hiện BHYT toàn dân, BHYT của Nhật Bản đang đứng trước thử thách khủng hoảng tài chính do sự mất cân đối thu chi. Theo dự báo của BHYT Nhật Bản, năm 2001 quỹ tiếp tục bội chi khoảng 4,9 tỷ USD. Sau nhiều năm liên tục bội chi, quỹ dự phòng của BHYT quốc gia hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2001. Nhu cầu cấp bách của hệ thống BHYT Nhật Bản hiện nay là làm sao giảm thiểu chi phí y tế nhưng triên khai là: Sử dụng thuốc hợp lý, thay đổi phương thức thanh toán theo phí dịch vụ bằng phương thức thanh toán khác, thực hiện khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)