Đánh giá chung về thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 90 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị Quảng Trị

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Qua hơn 6 năm thực hiện Luật BHYT, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Trị và BHXH tỉnh Quảng Trị, hoạt động BHYT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2017 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có thể kể đến như sau:

Thứ nhất,đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng và tăng dần số lượng. Tính đến 31/12/2017, số người tham gia BHYT đã chiếm 70% dân số, việc tạo điều kiện để mọi người dân hưởng các quyền lợi trong khám, chữa bệnh BHYT,

được Bảo hiểm xã hội tỉnh tích cực thực hiện, các cơ sở y tế ngày càng nêu cao tinh thần trách nhiệm và năng lực để nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân, đáp ứng tốt hơn sự hài lòng của người bệnh. Quyền lợi trong khám, chữa bệnh BHYT của

nhân dân từng bước được đảm bảo, trong đó có rất nhiều người mắt bệnh nặng, chi phí lớn như phẫu thuật Tim mạch, chạy thận nhân tạo, thay khớp háng nhân tạo, điều trị ung thư....đã được quỹ BHYT chi trả, điều đó vừa giảm bớt một phần gánh nặng chi phí cho người bệnh, vừa tạo thêm lòng tin cho người tham gia BHYT.

Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách và pháp luật về BHYT kịp thời đã tác động tích cực đến nhận thức và sự tham gia của người dân. Trong thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT và các văn bản thực hiện đã được cấp ủy, chính quyền tại tỉnh Quảng Trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, do đó các chính sách BHYT đã từng bước đi vào cuộc sống, số lượng người hiểu biết về chính sách BHYT, tham gia BHYT ngày càng tăng. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật về BHYT khá kịp thời, nội dung phù hợp với pháp luật và thực tế tại địa phương.

Thứ ba,quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng đầy đủ hơn, công tác tổ chức khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT ngày càng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

phù hợp hơn. Địa phương đã vận dụng Nghị định 63/2005/NĐ-CP một cách đúng đắn đã tạo ra nhiều đổi mới trong thực hiện chính sách, người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi khá đầy đủ và toàn diện, vừa đảm bảo KCB với kỹ thuật cao, vừa từng bước đảm bảo quyền lợi về y tế dự phòng và phục hồi chức năng. Qua đó thấy rằng, sự vào cuộc khá đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh xuống tận cơ sở trong việc đẩy mạnh thực hiện phát triển BHYT là một thuận lợi lớn để thực hiện chính sách BHYT tại tỉnh Quảng Trị đúng lộ trình.

Thứ tư,tổng quỹ BHYT tăng dần hàng năm và quản lý các khoản chi hợp lý. Nguồn kinh phí từ BHYT đã góp phần quan trọng, ổn định trong việc bảo đảm ngân sách hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế. Nguồn thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT từ chỗ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn thu của các cơ sở khám, chữa bệnh, cho đến nay BHYT ngày càng tăng lên và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong

nguồn thu của các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn.

Thứ năm, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có xu hướng giảm xuống. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện phát triển BHYT, mặc dù nó đã làm cho số lượng và tỷ trọng tham gia BHYT của nhóm đối tượng này giảm xuống, trong khi đó các chính sách của nhà nước đang mở rộng hỗ trợ đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 90 - 91)