Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 101)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

3.2.4. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để nâng cao chất

chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT

3.2.4.1. Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh đi với thi đua khen

thưởng

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành BHXH tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo cấp thẻ BHYT và giải quyết kịp thời các chế độ đối với người tham gia BHYT; chủ động rà soát, phân loại đối tượng, xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển BHYT; đẩy mạnh công tác khai thác, phát triển đối tượng; tăng cường công tác giám định BHYT; phân loại đối tượng đăng ký KCB ban đầu theo hướng giảm tỷ lệ đăng ký tại các cơ sở KCB tuyến trên; nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: tăng cường nhân lực, nâng cao y đức phục vụ người bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại bệnh viện và các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi người có thẻ BHYT; tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ tại các cơ sở KCB; đầu tư trang thiết bị y tế, tăng cường phát triển các kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng điều trị trên cả 2 lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng.

Nghiên cứu, đổi mới phương thức thu, đóng BHYT, công tác quản lý và cấp thẻ BHYT phù hợp với theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Nâng cao chất lượng KCB, cải tiến quy trình, thủ tục trong tổ chức KCB và thanh toán viện phí, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT. Tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở. Từng bước đổi mới phương thức giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Tăng cường quản lý giá thuốc, vật tư y tế; chống các hành vi trục lợi quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT và cân đối quỹ.

Kịp thời khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác phát triể BHYT, xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định pháp luật về BHYT. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phát triển BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đưa nội dung triển khai phát triển BHYT vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

3.2.4.2. Giáo dục y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ

Bệnh viện đa khoa các huyện cần dành thời gian cho việc rèn luyện y đức, và trình độ chuyên môn. Vì trình độ và y đức là cái gốc của cán bộ nghành y tế, do vậy mọi hoạt động về tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ đều hướng về nội dung này. Y đức của người thầy thuốc được thể hiện cụ thể, rõ nét trong từng động tác, từng hành vi ứng xử của cán bộ y tế đối với bệnh nhân.

Bệnh viện đa khoa huyện cần dành thời gian cho các cuộc thi, viết các bài tìm hiểu về y đức và đặc biệt chú trọng đến; y đức là sự tận tâm với người bệnh, coi người bệnh như người thân của chính mình, trong đó việc gần gũi tìm hiểu, động viên kịp thời giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, quên đi những đau đớn về bệnh tật. Trong khi làm thủ thuật thì áp dụng các biện pháp nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất, hiệu quả nhất. Bệnh viện cần nhấn mạnh lời Bác dạy: “Người thấy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”, mỗi cán bộ Bệnh viện đa khoa huyện, bằng hành động cụ thể của mình, luôn phấn đấu, rèn luyện, hết long vì người bệnh, để người bệnh được điều trị tốt nhất, được chăm sóc tận tình, chu đáo.

3.2.4.3. Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ ngành y tế

Thực tế, trong ngànhy có những người có mức thu nhập rất cao, nhưng cũng có những người có mức thu nhập thấp thật sự. Có thể, ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương lương bác sỹ cao nhưng bác sỹ ở tuyến cơ sở như ở huyện nhân viên y tế có mức lương không đủ sống vì giá phí thấp, chế độ, chính sách thấp. Vì thế họ không thể yên tâm làm việc khi bên cạnh họ là rất nhiều khoản mục chi tiêu trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Muốn trang trải được cuộc sống họ phải chạy vạy làm chân trong, chân ngoài, họ có thể nhũng nhiễu để có thêm thu nhập. Ví dụ, họ có thể tiêm nhẹ nhàng hơn, nếu được gửi phong bì bồi dưỡng. Số phong bì bồi dưỡng này có thể làm cho thu nhập của các nhân viên y tế tăng lên đáng kể.

Với mức chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa việc hành nghề ở thành phố lớn so với Quảng Trị như hiện nay, thì hiện tượng thiếu hụt những bác sĩ có tay nghề ở tuyến huyện là điều dễ hiểu. Như vậy thì điều cần thiết là một chính sách trợ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

cấp về thu nhập để thu hút các bác sĩ có tay nghề về với bệnh viện đa khoa huyện. Nếu những người có tay nghề về công tác tại bệnh viện thì sẽ tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện, bệnh nhân sẽ không vượt tuyến nữa, sẽ giảm tải được cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Có được chính sách lương tốt cho cán bộ ngành y tế thì tình trạng gây phiền hà khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT sẻ được cải thiện trong tương lai.

3.2.4.4. Xây dựng chính sách hỗ trợ mức phí đóng BHYT

Với mức phí BHYT tự nguyện 702.000 đồng/người/ năm như hiện nay là quá cao so với thu nhập của người dân và cao hơn mức thu nhập chuẩn nghèo quy định của Nhà nước (700.000đ), Nhà nước cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ mức phí đóng BHYT phù hợp.

Để bảo đảm công bằng và bền vững, Nhà nước cần có trách nhiệm sử dụng ngân sách để hỗ trợ đóng BHYT cho người tham gia khu vực lao động tự do, nông dân, xã viên Hợp tác xã, thân nhân người lao động, giảm dần việc bao cấp của ngân sách nhà nước cho các bệnh viện.

3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ BHYT cho ngƣời tham gia

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT còn những hạn chế, để nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất,đổi mới phương pháp tổ chức làm thủ thục KCB

Cải cách thủ tục hành chính trong KCB và trong thanh toán chi phí KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh. Trang bị cơ sở vật chất và tạo không gian tại các “điểm chờ” ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trang bị hệ thống “lấy số và gọi tên” tại các điểm làm thủ tục từ bước “tiếp nhận hồ sơ”đến bước “trả kết quả”tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

Thứ hai, nâng cao năng lực cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Giảm số người tham gia BHYT nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lượng người tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lượng chữa bệnh. Giảm tải cho các bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và giảm số lượng ca bệnh chuyển tuyến trên cùng địa bàn và chuyển tuyến đi địa bàn

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

ngoài tỉnh. Tạo niềm tin cho người tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là hệ thống cơ sở trạm y tế tuyến xã/phường.

Thứ ba, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT. Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ KCB. Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh. Nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị một cách hợp lý..

Thứ tư, xây dựng gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, sự ổn định của quỹ BHYT, hệ thống cung ứng dịch vụ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các văn bản và tiêu

chuẩn cụ thể đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để đảm bảo chất lượng với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế; chính sách cung cấp thuốc cho người bệnh BHYT.

Thứ năm, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới bệnh viện, mạng lưới cơ sở y tế của địa phương: Quy hoạch phát triển mạng lưới của các chuyên khoa để hoàn chỉnh mạng lưới bệnh viện, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020.

Phát triển mạng lưới y tế dự phòng với sự tham gia phối hợp của nhiều ngành để giải quyết những vấn đề sức khỏe cấp bách của cộng đồng, sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tim mạch, đái tháo đường..., các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe như thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí, giảm nhu cầu KCB của nhân dân.

Tiếp tục thực hiện đầu tư, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và chất lượng KCB: Đầu tư cho y tế cơ sở thông qua thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện; tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác y tế, đa dạng các hình thức tổ chức KCB để đáp ứng nhu cầu và chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng cao của nhân dân.

Nâng cấp, mở rộng và xây mới để tăng nhanh số giường bệnh cho các bệnh viện hiện đang quá tải trầm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đồng thời, đầu tư nâng cấp, mở rộng giường bệnh và kỹ thuật chuyên khoa hiện đại cho bệnh viện tuyến huyện. Tăng cường trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng cho các Trạm y tế xã gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Xây dựng và ban hành các quy định về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở KCB, thuận lợi trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật ở tuyến dưới đồng thời hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến không cần thiết.Hình thành mạng lưới bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến tỉnh.

Thực hiện theo hình thức chuyển giao kỹ thuật trọn gói từ tuyến trên cho tuyến dưới thông qua việccử cán bộ tuyến trên xuống đào tạo cho tuyến dưới hoặc cán bộ tuyến dưới lên học ở tuyến trên để tăng cường năng lực cho tuyến dưới, hạn chế chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Thứ sáu, nâng cao năng lực của trạm y tế xã

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB ban đầu của người tham gia BHYT, đảm bảo 100% số trạm y tế xã tổ chức khám, chữa bệnh BHYT. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Có cơ chế khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế xã. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế tuyến cơ sở, ưu tiên cho các bệnh viện vệ tinh, tuyến huyện, Trạm y tế xã.

3.2.6. Giải pháp tăng cƣờng phối hợp hoạt động của các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp với cơ quan BHXH

Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành và cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị nghiêm túc và đồng bộ hơn. Trước hết, các phòng, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tỉnh Quảng Trị, chính quyền các xã, phường cần đề cao trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHYT, phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát của tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHYT và phát hiện những hạn chế, yếu kém, sai phạm, kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực trong cộng đồng.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ trì, xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với Phòng Lao động, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Y tế trong việc lập dự toán lập dự tón, lập danh śch và chuyển tiền đóng BHYT cho các đối tượng được ngân śch Nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan khảo sát,

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thống kê số đơn vị sử dụng lao động, số lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để mở rộng nguồn thu, phát triển đối với từng loại đối tượng, trong từng năm. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để phối hợp với Cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện Kế hoạch phát triển BHYT.

3.2.7. Giải pháp tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành Sở y tế, Sở lao động TB-XH, Bảo hiểm xã hội thực hiện kiểm tra 100% doanh nghiệp và các tổ chức liên quan về thực hiện quy định về BHYT. Phân định rõ trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHYT của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; đặc biệt là vai trò của UBND tỉnh Quảng Trị trong việc chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17

tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chương này, luận văn đề xuất 6 nhóm giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị, cụ thể là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện nghiêm chính sách pháp luật,

các chương trình, mục tiêu, kế hoạch về BHYT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; Tăng cường hoạt động phối hợp của các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp với Cơ quan BHXH bằng quy chế cụ thể để triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế; Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT; Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; Đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán, giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thực hiện đề án này thể hiện quyết tâm từng bước tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về BHYT là một trụ cột của chính sách an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Các cơ quan ban hành chính sách pháp luật về BHYT, cơ quan tổ chức thực hiện, UBND các địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)