Quan điểm, mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 95)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Quan điểm chung

Bảo hiểm y tế là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống

chính sách an sinh - xã hội, đã được thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế, được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. Quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT có bước đi và lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận xây dựng, phát triển các chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở nước ta. Trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị, để thực hiện mục tiêu phát triển BHYT, chính quyền địa phương và ngành Bảo hiểm xã hội xác định các quan điểm phát triển như sau:

Một là, thực hiện chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thực hiện tốt chính sách BHYT thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước

và chính quyền tại tỉnh Quảng Trị đối với việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chính sách BHYT đã tạo được sự đoàn kết, tương thân, tương ái mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạnnạn do đau ốm hoặc tuổi già, tai nạn, thất nghiệp...Chế độ BHYT có diện bao phủ rộng khắp, tạo thành tấm lưới che chắn vững chắc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe cho con người

Hai là, tham gia BHYT là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro về sức khỏe của mỗi người dân.

Thông qua các chế độ BHYT giúp cho người dân nâng cao khả năng phòng chống, vượt qua khó khăn, hạn chế tác động tiêu cực trước những rủi ro trong cuộc sống và “bẫy nghèo” trong y tế. Phát triển BHYT là tiền đề và điều kiện để thực

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, là nhân tố quan trọng giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

Ba là, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHYT.

Quan điểm này đặt ra một mặt nhằm bảo đảm tổng quỹ BHYT của tỉnh, nhưng đồng thời phải thực hiện chi trả chi phí KCB một cách hợp lý, công bằng. Với mục đích, ý nghĩa sâu sắc, thực hiện tốt chính sách BHYT là thiết thực, hiệu quả nhất trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển theo đường lối phát triển - kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện được hiệu quả công tác phát triển BHYT, thì hệ thống an sinh xã hội Quốc gia ngày càng vững mạnh, giảm bớt gánh nặng chi từ nguồn ngân sách nhà nước, giúp cho Nhà nước tập trung nguồn lực thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là, mở rộng và hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị phải xây dựng kế hoạch và các giải pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu chung

Căn cứ mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 21-CTr/TƯ ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số

47- KH/BCS ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; đề ra mục tiêu phấn đấu thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn tại tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 như sau: Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế; bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng BHYT; nhất là BHXH tự nguyện; phấn đấu thực hiện phát triển BHYT; góp

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Xây dựng Ngành BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT : Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%;

Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 đạt tỷ lệ 85% dân số tham gia

BHYT.

Đến năm 2020 phấn đấu có trên 90% dân số tham gia BHYT;

Phấn đấu hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ bằng các chương trình phần mềm; có trên 90% văn bản, tài liệu được giao dịch, trao đổi dưới dạng điện tử.

3.1.3. Định hƣớng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở định hướng các chính sách về BHXH, BHYT của Nghị quyết số

21-NQ/TW, việc phát triển BHYT toàn dân tại tỉnh Quảng Trị cần quán triệt và thực hiện phương hướng được thể hiện rõ nét ở những vấn đề sau:

Một là, thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHYT xây dựng niềm tin, tạo nền tảng vững chắc để phát triển, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham

gia BHYT.

Hai là, xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể, định hướng cho việc tổ chức thực hiện với mốc thời gian phấn đấu đến năm 2020, tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT trong đó: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%; Mở rộng các nhóm đối tượng để đến cuối năm 2019 đạt tỷ lệ 90% dân số tham gia BHYT; Đến năm 2020 phấn đấu có trên 95% dân số tham gia BHYT, điều này đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn thể xã hội cùng đồng lòng, chung sức, nỗ lực thực hiện.

Ba là, sử dụng an toàn và đảm bảo cân đối quỹ BHYT. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, thực hiện nguyên tắc đảm bảo an toàn về độ tin cậy tài chính của Quỹ BHYT. Nguồn quỹ BHYT phải được đảm bảo và luôn trong tình trạng có sẵn để kịp thời thực hiện việc chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT.

Bốn là, xây dựng hệ thống BHXH chuyên nghiệp, hiệu quả cao, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia và thụ hưởng chế

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

độ bằng các chương trình phần mềm; có trên 100% văn bản, tài liệu được giao dịch, trao đổi dưới dạng điện tử. Mục tiêu đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH trước nhiệm vụ ngày càng cao của giai đoạn mới. Những yêu cầu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ, viên chức BHXH phải nỗ lực vươn lên về mọi mặt, cả về học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong và ý thức tổ chức, kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, xứng đáng là công bộc của nhân dân.

3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Giải pháp tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện BHYT trên địa bàn

Cấp ủy Đảng các cấp phải quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị.

Trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, cần xác định phát triển BHYT là một nội dung quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ đạo các phòng, Ban, Ngành, BHXH ở địa phương phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn. Đưa tiêu chí người dân tham gia BHYT vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Trị; triển khai thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng chính sách tham gia BHYT theo quy định. Từ đó, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội và nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Các cấp, các ngành phải nhận thức được việc thực hiện phát triển BHYT là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân về BHYT thông qua sự chỉ đạo của các phòng, ban và UBND các xã, phường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo quy định của pháp luật.Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được NSNN đóng hoặc hỗ trợ đóng theo quy định của Luật BHYT. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Có thể nói công tác chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành có vai trò quyết định, bởi vì, chủ trương BHYT mang tính toàn dân, phụ thuộc vào nhiều ngành,

nhiều cấp khác nhau. Nếu không có sự chỉ đạo cụ thể và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục thì không thể đạt được kết quả như mong muốn.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể, nhất là tráchnhiệm của chính quyền cơ sở. UBND tỉnh Quảng Trị chủ động rà soát, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các xã, phường; tiếp đến, UBND xã, phường giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ dân phố, thôn để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện. Bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật BHYT. Các cấp, các ngành phải xem việc thực hiện phát triên BHYT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT đến tận ngƣời dân luật về BHYT đến tận ngƣời dân

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, thực hiện phát triển BHYT nói riêng luôn là nhiệm vụ có tính thường xuyên, lâu dài; phải kiên trì với nhiều hình thức khác nhau, đa dạng về nội dung, có những minh chứng thực tế để người dân đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và hiểu, tự giác tham gia. Trong đó, cần chú ý một số nội dung cụ thể là:

Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Tuyên truyền, hướng dẫn trang bị kiếnthức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, xóa bỏ những thói quen, tập tục lạc hậu để chữa bệnh có hại đến sức khoẻ, để khi người dân có bệnh mắc phải họ đến các cơ sở KCB điều trị kịp thời. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, về quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHYT, lợi ích của việc tham gia BHYT.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, thúc đẩy sự tự giác tham gia BHYT của các nhóm đối tượng.

Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở Khám chữa bệnh, trung tâm hành

chính của tỉnh, thành phố, xã, thị trấn đơn vị sử dụng lao động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của thị trấn, xã, các hội, đoàn thể, mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng...

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện mạng lƣới đại lý BHYT, cộng tác viên BHYT

Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống đại lý BHYT tự nguyện, cộng tác viên BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường để xây dựng đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT tự nguyện tại hai kênh xã, thị trấn và Bưu điện huyện, đẩy mạnh về số lượng và chất lượng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Đây là một đội ngũ quan trọng, là cầu nối giúp cho người dân tiếp cận với chính sách BHYT, đồng thời thực hiện thu BHYT có hiệu quả.

Đại lý, cộng tác viên BHYT phải là những người có kỹ năng truyền đạt, thuyết phục, vận động, có kiến thức chung về chính sách BHYT, khả năng tính toán, biết cách quản lý thời gian, công việc.

Cơ quan BHXH phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, bổ sung các kiến thức về BHYT cho đội ngũ đại lý, cộng tác viên. Đồng thời thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những đại lý, cộngtác viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

3.2.4. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT

3.2.4.1. Cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh đi với thi đua khen

thưởng

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành BHXH tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thực hiện chính sách BHYT, đảm bảo cấp thẻ BHYT và giải quyết kịp thời các chế độ đối với người tham gia BHYT; chủ động rà soát, phân loại đối tượng, xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển BHYT; đẩy mạnh công tác khai thác, phát triển đối tượng; tăng cường công tác giám định BHYT; phân loại đối tượng đăng ký KCB ban đầu theo hướng giảm tỷ lệ đăng ký tại các cơ sở KCB tuyến trên; nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: tăng cường nhân lực, nâng cao y đức phục vụ người bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại bệnh viện và các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế TOÀN dân tại TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 95)