Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

1 .3Khái quát làng nghề Bờ Đậu

1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

1.3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây xã Cổ Lũng đã chủ động đƣa các giống cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp theo định hƣớng phát triển của huyện, tỉnh.

Hiện nay, đất sản suất nông nghiệp trên địa bàn xã là 1288,39ha chiếm 75,92% diện tích tự nhiên của xã và có giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản suất của xã đạt 17 %.

Trong ngành nông nghiệp loại cây chủ yếu là lúa, diện tích chủ động cấy hai vụ đạt 310 ha trở nên chiếm 86 – 87% diện tích đất trồng lúa, năng suất bình quân trên 50 tạ/ha. Sản lƣợng lƣơng thực năm 2006 là 3.344,4 tấn, đến năm 2010 là 3.783 ha tăng 1,33 tấn. Tăng bình quân 4,54%.

b. Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của xã Cổ Lũng theo kết quả thống kê đất đai, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 342,25 ha chiếm 38,66% đất sản xuất nông nghiệp, toàn bộ diện tích đã đƣợc giao khoán tận hộ gia đình. Các cây trồng

kinh tế, xã hội: giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trƣờng sống.

c. Chăn nuôi

Tình hình sản xuất chăn nuôi chƣa thực sự phát triển mạnh, các hộ gia đình chủ yếu nuôi lợn, bò, gia cầm tận dụng nguồn nông sản sẵn có và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm từ chăn nuôi chƣa mang tính hàng hoá.

Theo thống kê năm 2010, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã là 76.434 con. Trong đó: đàn trâu, bò 291 con; đàn lợn 9.143 con, đàn gia cầm 67 ngàn con. Tuy nhiên việc chăn nuôi chủ yếu là tự phát chƣa có khu quy hoạch chăn nuôi tập trung, chƣa có đầu ra ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 60,74 ha, sản lƣơng đạt 40 tấn. Hình thức nuôi chủ yếu là chăn thả, loài nuôi chủ yếu là cá thịt và sản suất cá giống.

d. Công nghiệp và thủ công nghiệp

Xã Cổ Lũng là xã nằm phía Nam của huyện Phú Lƣơng, tuy nhiên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm và mang tính nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chƣa có sự đa dạng, chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực nhƣ: Khai thác khoáng sản, may mặc, cơ sở gia công cơ khí máy công cụ, sản xuất gạch, ngói với quy mô tự phát, không mang tính quy hoạch đồng bộ.

Trong những năm vừa qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã đã có bƣớc phát triển, ƣớc tính năm 2010 giá trị ngành công nghiệp, xây dừng trên địa bàn xã là 4,2 tỷ đồng mỗi năm tăng 5%. Hoạt động thƣơng mại trên địa bàn xã phát triển khá mạnh nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng thấp. Xã có 1 hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp, 2 tổ hợp tác, 1 làng nghề và 403 cơ sở dịch vụ, thƣơng mại nhƣ: buôn bán hàng tạp hóa, buôn bán lƣơng thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng giống, dịch vụ thủy lợi,...

Tình hình cung ứng dịch vụ các sản phẩm đầu ra cho trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu là do một số tổ chức đƣợc chính quyền ủy quyền và tƣ thƣờng

làm đầu mối hoặc trung gian bao tiêu sản phẩm. Trong những năm tới cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thƣơng mại, phát triển kinh tế. Chú trọng đƣa các sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hoá trên thị trƣờng.

1.3.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Theo thống kê năm 2013, dân số của xã Cổ Lũng là ngƣời 9200, tổng số hộ là 2320 hộ, mật độ dân số là 525 ngƣời/km². Làng Bờ Đậu hiện nay có 236 hộ và 864 khẩu. Tuy làng nhỏ nhƣng do đặc thù của khu vực miền núi, nên có các dân tộc sống xen kẽ với nhau, làng có 7 thành phần dân tộc, bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Lào, Mƣờng, Dao. Tuy có nhiều thành phần dân tộc nhƣng dân tộc Kinh vẫn chiếm tỉ lệ đa số, sau đó là dân tộc Tày, các dân tộc khác chỉ có vài ngƣời và họ cũng là ngƣời di cƣ từ nơi khác đến do mối quan hệ hôn nhân. Làng Bờ Đậu xƣa kia chủ yếu làm nông nghiệp, nhƣng đến nay 1/3 (gần 80 hộ gia đình) cƣ dân chuyển sang làm nghề gói và kinh doanh bánh chƣng, còn số còn lại theo các nghề kinh doanh buôn bán hoặc nghề công chức, nghề phụ khác nhƣ sửa chữa ô tô, cơ khí. Trình độ dân trí cao nhất trong các thôn của xã Cổ Lũng với 15 ngƣời học đại học, 8 ngƣời học cao đẳng, 10 ngƣời học trung cấp (khảo sát thực tế năm 2011).

Theo kết quả thống kê trên tình hình biến động dân số của xã không lớn. Tỷ lệ tăng dân số khá ổn định, phản ánh tính hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền xã, ngƣời dân đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đình, sinh ít đẻ thƣa để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái đƣợc ăn học đầy đủ.

Số ngƣời trong độ tuổi lao động: 4767 ngƣời. số ngƣời làm trong những lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp: 3665 ngƣời, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 76,9%. Số lao động đi làm tại các tỉnh khác: 400 ngƣời. Tỉ lệ lao động tại địa phƣơng tƣơng đối cao, đại bộ phận là lứa tuổi trung niên và ngƣời già, lớp trẻ chủ yếu đi học và làm nghề tại cơ quan doanh nghiệp. Hàng năm ngành CN- TTCN, thƣơng mại và dịch vụ ở địa phƣơng đã tạo điều kiện

giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân và thu hút đáng kể lao động từ các địa phƣơng khác tới tham gia.

1.3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hệ thống giao thông của xã nhìn chung là thuận lợi có hai tuyến giao thông quốc gia đi qua bao gồm: quốc lộ 3 và Quốc lộ 37, dài 5,2 km, tuyến đƣờng sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua xã 2 km, hiện nay một số tuyến đƣờng chính của xã đã đƣợc đầu tƣ, bê tông hoá, tuy nhiên số lƣợng còn nhỏ; các tuyến đƣờng liên thôn xóm của xã chƣa đƣợc bê tông hoá, điều kiện đi lại cũng nhƣ phát triển kinh tế, xã hội của xã còn nhiều khó khăn.

b. Thuỷ lợi

Xã có hệ thống thủy lợi tƣơng đối hoàn chỉnh. Xã có 3 hồ đập lớn nhỏ chứa nƣớc, 4 trạm bơm nƣớc, với tổng diện tích đất thủy lợi là 3,50 ha và đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng là 44,78ha, với 4km kênh tƣới đã đƣợc bê tông hóa đã cung cấp cho 50% diện tích gieo trồng. Hiện nay, cơ bản đã chủ động tƣới tiêu cho sản xuất và cung cấp nƣớc sinh hoạt của nhân dân.

c. Y tế

Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức. Hiện nay, trạm Y tế xã có 04 cán bộ y tế, trong đó có 1 trạm trƣởng và 3 cán bộ chuyên môn phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Các trang thiết bị phụ vụ công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn; công tác y tế hàng tháng đều tiến hành tổ chức kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm. Duy trì và thực hiện tốt các chƣơng trình tiêm chủng mở rộng và các chƣơng trình y tế quốc gia.Trong năm 2013 Trạm y tế xã đã khám và chữa bệnh cho trên 11.255 lƣợt ngƣời.

d. Cơ sở hạ tầng khác

+ Bƣu điện - Hệ thống thông tin bƣu điện: hiện nay, xã đã có điểm bƣu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc của xã trong những năm gần đây đã đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của ngƣời dân địa phƣơng.

+ Hệ thống lƣới điện: Trong những năm qua mạng lƣới điện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng với hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Nhìn chung hệ thống điện đã đảm bảo chuyển tải đủ điện năng cho các cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị và các hộ dân trong xã có điện thắp sáng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.

+ Hệ thống cung cấp nƣớc sạch: Hiện nay xã chƣa có hệ thống cung cấp nƣớc sạch, ngƣời dân chủ yếu sử dụng nƣớc sinh hoạt từ hệ thống giếng khơi của hộ gia đình. Trong những năm tới, cần đầu tƣ, xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho ngƣời dân.[5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)