Chính sách phát triển nghề bánh chƣng của các cấp chính quyề nở xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

3 .7Vấn đề môi trƣờng trong làng nghề

3.8 Chính sách phát triển nghề bánh chƣng của các cấp chính quyề nở xã,

huyện, tỉnh Thái Nguyên

Việc đẩy mạnh phát triển làng nghề nông thôn nói chung và làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh hiện nay. Làng nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra cầu nối giữa nông thôn với thành thị, giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa truyền thống với hiện đại; sẽ huy động tổng hợp các lực lƣợng lao động, là động lực quan trọng làm thay đổi cơ cấu lực lƣợng lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làng nghề phát triển không những thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần thực hiện có hiệu quả sự liên minh các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, lƣu giữ một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND tỉnh Thái Nguyên đã có những chƣơng trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nhấn mạnh chƣơng trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ƣu tú, nghệ nhân nhân dân, thƣơng hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông thôn nƣớc ta.

Ngày 17/12/2007, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 2891/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục

xét công nhận làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để tiến hành công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi, nghệ nhân cấp tỉnh. Theo đó:

- Ƣu tiên hỗ trợ xây dựng hạ tầng các làng nghề đã đƣợc UBND tỉnh công nhận, nằm trong các xã đăng ký xây dựng đạt tiêu chí "nông thôn mới".

- Căn cứ vào kết luận của Hội đồng khoa học của tỉnh về kết quả đề tài ứng dụng xây dựng làng nghề điểm để triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ 50% chi phí mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhƣng tối đa không quá 500 triệu đồng/1 làng nghề.

Nâng mức hỗ trợ các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt tiêu chí theo qui định, đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận, cụ thể nhƣ sau:

- Làng nghề truyền thống: 40 triệu đồng/làng nghề. - Làng nghề: 35 triệu đồng/làng nghề.

Nâng mức khen thƣởng Nghệ nhân, thợ giỏi đạt danh hiệu cấp tỉnh, đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận, cụ thể nhƣ sau:

- Khen thƣởng 3 triệu đồng/nghệ nhân. - Khen thƣởng 1 triệu đồng/thợ giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)