Nhân tố văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

1 .3Khái quát làng nghề Bờ Đậu

1.5 Những thuận lợi cho việc hình thành nghề làm bánh chƣng ở làng Bờ Đậu

1.5.3 Nhân tố văn hóa – xã hội

Nhân tố này bao gồm các điều kiện nói chung về môi trƣờng văn hóa – xã hội của làng nghề, các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc...

Trƣớc hết là yếu tố truyền thống và tập quán đóng một vai trò quan trọng. Đặc điểm này không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng và đời sống tinh thần của cƣ dân nông thôn. Yếu tố truyền thống có những tác động trái ngƣợc nhau tới sự phát triển của làng nghề. Một mặt, những ràng buộc và quy ƣớc trong luật nghề, lệ làng đề ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi ngƣời sản xuất phải sản xuất kinh doanh một cách trung thực, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm tốt, thì những quy định về việc truyền nghề một cách hạn chế lại không có đƣợc những tác động tích cực tới việc mở rộng sản xuất của làng.

Sự du nhập lối sống đô thị và những mâu thuẫn giữa các lối sống, các thế hệ ở nông thôn. Nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển giao những công nghệ mới, những kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh vào nông thôn. Nó cũng góp phần thúc đẩy quá trình giao lƣu hàng hóa trên thị trƣờng quốc gia. Tuy nhiên quá trình này cũng tạo ra một tác động bất lợi cho sự phát triển của nông thôn: sự di dân từ nông thôn ra các đô thị, các vùng có trình độ cao hơn về kinh tế và văn hóa.

Ngoài ra trình độ nhận thức và học vấn của ngƣời lao động cũng có ảnh hƣởng đến việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Một nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển của làng nghề là các chính sách của Nhà nƣớc. Chính sách của Nhà nƣớc là tổng thể các biện pháp tác động vào nông nghiệp- nông thôn nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn. Thực tế cho thấy, nhờ có các chính sách khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nƣớc ta mà một số lớn các làng nghề đƣợc bảo tồn và khôi phục. Các chính sách có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sản xuất làng nghề tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển sức mạnh của các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện mức sống của ngƣời dân nông thôn. Sự tác

động của chính sách đảm bảo cho sự thành công và phát triển của các làng nghề, phát huy những yếu tố tích cực và khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của ngƣời dân làng nghề. Những chính sách đúng đắn, kịp thời sẽ là động cơ quan trọng tạo động lực cho phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn và từ đó góp phần phát triển khu vực nông thôn.

Tiểu kết

Ở khu vực phía Bắc, khi nhắc đến các làng nghề kinh doanh bánh chƣng chúng ta không lạ với các làng nghề nổi tiếng nhƣ: làng nghề bánh chƣng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội), làng Bạc (Phú Thƣợng, Tây Hồ, Hà Nội), làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh, HN), làng Đầm thuộc xã Liêm Tuyền (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)…Bánh chƣng là loại bánh xuất hiện khá lâu đời trong văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt Nam. Trải qua các giai đoạn biến cố thăng trầm của lịch sử, bị các đế quốc xâm lƣợc và đồng hóa về mặt văn hóa, thế nhƣng văn hóa ẩm thực nhất là bánh chƣng vẫn còn tồn tại sâu đậm trong đời sống nhân dân Việt Nam. Ngày nay, do tác động của kinh tế thị trƣờng và đô thị hóa đã có rất nhiều gia đình không còn đủ điều kiện để gói bánh chƣng trong những ngày lễ, ngày tết nên xuất hiện những làng quê chuyên gói bánh chƣng để giao cho các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên phạm vi tỉnh và các khu lân cận. Chính vì vậy, cùng với nhiều làng khác làng Bờ Đậu đã đƣợc tỉnh Thái Nguyên ra quyết định số 923/QĐ – UBND ngày 27/04/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công nhận làng nghề , làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2009. Nghề có lịch sử hình thành và phát triển gần 30 năm vì thế lao động có trình độ tay nghề chiếm tỷ lệ cao đã tạo điều kiện cho việc truyền nghề và học nghề. Trong những năm qua, nghề đã mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, tăng giá trị sản xuất và tiêu thụ nên đã thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các CSSX. Bên cạnh đó, với lợi thế của làng nghề nằm ven đƣờng quốc lộ 3 và quốc lộ 37, và khu vực ngã ba đƣờng nên việc thu mua cũng nhƣ vận chuyển sản phẩm khá thuận lợi.

CHƢƠNG 2: Sự HÌNH THÀNH NGHề LÀM BÁNH CHƢNG VÀ QUÁ TRÌNH TạO RA SảN PHẩM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)