Tình hình thu nhập kinh tế từ nghề bánh chƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

2 .4Vai trò của phụ nữ trong nghề làm bánh chƣng

2.6 Tình hình thu nhập kinh tế từ nghề bánh chƣng

Tính từ khi manh nha thành lập đến nay, nghề bánh chƣng phát triển đƣợc hơn 30 năm. Từ chỗ bán nhỏ lẻ của một số hộ ven đƣờng đến nay đã phát triển thành 70 hộ và đƣợc UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận thành làng nghề của tỉnh. Hình thức sản xuất sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp nhƣng bao năm phát triển thì sản phẩm bánh chƣng đã đem lại hiệu quả kinh tế to lớn đối với ngƣời dân Bờ Đậu. Từ một làng quê khó khăn, ngƣời dân chỉ làm nghề nông là chính, thu nhập chỉ đủ ăn đến nay cơ cấu kinh tế thay đổi sang hƣớng tích cực hơn. Đó là, số hộ làm nông nghiêp tại làng Bờ Đậu giảm đi rất nhiều thay vào đó là số hộ chuyển từ nông nghiệp sang kinh doanh, dịch vụ và các ngành nghề khác nhƣ sản xuất bánh chƣng, bánh mì...Chính vì vậy, đời sống kinh tế của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, mức sống đƣợc nâng cao, trình độ dân trí phát triển. Khi tổng kết phiếu điều tra, cho thấy mức thu nhập của ngƣời dân làm bánh chƣng từ 2,5 triệu – 3 triệu (năm 2007) lên 5 triệu đồng đến 12 triệu đồng/tháng (2012) [2]. Số hộ chỉ kinh doanh không sản xuất bánh chƣng (hộ kiêm - lấy hàng về bán) thì thu nhập khoảng 5 -7 triệu/tháng. Số hộ vừa sản xuất, vừa bán (hộ chuyên) thu nhập bình quân từ 8- 10 triệu/ tháng. Số tiền sau khi trừ mọi chi phí là khoảng 7-8 triệu/tháng. Số tiền thu nhập thay đổi khác nhau giữa các tháng, các tháng hè nóng thƣờng thu nhập ít hơn những tháng lạnh, thu nhập vƣợt trội hơn hẳn là vào tháng Tết. Có thể nói, làm một tháng Tết doanh thu bằng rất nhiều tháng cộng lại. Với lợi nhuận kinh tế cao nhƣ vậy, khiến nhiều hộ gia đình có bao nhiêu nhân khẩu đều dồn hết nhân lực để làm nghề. Việc kinh doanh bánh chƣng không chỉ làm giàu cho chính những hộ làm nghề, mà từ đây cũng góp phần không nhỏ cho tạo thu nhập cho những ngƣời lao động làm thuê. Mỗi một hộ thuê từ

3-5 nhân công mỗi ngày, làm từ 6 giờ sáng đến 17 giờ chiều, tiền công là 4,5 triệu/tháng.

Bảng 1: Thu nhập của ngƣời sản xuất và kinh doanh bánh chƣng Bờ Đậu từ 2010 – 2013 (ĐVT: VND) Năm 2010 2011 2012 2013 TNbq/lđ/tháng 3 500.000 4 000.000 5 000.000 5 000.000 Hộ chuyên 5 000.000 5 000.000 6 500.000 7 000.000 Hộ kiêm 3 000.000 3 500.000 4 500.000 4 500.000 (Nguồn: Khảo sát thực tế, 2012)

Số vốn thu đƣợc hàng tháng đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích tùy theo mỗi hộ gia đình. Có hộ đầu tƣ vào việc xây dựng cửa hàng, sửa chữa nhà cửa, mở thêm cửa hàng, hoặc mua ô tô con, gửi ngân hàng. Nhƣng phần lớn khi đƣợc hỏi thì các hộ đều nói: đầu tƣ cho con ăn học và dành một phần vào việc mua vàng, hoặc đầu tƣ vào bất động sản để tránh rủi ro trong kinh tế. Ngoài số tiền thu đƣợc từ việc kinh doanh bánh chƣng, những hộ gia đình này còn tận dụng gạo tấm, nƣớc vo gạo, vỏ đậu xanh...để nuôi gia súc, gia cầm. Trong 70 hộ làm nghề bánh chƣng thì đến già nửa trong số đó có nuôi lợn hoặc nuôi gà. Số lợn nuôi trong mỗi hộ trung bình từ 3 – 5 con, số gà từ 10 -20 con. Việc nuôi thêm gia súc, gia cầm cũng tạo thêm thu nhập cho mỗi hộ gia đình trong năm.

Tiểu kết

Nghề bánh chƣng khá đơn giản với hình thức làm chủ yếu là thủ công nên dễ học và dễ làm, hầu hết các lao động sau một thời gian học nghề ngắn đã có thể làm nghề thành thạo. Hiện nay, nghề phát triển chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây nghề cũng đã có những bƣớc đi mới đó là biết liên kết giữa các hộ với nhau trong việc định hình giá cả chung, cho nhau vay vốn xây dựng cơ sở sản xuất và mua máy móc, trang thiết bị nhƣ: tủ bảo ôn, bảng hiệu điện tử, xoong nồi…Trong quá trình phát triển của mình làng nghề bánh chƣng đã góp phần

đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công -nông nghiệp, dịch vụ, nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển rộng trong khu vực tạo thêm nhiều lao động cho các địa bàn lân cận.

Tuy nhiên, việc phát triển nghề gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân nhƣ trình độ học vấn của ngƣời lao động còn hạn chế nên khó khăn trong tiếp thu khoa học công nghệ; giá cả thấp và không ổn định do buôn bán chủ yếu thông qua tiểu thƣơng và phụ thuộc vào giá cả của lúa gạo; mẫu mã sản phẩm cổ truyền chƣa có sự thay đổi, chƣa đăng ký thƣơng hiệu sản phẩm nên chƣa tạo dựng đƣợc thị trƣờng tại các vùng khác; quy mô sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình và thiếu tính kết nối giữa các hộ gia đình với nhau nên chƣa tạo đƣợc bƣớc phát triển mới trong nghề.

CHƢƠNG 3: TÁC ĐộNG CủA NGHề LÀM BÁNH CHƢNG ĐếN BIếN ĐổI KINH Tế, VĂN HÓA - XÃ HộI LÀNG Bờ ĐậU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)