Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh bánh chƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

2 .4Vai trò của phụ nữ trong nghề làm bánh chƣng

2.5 Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh bánh chƣng

Hiện nay, tính đến cuối năm 2011 cả làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu có 70 hộ gia đình tham gia vào công việc sản xuất và kinh doanh bánh chƣng. Trong các hộ này có những hộ chuyên nghề và hộ kiêm nghề. Hộ làng nghề là những hộ tham gia vào hầu hết sản xuất hoạt động trong làng nghề, mỗi hộ có ít nhất một ngƣời tham gia vào nghề.

Hộ chuyên nghề: là những hộ mà hầu hết lao động trong hộ đều tham gia vào hoạt động của nghề, thu nhập của hộ chủ yếu phụ thuộc vào lao động trong nghề đem lại.

Hộ kiêm nghề: là những hộ chỉ có một bộ phận lao động hoạt động trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề. Đối với làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu thì các hộ kiêm nghề này thƣờng là các hộ ở sâu trong các ngõ, hẻm, không có mặt bằng thuận lợi để sản xuất bánh chƣng, nên họ gắn bó chủ yếu với nghề chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, hàng ngày họ vẫn có những ngƣời nhận lá dong về rửa, hoặc có ngƣời trong hộ đi làm thuê cho các gia đình sản xuất bánh chƣng lớn dọc hai bên quốc lộ. Trong kinh tế nông thôn nói chung và kinh tế tiểu thủ công nghiệp nói riêng đa phần chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình là chủ yếu. Đây là mô hình chung trong các làng quê Việt Nam, nên khi nói đến vấn đề kinh tế hộ gia đình, còn liên quan đến khái niệm sau;

Hộ gia đình: Là mô hình sản xuất truyền thống chiếm hơn 90% các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay.

Hộ gia đình là mô hình sản xuất đặc biệt trong đó lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc khi chạy hàng thì có thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhƣng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 ngƣời chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch…

Từ việc chọn lựa nguyên liệu đến các công đoạn làm bánh chƣng hầu hết không có các bí truyền giữa các nhà sản xuất. Theo sự quan sát của tác giả thì hầu hết các hộ gia đình đều làm giống nhau. Tuy nhiên, việc kinh doanh bánh chƣng giữa các hộ lại hoàn toàn khác xa nhau. Ví dụ nhƣ việc kinh

doanh bánh chƣng đƣợc khách hàng mua nhiều nhất là các cửa hàng: Sỹ Oanh, Tâm Quang, Hải Âu, Tân Bảy, Phƣơng Đông, Tuấn Ngọc…còn lại các cửa hàng khác chỉ tiêu thụ bánh ở mức vừa phải. Các cửa hàng kinh doanh đƣợc do hội tụ đƣợc nhiều yếu tố sau: Thứ nhất, là các cửa hàng có uy tín về chất lƣợng, bánh ngon và do trong cửa hàng là ngƣời đầu tiên khai sinh ra nghề gói bánh tại làng. Thứ hai, các hộ này có vốn nhiều mở ra các cửa hàng lớn phục vụ cho sự đỗ và dừng xe nghỉ ngơi và mua bánh. Thứ ba, là các hộ này cũng có vị trí cửa hàng khá thuận lợi cho việc kinh doanh nhƣ ngã ba đƣờng, khu mặt đƣờng rộng hơn. Tuy nhiên, các hộ khác cũng không kém cạnh khi muốn bán đƣợc hàng của mình cũng phải dùng đến các “mánh” nhƣ việc trả tiền hay biếu miễn phí nƣớc uống, thuốc lá cho các lái xe, để các lái xe dừng khách trƣớc cửa hàng của mình. Chẳng hạn các tuyến xe bus có các trạm dừng xe trƣớc của hàng bánh Tâm Quang nhƣng xe không dừng ở đó mà bao giờ cũng đỗ xe dịch lên trên 50m trƣớc cửa hàng bánh mì, bánh chƣng Xuân Thủy.

Hiện tại, để ngày càng trở nên chuyên nghiệp và nhiều ngƣời biết đến, nhiều hộ gia đình đã có bƣớc nâng cao những cách thức kinh doanh của mình nhƣ đầu tƣ vào in logo, khẩu hiệu, in maket, trang trí cửa hàng, bảng hiệu… sao cho càng bắt mắt, càng đạt đƣợc sự thu hút chú ý của khách hàng qua lại càng tốt. Chính vì thế những năm gần đây, cùng với sự tích cực trong sự đầu tƣ nâng cấp cửa hàng, chất lƣợng bánh, cách thức kinh doanh cũng đƣợc cải tiến rõ rệt. Bằng chứng là các hộ đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng, đƣợc ngƣời dùng tin tƣởng, điều này tạo nên hiệu quả kép không chỉ giúp việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy sản phẩm làng nghề mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động dƣ thừa, tăng nguồn thu nhập, nhất là đối với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn nhƣ hiện nay.

Với chính sách phát triển nghề thủ công, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công cuộc CNH-HĐH nông thôn, từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều có những chính sách đầu tƣ, hỗ trợ, khuyến khích các làng xã của tỉnh Thái

Nguyên nên phát triển một ngành nghề nhất định, thực hiện theo phƣơng châm “Mỗi làng một sản phẩm”. Vì thế, các hộ trong làng nghề bánh chƣng cũng đƣợc khuyến khích phát triển. Từ việc cho vay vốn lãi suất thấp đến việc tìm kiếm thị trƣờng, đầu tƣ, miễn thuế trong nửa năm, hoặc thu thuế thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)