Giải pháp về cung cấp nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 102)

3 .7Vấn đề môi trƣờng trong làng nghề

4.2 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm bánh chƣng

4.2.4 Giải pháp về cung cấp nguyên liệu

Hình thành một hệ thống tiêu chuẩn nguyên liệu cho làng nghề và hệ thống cung cấp nguyên liệu cho mỗi làng nghề trên cơ sở tham gia tự nguyện và tự kiểm soát của các thành viên tham gia theo mô hình hợp tác xã cung cấp dịch vụ và khá thích hợp với làng nghề nên tính khả thi cao. Hợp tác xã này chủ yếu đảm bảo nguyên liệu cho làng nghề cho nên đảm bảo chỉ có tích lũy nhất định để không ảnh hƣởng khiến giá nguyên liệu cao hơn mức mà các cơ sở sản xuất tự cung ứng. Hiện nay, đối với làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu các nguồn nguyên liệu khá ổn định với lá dong rừng đƣợc đặt hàng của các nơi nhƣ Định Hóa – Thái Nguyên, Chợ Đồn, Chợ Rã, Na Rì – Bắc Kạn. Tình hình nguyên liệu lá dong ổn định nhƣ vậy, nhƣng với các nguyên liệu khác thì mức độ an toàn thực phẩm vẫn chƣa đƣợc bảo đảm nghiêm túc, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn. Thịt lợn là nguyên liệu không thể thiếu đƣợc khi làm bánh chƣng, đƣợc các hộ gia đình lấy ở nhiều mối hàng khác nhau, các nơi khác nhau. Việc không thống nhất đƣợc một mối hàng cung cấp nguyên liệu thịt lợn và việc mua bán tràn lan thịt tại các chợ cho thấy chỉ có tính cơ động và tính vụ lợi cá nhân của các hộ gia đình. Việc làm này còn cho thấy sự cạnh tranh không lành mạnh, chƣa có tính đoàn kết và sự đề cao vấn đề an toàn thực phẩm của ngƣời làm nghề. Đặc biệt, việc không thống nhất các mối hàng còn cho thấy yếu tố vai trò của Hội làng nghề bánh chƣng chƣa cao. Thế nên, mới xảy ra tình trạng nhà nào có tiền muốn mua gạo, đỗ xanh, thịt lợn ở đâu, loại nào tùy thích. Để có thể có một giá chung, đảm bảo tính an toàn thực phẩm, tính thống nhất, tƣơng trợ và có nguồn hàng thƣờng xuyên thì các Hội làng nghề bánh chƣng phải có quy ƣớc, chính sách quy định rõ ràng, có các mức độ xử phạt nếu nhƣ hộ gia đình nào mua thực phẩm không an toàn làm ảnh hƣởng đến uy tín của cả làng nghề. Hơn nữa, cần xây dựng và khuyến khích những hộ có vốn nhiều đứng ra làm đầu mối chung cung cấp nguyên liệu cho cả 70 hộ làm nghề. Có nhƣ vậy, nguồn nguyên liệu làm bánh sẽ đƣợc cung ứng đầy đủ và đảm bảo về mọi mặt, đƣa việc sản xuất và kinh doanh bánh chƣng đi vào con đƣờng chuyên nghiệp hơn.

4.2.5 Giải pháp phát triển bền vững về môi trường

Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc xây dựng khu vực xử lý chất thải, xử lý bụi của làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu còn nhiều bất cập, gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng và hình ảnh vệ sinh an toàn thực phẩm làng nghề. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong các làng nghề một phần là do tình hìn kinh tế của các hộ gia đình còn kém, vốn ít, không có khả năng đầu tƣ cho sản xuất hiện đại. Hơn thế, việc quy hoạch còn chƣa mạnh dạn, chƣa có tính thống nhất giữa các hộ trong làng nghề, do đó còn mang tính tự phát chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ và có thiếu sự đồng bộ trong hệ thống. Đơn cử nhƣ nhiều hộ gia đình vì sợ khói than bay ngƣợc vào trong nhà nên đã xây bếp nấu bánh chƣng sát mép đƣờng, hoặc ngay lối vào cổng nhà văn hóa của làng, điều này gây mất tính mỹ quan và sự an toàn trong làng nghề. Nhất là, sự đảm bảo an toàn chát nổ chƣa đƣợc đề cao. Khảo sát trong 70 hộ gia đình gói và bán bánh chƣng hì chỉ có 2/3 số hộ là có bình xịt chống cháy nổ trong nhà. Số hộ còn lại cho rằng: sự chuẩn bị ấy là không cần thiết vì gia đình họ làm khá an toàn.

Xây dựng và phát triển làng nghề, nghề bánh chƣng Bờ Đậu phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng, lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trƣờng, giáo dục nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân làng nghề, để họ nhận thức cái giá phải trả do ô nhiễm môi trƣờng đắt gấp nhiều lần so với lợi nhuận kinh tế đem lại. Để từ đó họ thay đổi nhận thức chung tay bảo vệ môi trƣờng từ trong mỗi hành vi của từng hộ gia đình, từng cá nhân. Những hộ gia đình cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xƣởng tạo ra không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động. Trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các bếp nấu bánh, hoặc cải thiện ô nhiễm không khí bằng cách thay thế dần các bếp than bằng bếp điện ba pha vừa thuận tiện lại đáp ứng đƣợc mức độ nhiệt để đun nấu. Do ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân nơi đây còn yếu, nên môi trƣờng làng nghề bị ô nhiễm là điều

không tránh khỏi. Với làng nghề Bờ Đậu thì những hộ gia đình kinh doanh mọi mặt hàng nhƣ bánh mì, bánh chƣng, sản xuất cơ khí, mua bán xăng dầu, sắt vụn và chăn nuôi phải có ý thức giữ gìn và xử lý vệ sinh tốt nhất có thể. Hoặc có thể quy hoạch các khu vực riêng để sản xuất, đồng thời giúp các hộ gia đình có điều kiện phát triển nghề truyền thống với quy mô bên trong là các xƣởng sản xuất, bên ngoài là các gian trƣng bày và bán các sản phẩm. Có thể đây là mô hình tạm thời nhƣng phần nào cũng giải quyết đƣợc sự ô nhiễm của làng nghề, tạo hình ảnh sạch sẽ hơn hiện nay.

4.2.6 Giải pháp về mặt bằng sản xuất

Với sự phát triển nhƣ hiện nay của làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu về cơ sở hạ tầng nói chung và mặt bàng sản xuất nhìn chung là đã có sự tƣơng xứng, đáp ứng đủ yêu cầu để phát triển một làng nghề. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất và thay thế cách thức sản xuất hiện đại vào nghề bánh chƣng thì trong tƣơng lai gần làng nghề bánh chƣng cũng cần có những biện pháp thích hợp về mặt bằng sản xuất. Với mỗi một làng nghề việc có kết cấu hạ tầng tốt sẽ là điều kiện và nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển, vậy nên làng nghề bánh chƣng cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Hai vấn đề lớn tác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề, đó là mạng lƣới điện và hệ thống đƣờng giao thông. Đối với mạng lƣới và công trình phân phối điện cần tiếp tục mở rộng, hoàn thiện, hỗ trợ trực tiếp cho việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ và tiêu chuẩn hóa mạng lƣới điện hạ thế đến từng họ dân và cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện nay, tại làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu các bếp dùng để đun nấu bánh chƣng là các bếp than, sự dụng than đá của mỏ than Khánh Hòa làm nguyên liệu chính. Nhƣng về lâu dài, đảm bảo cho sự an toàn và bảo đảm vệ sinh môi trƣờng làng nghề thì các hộ gia đình đang hƣớng tới lò hơi và bếp điện ba pha thay thế cho bếp than. Do vậy, nếu nhƣ đồng loạt các hộ chuyển đổi sang hình thức đun nấu mới nhƣ vậy, nguồn điện sẽ cần đƣợc đầu tƣ mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của làng nghề. Bên cạnh

mạng điện lƣới chính là mạng internet, qua khảo sát tình hình cho thấy, tuy làng nghề bánh chƣng phát triển song chỉ có 10 hộ gia đình sử dụng mạng internet trong tổng số 70 hộ gia đình, chiếm 10 %. Nhƣ vậy, sự đầu tƣ còn khiêm tốn khi việc kết nối buôn bán trên mạng xã hội hiện nay đang là phƣơng thức phổ biến và ƣa chuộng. Vì vậy, các hộ gia đình cần có những hƣớng đầu tƣ vốn vào hình xây dựng hệ thống mạng internet nhằm đồng bộ hóa hình thức kinh doanh của làng nghề trong thời gian sắp tới. Với hệ thống giao thông, cũng cần có sự chung tay của nhà nƣớc với ngƣời dân trong làng nghề để xây dựng, bảo dƣỡng, cải thiện, nâng cấp những đoạn đƣờng giao thông liên tỉnh và đƣờng làng, ngõ xóm.

Tuy nhiên, trong đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần phải xem xét mức độ hài hòa, phù hợp của hệ thống với môi trƣờng cảnh quan tự nhiên của làng quê Việt Nam. Việc đầu tƣ xây dựng mặt bằng sản xuất là cần thiết xong cần có tầm nhìn chiến lƣợc để tạo ra sự thẩm mỹ cho cảnh quan của một làng nghề. Trên thực tế thì hiện nay trong làng nghề bánh chƣng với sự đô thị hóa cao, nên mạnh nhà nào, nhà nấy xây dựng nhà cửa, cửa hàng theo ý thích của riêng mình. Hiện tại chƣa có một quy định rõ ràng nào trong việc xây dựng nhà cửa để bảo tồn nét đẹp trong cảnh quan văn hóa làng xã. Do vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề cũng đang là bài toán cho chính quyền địa phƣơng nói riêng và nhà nƣớc nói chung.

4.2.7 Giải pháp về cơ chế chính sách

Về thị trƣờng: Khai thác, phát triển thị trƣờng, chú ý các thị trƣờng có triển vọng; dành quỹ khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển nghề và làng nghề; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các SP làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thƣơng mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet. Xây dựng thƣơng

hiệu và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm TTCN và làng nghề trên địa bàn.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tƣ ít mà lại giải quyết đƣợc nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ nhanh đƣợc công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.

- Kiện toàn và phát triển các làng nghề: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, duy trì phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, giải quyết tốt các vấn đề về môi trƣờng của các làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng phát triển làng nghề mới gắn với quy hoạch nông thôn. Các địa phƣơng cần chủ động lập các dự án đầu tƣ xây dựng các làng nghề mới. Xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo hƣớng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Lựa chọn, bồi dƣỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phƣơng, dần hình thành các cụm, điểm SX TTCN hoạt động SXKD năng động.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với lao động chƣa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề, bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phƣơng; kiện toàn hệ thống đào tạo; khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề tại nơi sản xuất, đào tạo dạy nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn; bồi dƣỡng để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.

- Thành lập Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên làm đầu mối liên kết các làng nghề trong tỉnh, đồng thời tích cực tạo mối liên kết chặt chẽ với các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất TTCN ở các tỉnh lân cận nhƣ Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình,.. nhằm giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tạo mối liên kết kinh doanh.

- Tiếp tục nghiên cứu tham mƣu đề xuất UBND tỉnh đổi mới các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Trƣớc mắt, đề nghị các cấp,

các ngành thực hiện tốt các chính sách hiện hành nhƣ chính sách đất đai, chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo…

Có thể nói, phát triển vững chắc làng nghề và ngành nghề ở nông thôn là con đƣờng đúng đắn để nâng cao đời sống của ngƣời nông dân theo hƣớng “ly nông bất ly hƣơng”, hạn chế di dân tự do ra thành thị, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đầy đủ. Hiện trạng ngành nghề nông thôn còn nhỏ bé song tiềm năng rất lớn, nếu đƣợc tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp tích cực, ngành nghề nông thôn sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.

Tiểu kết

Có thể nói sự phát triển của nghề bánh chƣng Bờ Đậu nhƣ tấm gƣơng phản ánh sự phát triển kinh tế hàng hóa của làng nghề. Mới phát triển rõ nét khoảng 30 năm, nhƣng nghề làm bánh chƣng từng bƣớc đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong việc phát triển kinh tế của địa phƣơng. Bánh chƣng giờ không chỉ là sản phẩm văn hóa đơn thuần nữa, mà với bàn tay và trí óc sang tạo của ngƣời dân nơi đây đã biến bánh chƣng trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của ngƣời dân, giải quyết việc làm và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, cùng với các nghề khác trong làng, bành chƣng cũng góp phần không nhỏ vào thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của toàn địa phƣơng.

Sự phát triển nghề, làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Thực tế cho thấy không chỉ tạo công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động trong từng hộ gia đình của địa phƣơng, mà còn giải quyết thêm đƣợc nhiều lao động từ nơi khác đến. Đặc biệt đã thu hút đƣợc một lực lƣợng đông đảo lao động tham gia vào lúc nông nhàn; góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân (thu nhập bình quân lao động làm nghề năm 2010 khoảng 20 triệu đồng/năm), từ đó dẫn đến mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh nhƣng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lƣợng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chƣa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của ngƣời tiêu dùng; trình độ tay nghề ngƣời lao động chƣa đƣợc chú trọng đào tạo và nuôi dƣỡng; thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất chƣa đủ sức thu hút ngƣời lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trƣờng tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trƣờng tiêu thụ còn hẹp, thƣơng hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng... Do đó chƣa tạo điều kiện để thu hút hết lực lƣợng lao động cũng nhƣ sử dụng hết khả năng tay nghề của ngƣời thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh.

KẾT LUẬN

Nhìn lại những nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày ở bốn chƣơng của luận văn, tôi muốn rút ra những nhận xét nhƣ sau:

1.Trong văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung bánh chƣng là một sản phẩm chất chứa đầy đủ ý nghĩa văn hóa vật chất và tinh thần. Xuất hiện khá lâu trong đời sống cƣ dân ngƣời Việt, đến nay bánh chƣng đã trở thành một loại sản phẩm không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Dù hiện nay quá trình giao lƣu hội nhập văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ với nhiều sản phẩm bánh ngon và rẻ từ các nƣớc khác nhau, nhƣng bánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)