Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 154)

3 .7Vấn đề môi trƣờng trong làng nghề

4.2 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm bánh chƣng

4.2.7 Giải pháp về cơ chế chính sách

Về thị trƣờng: Khai thác, phát triển thị trƣờng, chú ý các thị trƣờng có triển vọng; dành quỹ khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển nghề và làng nghề; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các SP làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thƣơng mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng Internet. Xây dựng thƣơng

hiệu và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm TTCN và làng nghề trên địa bàn.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tƣ ít mà lại giải quyết đƣợc nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ nhanh đƣợc công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.

- Kiện toàn và phát triển các làng nghề: Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, duy trì phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, giải quyết tốt các vấn đề về môi trƣờng của các làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng phát triển làng nghề mới gắn với quy hoạch nông thôn. Các địa phƣơng cần chủ động lập các dự án đầu tƣ xây dựng các làng nghề mới. Xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo hƣớng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Lựa chọn, bồi dƣỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phƣơng, dần hình thành các cụm, điểm SX TTCN hoạt động SXKD năng động.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Đối với lao động chƣa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề, bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phƣơng; kiện toàn hệ thống đào tạo; khuyến khích hình thành các cơ sở đào tạo nghề tại nơi sản xuất, đào tạo dạy nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn; bồi dƣỡng để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.

- Thành lập Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên làm đầu mối liên kết các làng nghề trong tỉnh, đồng thời tích cực tạo mối liên kết chặt chẽ với các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất TTCN ở các tỉnh lân cận nhƣ Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình,.. nhằm giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tạo mối liên kết kinh doanh.

- Tiếp tục nghiên cứu tham mƣu đề xuất UBND tỉnh đổi mới các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Trƣớc mắt, đề nghị các cấp,

các ngành thực hiện tốt các chính sách hiện hành nhƣ chính sách đất đai, chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo…

Có thể nói, phát triển vững chắc làng nghề và ngành nghề ở nông thôn là con đƣờng đúng đắn để nâng cao đời sống của ngƣời nông dân theo hƣớng “ly nông bất ly hƣơng”, hạn chế di dân tự do ra thành thị, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đầy đủ. Hiện trạng ngành nghề nông thôn còn nhỏ bé song tiềm năng rất lớn, nếu đƣợc tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và các giải pháp tích cực, ngành nghề nông thôn sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần thiết thực trong việc thực hiện chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.

Tiểu kết

Có thể nói sự phát triển của nghề bánh chƣng Bờ Đậu nhƣ tấm gƣơng phản ánh sự phát triển kinh tế hàng hóa của làng nghề. Mới phát triển rõ nét khoảng 30 năm, nhƣng nghề làm bánh chƣng từng bƣớc đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong việc phát triển kinh tế của địa phƣơng. Bánh chƣng giờ không chỉ là sản phẩm văn hóa đơn thuần nữa, mà với bàn tay và trí óc sang tạo của ngƣời dân nơi đây đã biến bánh chƣng trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của ngƣời dân, giải quyết việc làm và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Trong những năm trở lại đây, cùng với các nghề khác trong làng, bành chƣng cũng góp phần không nhỏ vào thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của toàn địa phƣơng.

Sự phát triển nghề, làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Thực tế cho thấy không chỉ tạo công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động trong từng hộ gia đình của địa phƣơng, mà còn giải quyết thêm đƣợc nhiều lao động từ nơi khác đến. Đặc biệt đã thu hút đƣợc một lực lƣợng đông đảo lao động tham gia vào lúc nông nhàn; góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân (thu nhập bình quân lao động làm nghề năm 2010 khoảng 20 triệu đồng/năm), từ đó dẫn đến mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh nhƣng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lƣợng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chƣa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của ngƣời tiêu dùng; trình độ tay nghề ngƣời lao động chƣa đƣợc chú trọng đào tạo và nuôi dƣỡng; thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất chƣa đủ sức thu hút ngƣời lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trƣờng tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trƣờng tiêu thụ còn hẹp, thƣơng hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chƣa đƣợc đầu tƣ thoả đáng... Do đó chƣa tạo điều kiện để thu hút hết lực lƣợng lao động cũng nhƣ sử dụng hết khả năng tay nghề của ngƣời thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh.

KẾT LUẬN

Nhìn lại những nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày ở bốn chƣơng của luận văn, tôi muốn rút ra những nhận xét nhƣ sau:

1.Trong văn hóa ẩm thực nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung bánh chƣng là một sản phẩm chất chứa đầy đủ ý nghĩa văn hóa vật chất và tinh thần. Xuất hiện khá lâu trong đời sống cƣ dân ngƣời Việt, đến nay bánh chƣng đã trở thành một loại sản phẩm không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Dù hiện nay quá trình giao lƣu hội nhập văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ với nhiều sản phẩm bánh ngon và rẻ từ các nƣớc khác nhau, nhƣng bánh chƣng vẫn đƣợc mỗi ngƣời dân Việt ƣa chuộng. Bánh chƣng trở thành một món ăn, một loại bánh mang đậm tính dân tộc. Có thể nói là một trong những loại hình văn hóa phi vật thể cần đƣợc bảo tồn và cũng dễ bảo tồn vì nó thực sự gắn kết với mỗi gia đình và cộng đồng. Ngƣời dân tự giác và vẫn tiếp tục duy trì phát huy gần nhƣ dai dẳng qua thời gian nghề thủ công này bất chấp sự phát triển và hiện đại hóa, công nghiệp hóa của xã hội.

2. Với bàn tay khéo léo và sự linh hoạt của mình, ngƣời dân Bờ Đậu – xã Cổ Lũng – tỉnh Thái Nguyên đã biến những bánh chƣng rất đỗi thanh quen hàng ngày trở thành một nghề thủ công, trƣớc là làm trong thời gian nông nhàn, giờ trong cơ cấu nghề, nó đã trở thành một nghề chính phát triển song song với nghề nông nghiệp và dịch vụ của làng Bờ Đậu. Với thu nhập ổn định, nghề bánh chƣng đang góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của làng và trong toàn địa phƣơng, từng bƣớc thay đổi diện mạo đời sống cƣ dân nơi đây. Nghề làm bánh chƣng truyền thống của làng Bờ Đậu sẽ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi trong đó nó có quy trình làm bằng thủ công mang đậm yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ mở cửa, sự duy trì và phát triển nghề sản xuất thủ công làm bằng phƣơng pháp truyền thống sẽ đóng góp tích cực vào mức tăng trƣởng của nền kinh tế địa phƣơng. Bởi bánh

chƣng là cái hồn của món ăn Việt. Là hƣơng vị ký ức của quê hƣơng. Để đƣa cái hồn của quê hƣơng đƣợc bay xa hơn thì cần phải có sự đầu tƣ một cách bài bản, quy mô hơn, góp phần gìn giữ phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại. Khi đã trở thành một làng nghề rồi thì cần định hƣớng cho ngƣời dân để đăng ký làng nghề trở thành thƣơng hiệu. Nhƣ thế mới có thể bảo tồn mãi mãi bản sắc văn hóa của làng nghề. Và ngƣời dân mới có thể sống với làng nghề, xem đó là cội nguồn gốc rễ cần bảo vệ và gìn giữ, phát huy. Để bánh chƣng là di sản văn hóa của quê hƣơng cũng cần xác định đƣợc vai trò, tác dụng của sản phẩm đối với đời sống của ngƣời dân, đối với xã hội và cộng đồng..

3. Bánh chƣng là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó đƣợc tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của ngƣời thợ thủ công. Sản phẩm của làng nghề chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam, sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của làng nghề và đƣợc coi là biểu tƣợng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời có giá trị minh chứng sự thịnh vƣợng của quốc gia, cũng nhƣ thể hiện những thành tựu, phát minh mà con ngƣời đạt đƣợc.

4. Với những giá trị của nghề bánh chƣng đem lại góp phần tích cực vào tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng Bờ Đậu nói riêng và của toàn xã Cổ Lũng nói chung, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…Tuy nhiên, trong quá trình phát triển làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu còn bộc lộ một số vấn đề khó khăn nhƣ: thiếu vốn sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, thu nhập của ngƣời lao động còn thấp. Bên cạnh đó vấn đề tệ nạn xã hội nhƣ lô đề, cờ bạc, sử dụng ma túy và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng cuộc sống dân cƣ. Do

vậy, việc phát triển làng nghề và nghề bánh chƣng Bờ Đậu ngày càng phát triển và bền vững cần có những giải pháp từ nhiều phía, nhiều khía cạnh nhƣ: sự quan tâm của các cấp chính quyền, ý thức của ngƣời dân trong việc sử dụng thế mạnh, phát huy tiềm năng, khắc phục các hạn chế khó khăn nhằm không rơi vào tình trạng suy thoái, mai một mà một số làng nghề truyền thống đang mắc phải nhƣ hiện nay.

5. Nghề làm bánh chƣng của làng Bờ Đậu sẽ đƣợc duy trì và tồn tại nếu đƣợc các cấp các ngành quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất và tinh thần. Giúp cho họ xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký thƣơng hiệu làng nghề thủ công truyền thống, đầu tƣ kinh phí truyền dạy của các nghệ nhân, quảng bá cho sản phầm đầu ra….nhằm tạo ra một sản phẩm là đặc sản mang đậm đà bản sắc của quê hƣơng trung du, miền núi. Bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để quảng bá sản phẩm, làng nghề. Để cho du khách khi đến với Thái Nguyên chỉ nhớ về một hƣơng vị đặc trƣng của tự nhiên làm từ gạo và đỗ và đó là sản phẩm, là món quà họ đƣa về sau chuyến du lịch. Làm đƣợc nhƣ thế, bánh chƣng Bờ Đậu sẽ là sản phẩm góp phần tăng trƣởng kinh tế cho ngƣời dân và cho quê hƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả quá trình xây dựng làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu đạt tiêu chuẩn cúp vàng: Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng toàn quốc năm 2013, Hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên.

2. Báo cáo phát triển làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu từ năm 2007 – 2012, Hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên.

3. Báo cáo tổng kết công tác hội làng nghề bánh chƣng Bờ Đậu năm 2012 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2013. Hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên.

4. Báo cáo sơ kết kinh tế làng Bờ Đậu 6 tháng đầu năm 2013 và phƣơng hƣớng 6 tháng cuối năm 2013. UBND xã Cổ Lũng.

5. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Cổ Lũng năm 2011. Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 . UBND xã Cổ Lũng. 6. Ngôn Thi ̣ Bích (2009), Các loại bánh làm từ lúa gạo – một cái nhìn văn

hóa và quan niệm của người Tày, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, Tr 58 – 63.

7. Diệp Trung Bình (2008), Văn hóa ẩm thực ngƣời Sán Dìu, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Đỗ Thị Bình (2000), Kinh tế hộ gia đình và vai trò của người phụ nữ Tày ở xã Thái Sơn , huyê ̣n Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Dân tộc học , số 2, tr 39 -49.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997): Ngành nghề nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

10.Trần Ngo ̣c Bút (2002), Phát triển làng nghề thúc đẩy chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế nông thôn, Tạp chí Kinh tế và giá cả, số 7.

11.Trần Ma ̣nh Cát , Đỗ Thúy Bình (1994), Gia đình với chức năng kinh tế , Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr 24 -29.

12.Nguyễn Thị Phƣơng Châm (2009), Biến đổi văn hóa các làng quê hiện nay, NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.

13.Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977): Truyện các ngành nghề, Nxb Lao động, Hà Nội.

14.Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

15.Nguyễn Văn Chính: Nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6, 1989.

16.Nguyễn Văn Chính (1994): Truyền thống và biến đổi trong cấu trúc cộng đồng làng Việt (qua kết quả nghiên cứu làng La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 1, Hà Nội.

17.Đỗ Kim Chung: Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Thực trạng và sự phát triển giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ ở Việt Nam, Đề tài KHXH 03-08/1998.

18.Tống Văn Chung (2001): Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19.Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Viết Hiển: Sự biến đổi đời sống vật chất của nông dân đồng bằng sông Hồng từ 1976 đến nay (qua số liệu thống kê của một số địa phương), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1993.

20.Nguyễn Sinh Cúc (2001), Phát triển làng nghề ở nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 14.

21.Phan Đại Doãn (chủ biên 1996): Quản lý nông thôn nước ta hiện nay: Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22.Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994): Kinh nghiệm tổ chức và quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23.Phan Đại Doãn (1987): Mấy vấn đề làng xã Việt Nam (Lý luận và thực tiễn), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1.

24.Phan Đại Doãn (1995): Quản lý nông thôn hiện nay từ góc độ kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 4.

25.Phan Đại Doãn (1993): Về làng nghề và công nghiệp hóa nông thôn hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề làm bánh chưng ở làng bờ đậu, xã cổ lũng, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)