Sự quản lý của Đảng, Nhà nước đối với mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội đối với công chúng việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)

1.3.3 .Thói quen chia sẻ tin tức của người dùng

1.3.4. Sự quản lý của Đảng, Nhà nước đối với mạng xã hội

Trong số các trang mạng xã hội thì Facebook là trang c số lượng người dùng ở Việt Nam rất lớn. Với sự tương tác cao và tốc độ lan truyền thông tin nhanh, người dùng sử dụng n như một công cụ để nắm bắt thông tin, liên lạc, chia sẻ, thể hiện, bày tỏ về mọi vấn đề, lĩnh vực trong đời sống của cá nhân c ng như người hác. Không ít người đã và đang coi mạng xã hội là nơi để bày tỏ bức xúc của mình và nhiều lúc gây ra những phiền phức hông đáng c . Đ c ng c thể là điều iện thuận lợi để tổ chức, cá nhân mang mục đích xấu lợi dụng nhằm lan truyền tin bịa đặt, tin giả.

Việc bày tỏ suy nghĩ, iến, quan điểm hay tự do trao đổi thông tin trên hệ thống báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội là quyền tự do của công dân…, tuy nhiên, người dùng cần sử dụng mạng xã hội đúng luật. Để quản l và tạo môi trường lành mạnh cho người dùng tham gia mạng xã hội, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Quy định pháp luật được cụ thể h a trong Hiến pháp và bằng việc ban hành các bộ luật như: Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin.., các điều hoản liên quan đến việc sử dụng, phát ngôn trên mạng xã hội được quy định cụ thể tại hoản 1, Điều 20, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. [29] Trường

hợp người dùng mạng xã hội thể hiện bức xúc của mình và đánh giá người hác bằng việc nêu đích danh, hình ảnh của cá nhân, tổ chức thì người dùng c thể bị định hình tội xâm phạm đến danh dự, nhân ph m và uy tín của người hác. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 (bổ sung sửa đổi 2009), “vu hống” hoặc “làm nhục người hác” sẽ là hung phạt dành cho đối tượng c ngôn từ hông chu n mực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người hác hi đăng tải thông tin trên mạng xã hội. Cụ thể, hoản 1, điều 121, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội làm nhục người hác: Người nào xúc phạm

nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. [30]

Khoản 1, Điều 122, đưa ra hung phạt dành cho Tội vu hống: Người nào bịa

đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. [30]

Theo hoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về việc quản l , cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, một số hành vi sử dụng mạng xã hội bị nghiêm cấm bao gồm: Sử dụng mạng xã hội, dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội nhằm mục đích: a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, m tục của dân tộc; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối

ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định; d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. [27]

Để nâng cao trách nhiệm của người dùng mạng xã hội, Nhà nước đã đưa ra những mức phạt hành chính nhằm răn đe, cảnh cáo những hành vi sai trái, trong đ c việc lan truyền tin giả. Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện đã nêu ra những mức phạt từ 2 triệu đến 100 triệu đồng cho các đối tượng vi phạm hác nhau. Tuy nhiên, mức phạt hành chính như trên c thể sẽ quá nhẹ đối với hành vi cố tình lan truyền tin giả gây hậu quả nghiêm trọng, hông chỉ làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân ph m người hác mà còn tác động đến inh tế của tổ chức, cá nhân...

Từ những Bộ luật trên c thể thấy, Nhà nước Việt Nam bảo đảm và tạo điều iện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, Nhà nước c ng nghiêm cấm việc lạm dụng những quyền này để xâm phạm lợi ích Quốc gia, Nhà nước, tập thể và công dân. Sử dụng mạng xã hội tuân thủ luật pháp là việc tránh mọi hành vi “n i xấu” người hác trên mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, hông đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân ph m và uy tín của người hác. Bởi pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu hống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân ph m cá nhân. Quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là hông thể phủ nhận. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử l nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây

là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Tuy vậy, những quy định pháp luật vẫn còn những “lỗ hổng” để đối tượng xấu “lách luật”; hình phạt được đề ra chưa thỏa đáng, chưa đủ sức nặng để răn đe, chấn chỉnh hành vi của một bộ phận công chúng. Chính vì thế, Đảng, Nhà nước đang tiếp tục c những sửa đổi, bổ sung hệ thống luật pháp để quản l chặt chẽ hơn mạng xã hội, tạo hông gian ết nối lành mạnh cho nhân dân (Những bổ sung, sửa đổi được tác giả đề cập hơn ở chương 3 trong luận văn).

Tiểu kết chƣơng 1

Một tác ph m báo chí ra đời cần trải qua nhiều hâu, nhiều quá trình iểm duyệt để đảm bảo nguồn tin đến với công chúng là minh bạch, chính xác. Thì đối với tin giả, bất cứ ai c ng c thể là người lan truyền tin giả bởi n được làm một cách tự phát, hông qua quy trình duyệt tin tức nào. Yếu tố thông tin duy nhất là tin giả hướng đến sự giật gân, đánh trúng tâm l người tiếp cận với mục tiêu chủ yếu là lan truyền cho càng nhiều người biết càng tốt.

Nếu như tin sai thường là thông tin do sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của người làm báo dẫn đến sai s t về ngôn từ, nội dung; tin đồn là tin bịa đặt hông c căn cứ thì tin giả c cơ chế giống tin đồn nhưng được làm giả chứng cứ. Đối tượng lan truyền tin giả c thể c chủ đích hoặc đơn thuần chỉ là trò đùa vô nhưng được mọi người nghĩ là thật và chia sẻ rộng rãi.

Thực tế, tin giả đã c từ lâu nhưng chưa c ênh để lan truyền rộng rãi nên thường xuất hiện một cách nhỏ giọt và người làm tin giả thường c mục đích, mục tiêu làm giả rõ ràng. Cho đến 3, 4 năm gần đây, tin giả bùng phát trở thành “vấn nạn” hi mạng xã hội được sử dụng rộng rãi. Bởi nếu truyền thông đại chúng thể hiện cơ chế một người đến nhiều người thì truyền thông xã hội hoạt động theo cơ chế nhiều người đến nhiều người. Mặt hác, việc dễ dàng trong thao tác bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ là điểm mạnh của mạng xã hội cộng với th i quen chia sẻ tin tức của người dùng đã vô tình là nguyên nhân hiến tin giả bùng phát và lan truyền với tốc độ ch ng mặt trên diện rộng, gây ảnh hưởng nhất định đến đối tượng tiếp nhận.

HƢƠNG 2 THỰ TRẠNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG X HỘI V TÁ ĐỘNG Ủ NÓ ĐẾN ÔNG HÚNG VIỆT N M

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội đối với công chúng việt nam hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)