.Khái niệm mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội đối với công chúng việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

1.3.1.1. Định nghĩa

Trước hi tìm hiểu định nghĩa về mạng xã hội (social networ ), cần phải hiểu rõ về truyền thông xã hội (social media) bởi hiện nay ở Việt Nam, hai hái niệm này vẫn được sử dụng đan xen và chưa được phân biệt rõ ràng.

Bất cứ một hái niệm liên quan đến ngành xã hội đều được định nghĩa theo nhiều cách hác nhau. Truyền thông xã hội (social media) c ng vậy. Trong cuốn Những câu chuyện kể và truyền thông xã hội (2012), Ruth Page định nghĩa truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internet nhằm thúc đ y các mối tương tác xã hội giữa các thành viên tham gia. [44]

Tượng tự, cuốn sách Người dùng trên toàn cầu, liên hiệp lại! Những cơ hội và thách thức của truyền thông xã hội của Kaplan và Haenlein (2010), tác

giả định nghĩa truyền thông xã hội là “một nh m ứng dụng trên Internet được xây dựng trên nền tảng công nghệ và l tưởng của web 2.0 nhằm tạo điều iện cho sự sáng tạo và trao đổi thông tin của người sử dụng” [37] Bổ sung thêm nội dung định nghĩa mà Kaplan và Haenlein đã n i, Murphy cho rằng truyền thông xã hội là công cụ truyền thông mà công chúng c thể tạo ra và trao đổi thông tin trên mạng Internet.

Còn theo định nghĩa chính thức của Chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam, dưới đề xuất của bộ Thông Tin và Truyền thông, thì mạng xã hội “là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm iếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự hác.” [27]

Nếu truyền thông đại chúng thường được thể hiện dưới cơ chế từ một đến nhiều người (one-to-many) thì truyền thông xã hội truyền tải thông qua hình thức mạng lưới của những người sử dụng, nghĩa là từ nhiều người đến nhiều người (many-to-many). Các diễn đàn trao đổi tin tức, blogs, wi i, trang chia sẻ video hay hình ảnh... đều được xem là các hình thức truyền thông xã hội. Những thông tin từ mạng xã hội c thể được chia sẻ bởi bất ỳ ai (cho một người, một nh m người hay một tập thể người) chỉ cần họ tham gia là thành viên của các trang mạng xã hội đ . Điểm hác biệt nữa giữa truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng là công chúng c thể tự tạo ra nội dung (user- generated content). Không còn hình thức thông tin độc quyền như báo chí chính thống, truyền thông xã hội đem đến quyền lợi cho mỗi công dân đều c thể tự tạo lập ênh thông tin cho riêng mình. Kênh thông tin đ c thể do một cá nhân lập ra như blogs hay Twitter hoặc c thể do một tập thể xây dựng nên như Wi ipedia. [3]

T m lại, truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internet cho phép người dùng sử dụng c thể tương tác và chia sẻ những thông tin của mình với nh m đối tượng nhất định.

Như đã đề cập phía trên, hai hái niệm truyền thông xã hội (social media) và mạng xã hội (social networ ) vẫn được sử dụng đan xen. Tuy nhiên, cần phải chú rằng hai hái niệm này c sự hác biệt. Về mặt bản chất công nghệ, hai hái niệm này đều cùng chỉ một bản thể: Đ là những website dựa trên nền tảng web 2.0 để giúp người sử dụng c thể tạo lập và truyền tải thông tin. Tuy vậy, thuật ngữ truyền thông xã hội mang nghĩa rộng hơn, bao hàm cả phương tiện lẫn nội dung truyền thông, trong hi mạng xã hội nhấn mạnh nhiều hơn đến nền tảng công nghệ tạo ra n .

1.3.1.2. Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam như thế nào?

một thập ỉ sau thì mạng xã hội đầu tiên (Yahoo 360) mới thực sự xuất hiện ở nước ta. Trước thời điểm Yahoo 360 ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện một số dịch vụ ết nối qua mạng internet (social networ ), điển hình là Yahoo Messenger và Gmail, nhưng những dịch vụ đ mang tính cá nhân (personal) nhiều hơn là xã hội (social). Năm 2005, Yahoo 360 được thí điểm ở Việt Nam. Điểm hác biệt của Yahoo 360 so với Yahoo Messenger hay Gmail là n giúp cho người dùng tạo được một trang cá nhân riêng, từ đ c thể viết blog, chia sẻ quan điểm, trao đổi và thảo luận thông tin với những người dùng hác. Đối với một quốc gia mà thời điểm bấy giờ, Internet vẫn còn rất mới và th i quen thể hiện quan điểm cá nhân với cộng đồng còn ít thì Yahoo 360 thực sự mang lại một làn gi mới, đặc biệt với giới trẻ. Vào những thời điểm hoàng im nhất, mạng xã hội này thu hút đến hơn hai triệu người dùng ở Việt Nam. [45] Giai đoạn này chính là giai đoạn mà nền “văn h a ảo,” tức văn h a sử dụng internet được hình thành, éo theo nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng internet. Trong năm 2006, báo điện tử Vietnamnet bình chọn “làn s ng blog” là một trong 10 sự iện công nghệ-thông tin tiêu biểu nhất trong năm. [49]

Năm 2008, Yahoo tuyên bố đ ng cửa dịch vụ blog Yahoo 360. Tuy vậy, vào thời điểm đ , với tiềm năng của một thị trường hơn 80 triệu dân cùng với gần một nửa là dân số trẻ, hông ít những dịch vụ blog hác nhảy vào thế chân của Yahoo 360 tại Việt Nam, tiêu biểu là Blogspot và Wordpress. Cùng lúc, dịch vụ mạng xã hội Facebook, sau một năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã c những bước phát triển mạnh mẽ.

Sự xuất hiện của Facebook đánh dấu một bước phát triển mới cho truyền thông xã hội ở Việt Nam, đặc biệt hi xét đến quy mô lan tỏa của thông tin. Nếu như với nền tảng blog, người dùng c thể tạo ra nội dung, nhưng bị hạn chế về hả năng chia sẻ thì Facebook đã phá vỡ rào cản này

với tính năng “Share” (chia sẻ) rất dễ dàng, ết nối mạng lưới “Friends” (bạn bè) nhanh và rộng cùng sự nhạy bén của các tính năng tương tác hác (comment và li e). [10, tr. 12]

Facebook đã thúc đ y sự phát triển của văn h a Internet Việt Nam sang một giai đoạn mới: Từ những vòng tròn “friends” nhỏ, rời rạc và mang tính cá nhân trên Yahoo 360, cộng đồng Internet Việt Nam đã chuyển sang một mạng lưới thực sự, với hầu hết tất cả người dùng đều c thể ết nối và chia sẻ thông tin với nhau một cách nhanh ch ng và hiệu quả nhất. Theo trang tin The Next Web, tính tới tháng 7-2017, số người dùng Facebook ở Việt Nam là 64 triệu người dùng, chiếm 3% trong tổng số tài hoản Facebook đang hoạt động toàn cầu và là quốc gia đứng thứ 7 trong nh m 10 quốc gia c số người dùng Facebook lớn nhất thế giới. [79]

Với một cộng đồng lớn mạnh như vậy, số lượng “công dân mạng” (netizens) của Việt Nam đủ để hình thành nên một xã hội mạng lưới (networ society) thực sự, với sự trợ giúp của các công cụ truyền thông đại chúng mới (mass-self communication), tự tạo ra một lượng thông tin hổng lồ và c ng tự lan truyền hối lượng thông tin đ đến với nhau.

Đây c ng là thời điểm mà mạng xã hội bắt đầu tạo ra những ảnh hưởng lớn đến nền báo chí, truyền thông ở Việt Nam và c ng là thời điểm thuận lợi cho tin giả (Fake News) được lan truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tin giả (fake news) trên mạng xã hội đối với công chúng việt nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)