So sánh sự biến đổi của làng Triều Khúc với làng Yên Xá, xã Tân Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 126 - 170)

STT Yếu tố so sánh Làng Triều Khúc Làng Yên Xá

1 Dân cư Dân nhập cư đến làm nghề chuyên nghiệp hoặc thời vụ, thuê trọ, mua đất… đông đảo.

Ít biến động

2 Kinh tế Hoạt động nghề, thu nhập từ nghề là chủ yếu; nông nghiệp không còn duy trì. Đời sống khá giả, tỷ lệ hộ khá và giàu chiếm 45%

Hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ nghề nông là chủ đạo. Số hộ khá và giàu chiếm khoảng 30% 3 Cảnh quan làng xóm, nhà cửa

Bị biến dạng do người dân tự tiện xây dựng, cơi nới.

Khuôn viên gia đình chật chội do hoạt động và phát triển nghề.

Ít biến dạng

Khuôn viên rộng rãi

4 Môi trường Môi trường sống bị ô nhiễm (tiếng ồn, không khí, nguồn nước) do hoạt động nghề.

Ít biến đổi do không làm nghề

5 Trật tự an ninh Dân nhập cư đông nên khó kiểm soát chặt chẽ.

Tệ nạn cờ bạc phát triển với quy mô lớn từ một số chủ cơ sở sản xuất.

Trật tự an ninh được kiểm soát tương đối tốt.

Nạn cờ bạc có phát triển nhưng quy mô nhỏ.

6 Văn hóa Tuy vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống những đã bị biến đổi do tác động của làm nghề, nhất là tổ chức việc cưới, hội làng.

Ít biến đổi

Tiểu kết chƣơng 3

Công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là xu hướng CNH – HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế trong gần 20 năm trở lại đây đã tác động mạnh mẽ đến phương thức sinh kế của người dân các làng ven đô Hà Nội, trong đó có cộng đồng làng Triều Khúc. Sự thay đổi các nguồn lực sinh kế dưới tác động của bối cảnh xã hội đã tạo ra sức ép buộc người dân phải chuyển đổi sinh kế để tồn tại và phát triển.

Sự biến đổi của cơ chế kinh tế từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, đã tạo nên sự hoang mang, tâm lí hụt hẫng cho các nghệ nhân, thợ nghề thời kì đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Cùng với đó là biến động của nhu cầu thị trường, sản phẩm thủ công không còn chỗ đứng trên thị trường do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Không thể phủ nhận rằng những sản phẩm truyền thống đang thưa dần trên thị trường, và ngày càng ít thấy xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày bởi khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ cũng phát triển và theo đó là những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, hiện đại ra đời. Điều này là một phần nguyên nhân chính dẫn đến sự thoái trào của các sản phẩm truyền thống và việc mất dần các làng nghề truyền thống theo đó là điều tất yếu.

Hơn nữa, kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự vận động liện tục và không ngừng nếu không muốn bị loại khỏi sân chơi mang tên “Thị trường”. Do đó nếu chỉ giữ nghề truyền thống mà không có sự chuyển đổi và cải tiến thì đời sống của người dân Triều Khúc sẽ không được thỏa mãn. Xã hội hiện đại nhu cầu da dạng hơn nên nảy sinh nhiều nhu cầu mới và kèm theo chi phí cuộc sống không ngừng gia tăng. Chính điều này đã tạo nên sức ép buộc người dân phải chuyển đổi sinh kế.

Hệ quả của quá trình ĐTH dẫn đến việc thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp - nhà máy - xí nghiệp – trường đại học; sự biến động của kinh tế thị trường, số lượng dân nhập cư tăng do hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm… Bối cảnh xã hội thay đổi vừa tạo ra sức ép lớn đồng thời cũng đem lại cơ hội cho người dân ven đô trong việc chuyển đổi và hình thành các chiến lược sinh kế khác nhau.

Tuy nhiên, chuyển đổi sinh kế không thể diễn ra một sớm một chiều, mà cần trải qua một quá trình tiệm tiến gồm các điều kiện cần và đủ để người dân nơi đây

tìm ra hướng sinh kế mới và tiến đến sinh kế bền vững. Ở làng Triều Khúc nói riêng và làng ven đô Hà Nội nói chung, quá trình chuyển đổi sinh kế là sự đan xen và lồng ghép các mô hình sinh kế và phương thức sinh kế khác nhau. Bên cạnh các nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì trong một chừng mực và giá trị nhất định, người dân được hưởng một khoản tiền bồi thường từ việc thu hồi đất nông nghiệp, họ bắt đầu đầu tư vốn tài chính vào xây dựng nhà ở để cho thuê kết hợp phát triển các hình thức kinh doanh phế liệu, tái chế nhựa, sản xuất chỉ khâu, buôn bán tạp hóa, vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi về sinh kế theo hướng đa dạng như hiện nay cũng đã tạo ra không ít những vấn đề cho dân làng Triều Khúc. Trước hết là gia tăng sự phức tạp của thành phần dân cư trong làng, dịch vụ cho thuê nhà trọ và các hoạt động thương mại phát triển nhanh do số dân nhập cư trong làng ngày càng nhiều. Sự phát triển đó cũng kéo theo sau những hệ lụy tất yếu như: Những người dân nhập cư này khiến mật độ dân số địa phương tăng cao, sự quá tải về giao thông (tắc đường trong làng vào các giờ cao điểm thường xuyên xảy ra), khó khăn cho công tác quản lý cũng như an ninh trật tự, khó khăn trong việc duy trì nếp sống, phong tục tập quán truyền thống của làng… Các hình thức sinh kế mới cũng đã khiến cho nhiều người dân trong làng giàu lên nhanh chóng nhưng điều đó cũng đi kèm với nhiều sự rủi ro, nhiều người tham gia vào việc môi giới, buôn bán đất… khi họ không thực sự có hiểu biết vào việc kinh doanh đó nên thất bại. Tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát, ý thức văn hóa xã hội cũng ngày càng xuống cấp. Sức ép dân số cùng với hoạt động ngành nghề tự phát, thiếu quy hoạch làm cho môi trường làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng, làm ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương.

Có thể nói, tất cả sự thay đổi đó là tất yếu trong một cơ chế kinh tế thị trường thời hội nhập. Nó phù hợp với sự vận động xã hội và nó cũng là nhân tố chính tác động đến sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 1. Kết luận

Như vậy, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, kết hợp với việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong 10 năm qua đã thay đổi hoàn toàn diện mạo kinh tế - xã hội của làng Triều Khúc, xã Tân Triều nói riêng và các làng ven đô Hà Nội nói chung. Trước bối cảnh chung đó, sinh kế của người dân nơi đây cũng có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực, phù hợp với quy luật vận động của nền kinh tế và xu hướng phát triển của đất nước.

Kết quả cho thấy, từ khoảng năm 2000 trở lại đây, nhiều việc làm đã được kết thúc hoàn toàn trong một bộ phận hộ gia đình. Trong đó đỉnh điểm là năm 2000 với 21,9% số người được khảo sát kết thúc việc làm cũ cho thu nhập của mình để chuyển sang trạng thái làm việc mới. Kết thúc các việc làm hiện có vẫn đang là xu hướng chung và chủ yếu hiện nay. Còn thời điểm bắt đầu việc làm mới chính là vào khoảng các năm 1996, 2005 – 2006 (chiếm từ 15,5% đến gần 30% số lượng mẫu được điều tra). Đây đều là những thời điểm nhạy cảm liên quan đến việc công bố và thực thi các chính sách sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, đền bù giải tỏa đất đai cho các công trình… từ phía Nhà nước. Cụ thể: vào đầu những năm 2000, có sự đầu tư rất lớn của thành phố vào các vùng ven Hà Nội để mở rộng địa giới và xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như có những kế hoạch chuyển đổi khu vực hành chính một số xã ven thành phường nội thành… Điều đó tác động rất lớn đến sự chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế của cư dân vùng ven đô Hà Nội, trong đó quá trình chuyển đổi sinh kế của các hộ dân ở làng Triều Khúc là một ví dụ điển hình.

Chuyển đổi sinh kế như một chiến lược sống, một phần thể hiện sự năng động của người dân Triều Khúc, một phần vì bắt buộc phải có thu nhập để sống. Trong hoàn cảnh đó người dân phải tận dụng hết khả năng của mình để duy trì mức sống của gia đình và con cái. Cũng phải thấy rằng, người dân ven đô Hà Nội nói chung và người dân ở làng Triều Khúc nói riêng đổi nghề một phần vì mưu cầu cuộc sống giàu có, sung túc hơn, nhưng phần lớn là đảm bảo cuộc sống trước mắt. Tuy nhiên, sự chuyển đổi nghề nghiệp đó chỉ diễn ra suôn sẻ khi và chỉ khi người

dân có nguồn vốn tài chính và nguồn vốn xã hội nhất định để tiếp cận nghề nghiệp mới. Hơn nữa việc chuyển đổi nghề mới cũng không thể một sớm một chiều trở thành phương thức sinh kế được (ví dụ như làm nghề nào đó trong một khoảng thời gian nếu không hiệu quả thì sẽ không thể tiếp tục). Do đó, để thực hiện được các chiến lược sinh kế và phát triển bền vững, người dân cần phải qua một quá trình chuyển đổi gọi là “tiệm tiến”. Trong quá trình đó, bên cạnh nghề truyền thống (nghề cũ) vẫn được duy trì do vẫn còn một giá trị nhất định, đồng thời chấp nhận cho một số thành viên hay một số hộ dân trong cộng đồng kết hợp hoặc chuyển sang nghề khác. Đó cũng là lý do giải thích vì sao người dân Triều Khúc phải làm nhiều nghề, làm thêm nghề khác song song với nghề đang làm. Và cũng chính nguồn lực tài chính vừa gây sức ép nhưng cũng quy định lộ trình chuyển đổi nhanh hay lâu dài trong việc lựa chọn các phương thức sinh kế khác nhau của các hộ dân.

Làng Triều Khúc hiện nay, một số nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì ở mức độ cầm chừng đan xen với phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ mới, điển hình là dệt các sản phẩm chuyên dụng phục vụ quân đội, nhuộm tơ sợi, sản xuất chỉ may công nghiệp, dịch vụ xây nhà trọ cho thuê, thu gom phế liệu và tái chế nhựa. Những hình thức sinh kế mới đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm và đem lại nguồn thu nhập ổn định cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Sự kết hợp đan xen các mô hình sinh kế ở Triều Khúc hiện nay là khá đa dạng, thể hiện sự vận động và sự thích nghi nhanh chóng của người dân trong bối cảnh phải thay đổi việc làm do đô thị hóa và kinh tế thị trường. Các chiến lược thay đổi nghề này mang tính thực dụng và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cũng như những điều kiện của bản thân mỗi gia đình. Hầu như các chuyển đổi đều mang lại hiệu quả khi phần đông mọi người đều nhận thấy thu nhập hiện nay khá hơn, đời sống ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh ở những làng ven đô Hà Nội nói chung và làng Triều Khúc nói riêng, một mặt tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, nó cũng kéo theo nhiều vấn đề bất cập cần phải được nghiên cứu và đưa ra những quyết sách hợp lý. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay đã đến mức báo động. Ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn… từ cuộc sống sinh

hoạt và làm việc của người dân. Giải quyết vấn đề việc làm với một số bộ phận người chưa kịp chuyển đổi theo xu thế mới mà vẫn theo nhịp sống cũ, có thể diễn ra tình trạng không có việc làm tạm thời; sự bùng nổ dân số tăng tự nhiên và tăng cơ học do lượng người nhập cư ngoại tỉnh hàng năm. Nghề thủ công truyền thống ngày càng bị mai một dưới sức ép của nền kinh tế thị trường… Chỉ có giải quyết đồng bộ và khoa học, hợp lý những vấn đề trên mới đem lại thành công của chuyển đổi sinh kế trong bối cảnh đô thị hóa và hướng đến phát triển bền vững về mọi mặt cho người dân Triều Khúc và các làng ven đô Hà Nội.

2. Bàn luận

Thứ nhất, vấn đề xuyên suốt luôn được đặt ra trong quá trình phát triển của bất cứ lĩnh vực nào đó là: phát triển bền vững. Phát triển như thế nào gọi là bền vững? Phát triển như thế nào thì đạt đến độ bền vững? Đó là những câu hỏi khó, đồng thời cũng là cái đích mà chúng ta luôn phấn đấu đạt tới. Hoạt động sinh kế hiện nay ở những làng nghề truyền thống như Triều Khúc có thể nói đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và hướng phát triển kinh tế cho người dân. Nhưng vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề về tình hình giao thông, sức khỏe và đặc biệt là môi trường làng nghề.

Thứ hai, một hình thái kinh tế đa thành phần đã hình thành tại các làng nghề, bao gồm các hộ gia đình cá thể, các tổ hợp tư nhân, các hợp tác xã và các doanh nghiệp tư nhân. Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của thực trạng làng nghề Triều Khúc nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay.

Thứ ba, tại làng Triều Khúc, hoạt động một số ngành nghề như dệt nhuộm tơ sợi, sản xuất chỉ khâu, thu gom phế liệu và tái chế nhựa, đang thu hút một số lượng lao động rất lớn, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập rất đáng kể cho người dân lao động địa phương và lao động nhập cư.

Thứ tư, cũng như hầu hết các làng nghề khác trong nước, làng Triều Khúc đang phải đối đầu với những vấn đề khó khăn như sau:

- Thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung của làng nghề, đặc biệt là đối với thành phần kinh tế hộ gia đình. Tình trạng thiếu vốn đã đẩy người thợ chạy theo làm hàng chợ để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

- Hầu hết các hộ dân trong làng gặp khó khăn về thị trường. Tình trạng hàng hoá ứ đọng biểu hiện ở nhiều làng nghề. Chậm thích ứng, chậm thay đổi về mẫu mã sản phẩm và nhu cầu thị trường.

- Kết cấu hạ tầng của làng Triều Khúc nhìn chung còn rất thấp kém, làm hạn chế sự phát triển ngành nghề ở địa phương: máy móc, phương tiện sản xuất thô sơ lạc hậu, thiếu diện tích nhà xưởng. Dẫn đến tình trạng, nơi sản xuất ở ngay trong khu dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân.

- Tình trạng nghề truyền thống có nguy cơ bị đứt gẫy, không có người kế tục cũng là một thực tế ở nhiều làng nghề Việt Nam, trong đó có Triều Khúc. Lớp nghệ nhân tài hoa phần lớn đã qua đời, số còn lại thì già yếu, không thể tiếp tục truyền nghề. Lớp trẻ hiện nay không còn mấy người tha thiết với nghề cổ truyền, giá thành sản phẩm thấp, công việc thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Triều Khúc hiện tại vẫn ở mức nghiêm trọng. Hệ thống xử lý chất thải chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Trên đây là những nét cơ bản của thực trạng làng cổ Triều Khúc trong khung cảnh hội nhập thủ đô Hà Nội. Nhìn chung, đó là một diện mạo làng nghề đang phát triển, hơn hẳn so với toàn bộ lịch sử vùng đất này. Điều ấy không chỉ có ý nghĩa đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 126 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)