Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 99)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2010 Số hộ (hộ) Số lƣợng (chiếc) Số hộ (hộ) Số lƣợng (chiếc) Xe máy 50 45 80 100 Ti vi 60 75 80 110 Tủ lạnh 40 45 80 100 Bình nóng lạnh 35 45 80 95

Điều hòa nhiệt độ 20 25 80 65

Điện thoại 28 35 80 100

Ô tô 2 5 9 11

Máy dệt 10 20 12 18

Máy xay xát, tạo hạt 0 0 7 12

(Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Theo đánh giá của hộ về sự thay đổi của hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương từ khi địa phương thực hiện CNH, HĐH nông thôn đến nay thì nhìn chung đều tốt hơn. Có 100% số hộ cho rằng hệ thống đường giao thông, hệ thống trường học, hệ thống y tế, và các hệ thống dịch vụ khác đều tốt hơn trước kia rất nhiều chỉ có 9.09% số hộ cho rằng hệ thống chợ thay đổi và 17.50% số hộ cho rằng hệ thống điện không có gì thay đổi. Do đó kinh tế của địa phương có nhiều thay đổi tích cực, với lại đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nên xã đã chú trọng đầu tư cho các công trình này để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Bên cạnh những thay đổi tích cực của nhiều hạng mục trong hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương thì cũng có những ý kiến cho rằng một số hạng mục khác đã bị giảm sút nhiều về chất lượng. Có đến 38% số hộ cho rằng hệ thống thuỷ lợi bị kém đi nhiều so với trước kia. Nguyên nhân của sự giảm sút của hạng mục này là do ảnh hưởng của các dự án xây dựng trên địa bàn xã. Việc xây dựng khu làng nghề Tân Triều trên đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình thuỷ lợi của xã, những diện tích đất sản xuất xung quanh khu làng nghề đều bị ảnh hưởng không tốt về chế độ tưới tiêu. Bên cạnh đó hệ thống sử lý chất thải của

các cơ sở sản xuất trong làng không đảm bảo nên lượng chất thải từ nghề đã gây ô nhiễm đến môi trường nước và môi trường đất xung quanh, làm ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm. Môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến các nguồn lực của cộng đồng và của hộ dân cư.

Bảng 2.24: Nhận định của hộ về sự thay đổi cơ sở hạ tầng tại địa phƣơng

Chỉ tiêu

Không đổi Tốt hơn Kém đi

Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Hệ thống điện 14 17.50 66 82.50 0 0.00 2. Hệ thống giao thông 0 0.00 80 100.00 0 0.00 3. Hệ thống trường học 0 0.00 80 100.00 0 0.00 4. Hệ thống y tế 0 0.00 80 100.00 0 0.00 5. Hệ thống thuỷ lợi 11 22.00 20 40.00 19 38.00 6. Hệ thống chợ 3 9.09 30 90.91 0 0.00 7. Hệ thống nước sạch 7 8.75 73 91.25 0 0.00

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ của tác giả)

Không chỉ có cơ sở hạ tầng của địa phương có sự thay đổi mà điều kiện sinh hoạt và các tài sản của hộ cũng có sự thay đổi rõ rệt. Điều kiện sinh hoạt và sản xuất của hộ cũng thể hiện phần nào vốn vật chất của hộ.

2.2.5. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực xã hội

Sự thay đổi của các nguồn lực trên kéo theo sự thay đổi của nguồn lực xã hội. Khả năng được tiếp cận với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội của người dân được cải thiện tốt hơn trước rất nhiều. Các hoạt động văn hoá tinh thần của hộ trên rất nhiều lĩnh vực như đi chùa, lễ hội, xem tivi, nghe đài, xem sách báo, đi tham quan du lịch… có nhiều thay đổi và thường xuyên hơn trước nhiều. Các hộ đã tích cực đến nơi công cộng, đi đền chùa hay tham gia các câu lạc bộ các tổ chức kinh tế của địa phương nhiều hơn so với trước năm 2000. Tỷ lệ người tham gia vào các câu lạc bộ khá cao. Một người có thể tham gia nhiều tổ chức, câu lạc bộ như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, câu lạc bộ không sinh con thứ ba, hội Sinh vật cảnh… Các hộ được thường xuyên tham gia họp bàn trao đổi ý kiến tại địa phương cao hơn. Bởi khi tham gia các hộ sẽ được biết thêm thông tin về thời sự, kinh tế, kinh nghiệm làm ăn,

các chương trình phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của nhà nước nhất là các chính sách hỗ trợ nông dân sau khi bị thu hồi đất. Những nội dung này sẽ bổ trợ, nâng cao hiểu biết của người dân đồng thời cung cấp những thông tin về kinh nghiệm làm ăn giúp cho người dân dần chuyển hướng phát triển ngành nghề sau khi bị thu hồi đất góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hộ.

Các quan hệ xã hội có nhiều thay đổi tích cực, có 70% số hộ điều tra khẳng định là các quan hệ xã hội tốt hơn trước. Các hộ thường xuyên được trao đổi thông tin và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Các hộ được tham gia họp bàn, trao đổi ý kiến tại địa phương là 100%. Bình quân chung có 41,36% số hộ thường xuyên tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến tại địa phương, chỉ có 26,17% số hộ ít tham gia các cuộc họp bàn này. Đa số các hộ ít tham gia họp bàn, trao đổi ý kiến là những hộ thuộc lớp trẻ tại địa phương hoặc những người nhập cư mới đến, họ bận đi làm, cuối tuần thường về quê hoặc đi thăm họ hàng… nên ít có thời gian tham gia.

Quan hệ gia đình, làng xã cũng tốt hơn trước. Từ khi thu nhập và đời sống của người dân được nâng lên thì các quan hệ này đã tốt hơn. Nhưng những phong tục tập quán của địa phương lại dần bị mất đi do sự thâm nhập của lối sống đô thị, công nghiệp hiện đại.

Các hoạt động xã hội thì thường xuyên được quan tâm hơn trước. Kết quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên 93% hộ trong tổng số hộ của làng đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác chính sách xã hội, an ninh trật tự đã được các cấp chính quyền quan tâm hơn, đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính sách xã hội theo đúng quy định không có hiện tượng làm khó người dân và ăn bớt tiền chính sách của người dân. Xã đã triển khai thực hiện đăng ký xã lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy.

Bên cạnh nếp sống văn hóa của người dân tốt hơn lại xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội hơn trước như trộm cắp xe máy xe đạp, trộm dây điện trạm bơm, tệ cờ bạc lô đề vẫn còn. Nhiều lối sống đô thị du nhập vào dần làm mất đi phong tục tập quán của địa phương.

Tiểu kết Chƣơng 2

Từ một làng nông nghiệp với lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, Triều Khúc đã phát triển thành làng đa nghề của tỉnh Hà Đông. Hơn 30 nghề tạo ra các sản phẩm phục vụ nhiều mặt của đời sống như dệt, quai thao, khăn san, tua cờ, cây tua, chỉ tơ, chỉ gốc, chỉ thêu… Những nghề này là phương thức sinh kế truyền thống đã nuôi sống dân làng qua hàng nghìn năm, tạo cho dân làng cuộc sống ổn định. Còn nông nghiệp với những hạn chế về nguồn đất, hệ thống tưới tiêu, phương thức canh tác… nên chỉ mang tính chất tự cấp tự túc và đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của người dân địa phương.

Trong bối cảnh của các nghề thủ công ở Bắc Bộ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, sinh kế thủ công truyền thống Triều Khúc mang những đặc điểm nổi bật như có quy mô gia đình, sản xuất dựa trên lao động thủ công; kĩ thuật cơ bắp, làm ăn theo kinh nghiệm gia truyền, và hầu như không có khoa học kĩ thuật hỗ trợ; kĩ thuật tỷ mỷ, phức tạp, đòi hỏi khéo tay đặc biệt và rất nhiều nhân công; tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn. Do những đặc điểm trên mà các nghề thủ công phát triển đa dạng, đem lại cho người dân cuộc sống thịnh vượng hơn so với các làng nông nghiệp.

Tính truyền thống cũng có giá trị của riêng nhưng nó cũng gắn liền với sự trì trệ, khó tạo ra sự bứt phá. Triều Khúc vẫn chỉ là làng nghề có tiếng, không thể phát triển thành trung tâm công thương nghiệp, mặc dù chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến 10km. Đây cũng là hạn chế chủ yếu trong thành phần sinh kế truyền thống của người dân Triều Khúc. Hạn chế này sẽ ngày càng bộc lộ rõ hơn trong thời kỳ đất nước mở cửa phát triển kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Sau khi thống nhất đất nước, thể chế kinh tế - xã hội nông thôn được định hướng theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Các hợp tác xã được thành lập, hộ gia đình làm nghề thủ công cũng như hộ gia đình làm nông nghiệp không còn được coi là đơn vị kinh tế tự chủ. Sinh kế hộ gia đình gắn chặt với sinh kế cộng đồng thông qua vai trò của hợp tác xã. Sự thay đổi đó cùng với những biến đổi tự thân của cuộc sống đã tác động sâu sắc đến phương thức sinh kế truyền thống của người dân Triều Khúc, thể hiện ở một bộ phận lớn các nghề thủ công không còn được duy trì.

Với đường lối Đổi mới (1986), hộ gia đình trở lại vai trò là đơn vị kinh tế tự chủ, đặc biệt từ giữa năm 1993, theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VII) xác nhận đảng viên được làm kinh tế tư nhân, tạo ra sự chuyển biến đáng ghi nhận trong sinh kế thủ công truyền thống Triều Khúc. Đặc biệt trong 20 năm trở lại đây, quá trình CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân Triều Khúc. Bối cảnh xã hội thay đổi làm cho các nguồn lực sinh kế thay đổi tạo ra sức ép lớn làm cho người dân phải nhanh chóng thay đổi chiến lược sinh kế cho phù hợp với điều kiện mới.

Tuy nhiên, chuyển đổi sinh kế không thể diễn ra một sớm một chiều, mà cần trải qua một quá trình tiệm tiến gồm các điều kiện cần và đủ để người dân địa phương tìm ra hướng sinh kế mới và tiến đến phát triển sinh kế bền vững. Làng Triều Khúc nói riêng và làng ven đô Hà Nội nói chung, quá trình chuyển đổi sinh kế là sự đan xen và lồng ghép các mô hình sinh kế và phương thức sinh kế khác nhau theo hai chiều hướng:

Thứ nhất là sự chuyển đổi trong sinh kế truyền thống (một số nghề thủ công bị mai một và mất đi do không còn chỗ đứng trên thị trường, một số nghề có sự thay đổi về quy trình sản xuất, cơ cấu sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, phương thức kinh doanh như nghề dệt chun, may thêu, tẩy sợi, nhuộm sợi,…).

Thứ hai là sự xuất hiện thêm các lựa chọn sinh kế mới đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân như buôn bán phế liệu, sản xuất nhựa, kinh doanh nhà trọ.... Điều đó đã thể hiện tính năng động, nhạy bén trong các lựa chọn sinh kế và khả năng thích ứng của người dân Triều Khúc trước những biến đổi của điều kiện chủ quan và khách quan để sinh tồn và phát triển.

Nhìn chung, với địa thế và truyền thống thủ công của mình, Triều khúc có những lợi thế riêng trong sự phát triển kinh tế chung của Hà Nội. Đồng thời, nó cũng chính là những hạn chế đẩy làng nghề đến suy thoái nếu không có sự tiếp nhập xu hướng phát triển kinh tế thị trường thời hội nhập.

CHƢƠNG 3:

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG TRIỀU KHÚC

3.1. Những yếu tố tác động

3.1.1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa

Chuyển dịch mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Trong những năm 1990, tổng diện tích đất của Triều Khúc là 150ha (tương đương với 411 mẫu). Trong đó khu vực canh tác là 299 mẫu 8 sao 5 thước (chiếm 72,06%), còn lại là khu vực thổ cư gồm 111 mẫu [22, tr. 10]. Đến trước năm 2000, khi tác động của đô thị hóa vào khu vực làng chưa đáng kể, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp còn khoảng 104ha. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, quỹ đất làng nghề biến động khá nhiều do các cơ quan, dự án, nhà nước thu hồi làm công trình phúc lợi, xây dựng đường vành đai 3 Nguyễn Xiển, dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, dự án khu tái định cư Hạ Đình, dự án của Tổng cục 5 (lấy 23ha), đường Lương Thế Vinh 36m, lưới điện hạ thế 110KV… Năm 2010, cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Tân triều nằm trên địa giới hai xã Tân Triều, Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) khánh thành với diện tích 105.77m2. Cụm sản xuất làng nghề này đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, lát vỉa hè, cống thoát nước mưa, hệ thống nước thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, điện, nước, thông tin liên lạc, sân bãi đỗ xe, khu giới thiệu sản phẩm và nhà điều hành. Như vậy, sau một thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng, cụm sản xuất làng nghề tập trung của xã Tân Triều đã đi vào hoạt động, đáp ứng mong mỏi của các hộ sản xuất ở làng nghề này và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường tại xã Tân Triều. Cuối năm 2012, địa phương cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường nối từ Ủy ban nhân dân xã Tân Triều với vành đai 3 Nguyễn Xiển rộng 7m, dài hơn 600m với kinh phí thi công trên 1 tỷ đồng… Đồng thời, hàng loạt các đề án, dự án thu hồi đất, dãn dân, giải phóng mặt bằng đang được đẩy mạnh để hoàn thiện chủ trương của Nhà nước và Nghị quyết của Đảng ủy, chính quyền xã về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra trong giai đoạn 2010 – 2015. Tổng cộng 7 dự án đã thu hồi 52ha đất ruộng của cả làng.

Việc thu hồi diện tích lớn đất nông nghiệp đã ảnh hưởng dẫn đến sinh kế của các hộ dân Triều Khúc nói riêng và khu vực ven đô Hà Nội nói chung. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, đường giao thông, văn phòng và các cơ sở hạ tầng khác đã rút ngắn khoảng cách giữa thôn Triều Khúc và khu đô thị của Hà Nội. Nhiều con đường mới được xây dựng, những tuyến đường cũ được nâng cấp, kết nối Triều Khúc với khu vực xung quanh. Điều này tạo thuận lợi cho các dòng người đổ về đây để tìm nhà trọ. Cùng thời điểm đó, những người nông dân Triều Khúc bị mất đất nông nghiệp đang xoay sở tìm kiếm các chiến lược sinh kế mới. Tận dụng cơ hội này, họ bắt đầu đầu tư vốn tài chính vào xây dựng nhà ở để cho thuê.

“… Những làng nghề ven đô, đó là nơi có sự thay đổi mạnh mẽ nhất, nguyên nhân chính là do tốc độ đô thị hóa của thủ đô. Hàng loạt làng nghề nổi tiếng xưa của Thăng Long nay chỉ còn lại tên gọi của một con đường hay một khu phố. Đó là làng Bưởi với nghề dệt và nghề giấy, làng Định Công vàng bạc, làng Ngũ Xã đúc đồng, cốm làng Vòng, đậu làng Mơ, đơ thao Triều Khúc… tấc đất tấc vàng ngồi kì cạch cả năm thu nhập không bằng bán vài mét vuông đất, vì thế mà nghề cứ mai một đi dần, cộng với đủ các mặt hàng công nghiệp càng ngày càng xâm chiếm đời sống của mọi tầng lớp cư dân làm nản lòng những kẻ yêu nghề. Cái tên làng nghề nay chỉ còn là một thương hiệu để người làng khác hay nơi khác mượn để làm ăn bằng những sản phẩm thứ cấp của họ. Hầu hết tất cả các làng nghề sát nội thành không còn gì để gọi làng nghề ngoài một cái tên thuở xa xưa, mà đã trở thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)