Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề thôn Triều Khúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 65 - 69)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Trƣớc

năm 2000 Năm 2005 Năm 2012

Nông nghiệp 8.13 3.00 0.01

Tiểu thủ công nghiệp 38.60 30.23 16.28

Thu gom phế liệu và tái chế nhựa 34.78 29.08 23.39

Cơ quan HCSN, công ty tư nhân 1.87 14.62 25.13

Dịch vụ - buôn bán 9.55 10.33 11.11

Lao động làm thuê 6.54 8.19 14.78

Khác (xe ôm, lái xe taxi, giúp việc,…) 0.53 4.55 9.30

Tổng số 100.00 100.00 100.00

Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012, cùng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH, ở làng Triều Khúc có sự chuyển dịch việc làm rõ rệt giữa các nhóm lao động phân theo ngành nghề, theo kết quả điều tra:

+ Số người không có việc làm tăng 4,04% + Số người làm nông nghiệp giảm 8,12%

+ Số người làm tiểu thủ công nghiệp giảm 23,32% + Số người làm nghề thu gom phế liệu giảm 11,39% + Số người làm hành chính tăng 23,39%

+ Số người buôn bán tăng 1,56% + Số người làm thuê tăng 8,24%

+ Số người làm xe ôm, giúp việc tăng 8,77%

Sự chuyển dịch như vậy là theo xu hướng tiến bộ. Tuy nhiên số người không có việc làm tăng là điều rất đáng lo ngại. Từ tình hình trên có thể thấy, dù khu làng nghề Tân Triều đã được xây dựng và đi vào hoạt động, song việc chuyển dich cơ cấu lao động diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển chung, tỷ lệ các nghề cơ bản, ít đào tạo vẫn còn cao (như nghề xe ôm, cửu vạn, giúp việc….). Số lao động già tăng lên là vấn đề cần được quan tâm, vì số lao động này trước kia họ vẫn làm nghề thủ công nghiệp truyền thống hoặc kinh doanh buôn bán đồng nát ve chai nhưng nay những nghề này đã bị mai một, phần lớn đã bỏ nghề, mà số lao động trên 35 tuổi không đủ điều kiện để vào làm trong các công ty tư nhân hay khu làng nghề, họ lại càng khó tìm các công việc phù hợp với khả năng của họ. Lao động trẻ khỏe sẽ có nhiều cơ hội vào làm trong các công ty, doanh nghiệp hay trong khu làng nghề hơn, và nếu không thì họ vẫn có thể tìm được việc làm mới như đi làm thuê ở nơi khác, làm cửu vạn, chạy xe ôm… Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người dân bị thu hồi đất, một phần nữa là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong lao động công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp địa

phương trong khu làng nghề do không đáp ứng được yêu cầu công việc nên buộc phải thôi việc và lại rơi vào tình trạng không có việc làm. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất. Nói cách khác là nguồn lực đất đai đã chuyển theo hướng CNH, HĐH, song nguồn lực lao động thì chưa theo kịp xu hướng đó mặc dù cơ cấu lao động của địa phương đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động. Mặt khác, các hộ không có khả năng tìm được việc làm mới khi mà họ không còn muốn tiếp tục duy trì nghề thủ công truyền thống và cũng không còn đất để sản xuất nông nghiệp lại là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của hộ và của cả xã hội.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề làng Triều Khúc trước năm 2000

Cơ cấu lao động phân theo ngành nghềlàng Triều Khúc trước năm 2000 1.87 0.53 8.13 38.60 34.78 9.55 6.54 Nông Nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp

Nghề thu gom phế liệu và tái chế nhựa

Cơ quan HCSN, Công ty tư nhân Dịch vụ - buôn bán

Lao động làm thuê

Khác (xe ôm, lái xe taxi, giúp việc,…)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề làng Triều Khúc Năm 2012

Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề làng Triều Khúc năm 2012 0.01 16.28 23.39 25.13 11.11 14.78 9.30 Nông Nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp Nghề thu gom phế liệu và tái chế nhựa Cơ quan HCSN, Công ty tư nhân

Dịch vụ - buôn bán Lao động làm thuê Khác (xe ôm, lái xe taxi, giúp việc,…)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ được sự dịch chuyển lao động này, lao động nông nghiệp giảm đi nhanh chóng, thay vào đó là sự xuất hiện của các lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất và khu làng nghề Tân Triều. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thu gom phế liệu, tái chế nhựa nhìn chung đến nay đã có mức tăng trưởng khá và ổn định, nhưng xu hướng ngày một giảm do thiếu mặt bằng sản xuất và gây ô nhiễm môi trường. Tính từ năm 2000 đến thời điểm hiện tại, một số lượng lớn các hộ đã bỏ nghề chuyển sang lĩnh vực khác. Số lao động dư thừa này gia nhập vào đội ngũ buôn bán nhỏ và có nguồn thu tương đối ổn định từ dịch vụ cho thuê nhà trọ.

Kết quả lựa chọn mô hình sinh kế của hộ

Dưới tác động của quá trình CNH, HĐH, ĐTH và biến động thị trường trong những năm từ 2000 đến 2012 làm cho người dân phải chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng với tình hình mới, dẫn đến có nhiều mô hình sinh kế khác nhau được lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)