Kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã Tân Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 110 - 118)

(ĐVT: Tỷ đồng)

Ngành sản xuất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 331 388 454.0

Thương mại – dịch vụ 117 139 166.5

Nông nghiệp 4 4 3.5

Tổng 452 531 624.0

(Nguồn: UBND xã Tân Triều, 2010 – 2012)

Hàng năm, hoạt động sản xuất của khu làng nghề Tân Triều và các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở nghề ở Triều Khúc đáp ứng nhu cầu việc làm cho khoảng 1000 lao động phổ thông, trong đó 50% là dân ngoại tỉnh. Số nhân công trung bình một cơ sở sản xuất chỉ hoặc tái chế nhựa thuê mướn là từ 5 – 7 người, ở các doanh nghiệp tư nhân thường từ 10 – 15 công nhân. Trong những vụ cao điểm, nhiều đơn đặt hàng lớn, số công nhân thời vụ được huy động lớn hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, trong quá trình san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đề án xây dựng nông thôn mới và đẩy nhanh tiến độ ĐTH, các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng cũng thuê mướn một lượng lớn lao động địa phương, đem lại việc làm cơ động trước mắt cho người dân, khi họ đang loay hoay tìm kiếm lựa chọn sinh kế mới trong khi từ bỏ nghề nghiệp cũ.

Nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ bổ sung cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương cũng như số lượng lớn dân nhập cư, đã góp phần tạo ra việc làm gián tiếp. Đối với lao động nhiều tuổi, trình độ thấp thì hoạt động buôn bán tạp hóa nhỏ được xem là hình thức sinh kế phù hợp và dễ tiếp cận. Hiện nay lượng người nhập cư đến Triều Khúc sinh sống và làm việc chiếm đến 1/3 dân số cả làng, chính điều này đã kích thích dịch vụ cho thuê nhà trọ phát triển ở đây hiện tại và tương lai gần. Kinh doanh nhà trọ phát đạt khiến cho các dịch vụ ăn theo cũng phát triển, bao gồm hệ thống các cửa hàng thực phẩm, ăn uống, dịch vụ sửa chữa xe máy, cửa hàng gội đầu - cắt tóc, cửa hiệu tạp hóa và buôn bán nhỏ khác… Đây được xem là nguồn thu bổ sung đáng kể trong cơ cấu thu nhập hiện nay của người dân Triều Khúc.

Chuyển đổi sinh kế với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ. Theo kết quả điều tra cho thấy, lao động

nữ giới chiếm 30% trong tổng số lao động hoạt động ngành nghề ở địa phương. Đặc biệt trong một số nghề, nữ giới chiếm số lượng đông và giữ vị trí quan trọng. Ví dụ như nghề buôn bán phế liệu đòi hỏi phải chi li, cẩn thận, mềm mại trong ứng xử mà ưu thế này thuộc về người phụ nữ. Đức tính cần cù, nhẫn nại, khéo tay hay làm của người phụ nữ Triều Khúc được bộc lộ rõ trong các công đoạn của nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp. Còn trong kinh doanh buôn bán tạp hóa hay cho thuê nhà ở Triều Khúc thường người chủ đứng ra giao dịch là nữ giới.

Tác động tiêu cực

Thu hồi đất nông nghiệp và chuyển đổi sinh kế có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp ở địa phương. Có rất nhiều hộ dân sau khi từ bỏ nghề thủ công truyền thống của gia đình nhưng vẫn chưa tìm được lựa chọn sinh kế thay thế do hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn lực con người (thiếu kiến thức thị trường). Trong khi đó lại không thể tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp tư nhân do quá tuổi hoặc không có tay nghề trình độ, dẫn đến họ có thể rơi vào tình trạng không có việc làm. Như vậy, sinh kế của họ cũng không được đảm bảo, dễ kéo theo các hệ lụy xã hội.

Qua khảo sát thực tế cho thấy tình trạng không có việc làm phần lớn chỉ là tạm thời. Nhiều hộ dân khi được phỏng vấn chỉ thừa nhận những nghề thủ công truyền thống họ đã quen thuộc là việc làm, không thừa nhận các việc như làm xe ôm, buôn bán tạp hóa mặc dù họ đã tham gia hoạt động này ngay sau khi chuyển đổi sinh kế. Cá biệt, có một bộ phận người dân nhiều tuổi mất việc làm, vì ngoài kĩ năng, kinh nghiệm làm các sản phẩm thủ công trước đây thì họ cũng không biết làm nghề gì khác như lớp người trẻ tuổi hơn. Đây thực sự là một vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc về thực trạng lao động, việc làm ở làng nghề Triều Khúc hiện nay.

Nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng không có việc làm ở một bộ phận dân cư đó là do sự thất hứa của các chủ sử dụng lao động trước và sau khi đầu tư tại địa phương, khiến tỷ lệ sử dụng lao động rất thấp. Công tác đào tạo nghề cho lao động diễn ra chưa bài bản, không cập nhật và thiếu tính chiến lược, kế hoạch cụ thể. Với tình trạng đào tạo nghề như vậy, người lao động được đào tạo ra sẽ khó mà đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Nên công việc mới sau khi chuyển đổi sinh kế của người dân không có tính ổn định cao.

3.2.2. Tác động đến thu nhập, mức sống

Tác động tích cực

Quá trình ĐTH dẫn đến số lượng lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho mục đích xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khi phải giao quyền sử dụng đất cho chính quyền địa phương hoặc nhà đầu tư phát triển hạ tầng, người dân nhận được một khoản đền bù tùy vào loại đất (thổ cư, hoa màu hoặc đất ruộng) theo quy định của Nhà nước. Các hộ gia đình đã sử dụng tiền đền bù này rất phong phú theo nhiều cách khác nhau. Người dân có một khoản lớn tiền đền bù đã mua thêm đất để mở rộng quỹ đất thổ cư hoặc đầu tư máy móc, mua sắm các công cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó tạo sơ sở cho việc tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Một bộ phận người dân nhận được khoản tiền đền bù đất, số tiền này các hộ dân sử dụng gửi ngân hàng hoặc cho vay để nhận được khoản tiền lợi tức hàng tháng phục vụ sinh hoạt cuộc sống. Nhu cầu nhà trọ đáp ứng lượng lớn dân nhập cư hàng năm, mà phần lớn là sinh viên và lao động phổ thông làm việc trong các cơ sở sản xuất và khu làng nghề Tân Triều, đã mở ra hướng sinh kế mới cho dân làng Triều Khúc. Nắm bắt được thời cơ đó, người dân địa phương đầu tư nguồn vốn tài chính vào xây dựng nhà cửa. Hầu hết là xây một nhà chính để ở và rất nhiều phòng nhỏ để cho lao động nhập cư và sinh viên thuê. Sự đơn giản này một phần xuất phát từ nhu cầu tối thiểu của người thuê nhà hầu hết là lao động trong các cơ sở dệt nhuộm và khu làng nghề Tân Triều với mức lương trung bình. Thu nhập từ cho thuê nhà được coi là một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định nhất của nhiều hộ gia đình ở Triều Khúc khi đã từ bỏ lối làm ăn cũ và không còn đất ruộng.

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình có quan hệ mật thiết với nghề nghiệp. Nhóm thu nhập thấp thường là những hộ làm nông nghiệp hoặc làm thuê. Mức thu nhập của người thợ thủ công, công nhân khác nhau tùy thuộc vào tay nghề, sản phẩm và khả năng phát triển của từng nghề (thu nhập trung bình của người làm thuê tại các cơ sở sản xuất chỉ, sợi là 2,2 triệu/người/tháng; cơ sở tái chế nhựa là 4,5 – 5 triệu/người/tháng và công nhân làm thuê theo ca trong khu vực làng nghề là 5 – 7 triệu/người/tháng). Nhóm thu nhập trung bình là các hộ buôn bán nhỏ; nhóm thu nhập khá là những người hưởng lương từ nhà nước hoặc chủ các

doanh nghiệp nhỏ; và nhóm có thu nhập cao là chủ các doanh nghiệp lớn. Họ đều là những người có tay nghề, có vốn đầu tư, vốn con người và vốn xã hội. Trái lại, các nghề nặng nhọc với thu nhập thấp và không ổn định thường gắn với những người không có vốn đầu tư, nghèo vốn con người và vốn xã hội.

Hiện nay, do xu hướng đa dạng hóa việc làm ở những vùng đô thị hóa, biểu hiện là sự đa dạng của cơ cấu ngành nghề không chỉ trên bình diện xã hội mà còn được thấy ở trong mỗi hộ gia đình ở Triều Khúc. Số gia đình mà trong đó các thành viên có các việc làm khác nhau chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đặc biệt là các gia đình trẻ. Từ đó dẫn đến xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập: mỗi người có nhiều nguồn thu nhập trong một thời điểm.

Theo báo cáo của UBND xã Tân Triều, năm 2012 thu nhập bình quân một người tại thôn Triều Khúc là 25 triệu/người/năm. Trung bình mức thu của hộ gia đình làm nghề mới (như dệt chun, may thêu, tẩy sợi, nhuộm sợi, buôn bán phế liệu, sản xuất nhựa và dịch vụ cho thuê nhà trọ…) khoảng 180 triệu – 500 triệu/hộ/năm. Quy mô của các hộ sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mức thu nhập. Các hộ có cơ sở sản xuất với quy mô lớn thường có thu nhập cao hơn.

Thu nhập tăng lên, đời sống được cải thiện, do đó người dân có thời gian và chú trọng hơn đến đời sống tinh thần, nâng cao học vấn. Điều này được quán triệt sâu rộng từ lãnh đạo huyện, xã, thôn đến từng hộ gia đình và được quan tâm, đầu tư đáng kể. Số hộ giàu khá chiếm 60%, trong khi số hộ nghèo ngày càng giảm mạnh, từ 105 hộ (1999) giảm xuống còn 22 hộ (2009) và 13 hộ (2012).

Về phía người dân đa số đều tạo điều kiện cho con cái học tập đến nơi đến chốn. Họ cho rằng học vấn cao sẽ giúp con cháu thành đạt, thu nhập ổn định. Năm 2011, Hội Khuyến học đã tiến hành điều tra trình độ văn hóa hộ gia đình ở Triều Khúc, kết quả trong 3.651 hộ có 3.392 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”,

chiếm 92,9%; 1.282 gia đình đạt “Gia đình tú tài” chiếm 35,1%; 958 gia đình đạt

“Gia đình cử nhân” chiếm 26,2%; có 549 người tốt nghiệp cao đẳng, 2.165 người tốt nghiệp đại học; 167 thạc sĩ, 3 phó giáo sư và nhà giáo ưu tú (năm 1999, cả xã chỉ có 48 người có bằng cử nhân, 1 thạc sĩ).

Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích, phát huy tinh thần hiếu học của học sinh - sinh viên, UBND xã đã trao tặng nhiều bằng khen và phần thưởng có giá trị cho các

tập thể và cá nhân có thành tích học tập tốt, đồng thời hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó trong học tập… Trong những năm 2008 – 2012, Hội Khuyến học xã đã tuyên dương khen thưởng 38 giáo viên, 391 em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp quận (huyện), thành phố, quốc gia và quốc tế.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được người dân nơi đây hưởng ứng nhiệt liệt. Trong ba năm gần đây, thôn Triều Khúc đều được công nhận là làng văn hóa với số hộ đạt gia đình văn hóa chiếm 93%.

Thu nhập cao cũng giúp cho người dân có điều kiện hưởng thụ một cuộc sống vật chất dồi dào và cuộc sống tinh thần phong phú. So với trước năm 2000, tỷ lệ hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn tăng lên rõ rệt, cơ sở vật chất cơ bản đều được trang bị đầy đủ và hiện đại (tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, điện thoại di động…). Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân ở Triều Khúc cũng đa dạng và phong phú hơn. Không chỉ sang hàng xóm trò chuyện, đánh cờ, chơi với con cháu, trồng cây cảnh… họ còn đi xem phim, ca nhạc, kịch, đi du lịch, nghỉ mát, đi các điểm vui chơi, giải trí như trung tâm thương mại, công viên, vườn bách thảo… Đó chính là những biểu hiện rõ nét nhất của mức sống cao và nguồn thu nhập tương đối ổn định trong sinh kế hiện tại của người dân ven đô Hà Nội hiện nay.

Tác động tiêu cực

Chuyển đổi sinh kế cũng có thể có những tác động tiêu cực tới thu nhập và mức sống của các hộ dân Triều Khúc. Một bộ phận dân cư vẫn chưa thích ứng được với những hình thức sinh kế mới, trong khi muốn từ bỏ hoặc không thể duy trì, phát triển nghề cũ của gia đình được nữa. Tình trạng mất việc làm tạm thời còn do một số bộ phận người dân không được tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất hay khu làng nghề Tân Triều vì quá tuổi hoặc không có trình độ tay nghề phù hợp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập và sinh kế bền vững của các hộ dân ở địa phương.

3.2.3. Tác động đến cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công

Tác dộng tích cực

Chuyển đổi sinh kế làm gia tăng các cơ hội việc làm và tạo ra thu nhập nhiều hơn cho cộng đồng dân cư như đã trình bày ở phần về tác động tới thu nhập và mức sống. Thu nhập bình quân đầu người là điều kiện vật chất cơ bản để phát

triển con người, đồng thời nhu cầu chi tiêu của mỗi người phụ thuộc chủ yếu vào mức thu nhập của họ. Do đó, gắn liền với sự gia tăng về thu nhập, là sự gia tăng không chỉ đối với những nhu cầu xã hội cơ bản mà còn là những nhu cầu xã hội chất lượng cao trên các lĩnh vực chủ yếu như: giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe.

Khi thu nhập tăng, ngoài chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản như lương thực, quần áo, người dân có thể cải thiện điều kiện vệ sinh, nhà ở cũng như cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Thu nhập cao hơn còn cho phép các gia đình giáo dục con cái tốt hơn. Họ cũng có thể mua sắm đồ dùng tiện nghi cho gia đình hoặc thuê người làm việc nhà, nhờ vậy trẻ em được giải phóng khỏi các công việc gia đình và có điều kiện để học tập tốt hơn. Đối với các hộ dân, đầu tư vào giáo dục là một khoản đầu tư hữu ích dài hạn, nhằm tạo cơ sở có được mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn trong tương lai.

Hơn nữa, chuyển đổi sinh kế tạo việc làm không chỉ giúp tăng thu thập cho cộng đồng dân cư mà còn góp phần nâng cao ngân sách của toàn vùng thông qua tăng nguồn thu từ thuế. Nguồn thu từ thuế cao hơn cho phép chính quyền địa phương đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và các hạ tầng công cộng khác và cải thiện môi trường, nhờ vậy người dân có cơ hội sử dụng nguồn nước sạch, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn. Mật độ các cơ sở dịch vụ cao hơn (số lượng trường học, bệnh viện nhiều hơn) cùng với hệ thống giao thông đường bộ được cải thiện, nâng cấp giúp cho chi phí và thời gian đi lại ít hơn. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao, trang thiết bị được hiện đại hóa, cũng góp phần nâng cao mức độ thuận tiện cho người dân. Mức độ thuận tiện được đo bằng khoảng cách đến các cơ sở dịch vụ, thời gian chờ đợi, mức độ thoải mái khi chờ đợi và mức độ đơn giản về thủ tục hành chính. Mức độ thuận tiện tăng lên cũng là một trong những cơ sở giải thích cho sự tiêu dùng nhiều hơn các dịch vụ công của người dân.

Tác động tiêu cực

Một bộ phận dân cư do chưa thích ứng được với những lựa chọn sinh kế mới nên vấn đề việc làm bấp bênh, thu nhập thấp hơn và mức sống giảm đi, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thu nhập thấp có nghĩa là người dân có ít ngân sách hơn cho các khoản đầu tư khác ngoài những

sóc sức khỏe của bản thân và gia đình sẽ bị hạn chế. Mặc dù việc học tập của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)