Di tích lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 37 - 42)

1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Làng Triều Khúc, xã Tân Triều,

1.2.4. Di tích lịch sử

Cụm di tích đình – đền – chùa Triều Khúc (được Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội xếp hạng năm 1982, đến năm 1992 được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa)

Đình làng Triều Khúc có Đại Đình và Đình thờ Sắc, thờ Thành hoàng làng là đức Phùng Hưng – tức Bố Cái Đại Vương.

Đại Đình (Đình Hạ, Đại cổ miếu): tương truyền sau khi Đức Phùng Hưng mất, con ngài là Phùng An lên ngôi, nhớ công ơn phụ vương, Phùng An đã cho các bậc hiền thần đi tìm những nơi có dấu tích của Ngài để lập miếu thờ. Triều Khúc là một trong số những nơi thờ Ngài. Mùa xuân năm Tân Mùi (791) bắt đầu dựng miếu trên gò “Lĩnh Hán”. Đây chính là nơi xưa kia Ngài đặt “Đại bản doanh”. Miếu thờ lúc đầu nhỏ bé nhưng được dân giữ gìn thờ phụng lâu đời và gọi là “Đại Cổ Miếu”; đời Lê Trung Hưng đổi thành đình. Để phân biệt với Đình thờ Sắc, ngôi đình cổ này được dân làng gọi là Đại Đình. Tại Tam quan Đại Đình hiện nay vẫn còn bút tích ca ngợi công đức của đức Phùng Hưng và đôi câu đối:

“An Nam tráng khí sơn hà tại Bình Bắc dư linh thảo mộc chi”

(Dịch là: “Khí mạnh dựng trời Nam, núi sông còn mãi Oai thiêng trừ giặc Bắc, cây cỏ còn ghi”

(Vũ Tuấn Sán dịch) [91, tr. 25]

Năm Ất Hợi (1935), đời vua Bảo Đại, dân làng mới đủ điều kiện trùng tu ngôi đình khang trang, bề thế như ngày nay

Đại đình Triều Khúc hướng nam, có diện tích 360m2

phía trong Tam quan là sân lát gạch Bát Tràng; hai bên là nhà tả vu và hữu vu, giữa là phương đình (nhà tiền tế hình vuông). Phương đình hai tầng tám mái, tám góc đầu đao vút cong. Qua phương đình là bái rộng 5 gian và 2 nhĩ (nửa gian), cột gỗ lim, cửa bức bàn. Tiếp nối với bái đường là hậu cung có khám thờ và bài vị đức Phùng Hưng.

Trong Đại Đình có các đồ tế khí như bộ bát bửu, long đao, đuôi ngựa “bạch mã” “xích mã”, trống, chiêng, đặc biệt chiếc trống cổ khá lớn.

Hệ thống hoành phi, câu đối rất phong phú. Trong hậu cung còn có các bức hoành thư khác hai bài thơ thất ngôn bát cú nói về sự tích đức Phùng Hưng và ngày hóa của Ngài.

Đình Thờ Sắc (Đình Thượng):

Đình tọa lạc trên gò con Quy, còn gọi là Quy Sơn, hiện nằm ở xóm Đình, trung tâm của làng. Năm Mậu Thân (1908) làng cho xây ngôi Đình thờ Sắc để sắc phong mới và bài vị Bố Cái Đại Vương, trên khuôn viên có diện tích rộng khoảng 200m2. Từ đó ngôi đình được đổi thành Đình thờ Sắc. Năm Giáp Tý (1924) làng lại cho xây dựng lại Đình thờ Sắc to đẹp khang trang hơn.Từ đó cứ 3 năm, làng tổ chức rước Thánh và rước Sắc một lần từ Đình thờ Sắc xuống Đại Đình trước ngày hội chính, 10/1 (ngày Đức Phùng Hưng lên ngôi vua). Hiện nay đình thờ Phùng Hưng ở đình Triều Khúc chỉ còn 11 đạo sắc phong từ thời Lê Cảnh Hưng đến thời Nguyễn.

Bên bờ bắc ao chùa là cụm di tích gồm chùa Hương Vân, đền thờ đức Thánh tổ nghề và đền thờ Tam Thánh.

Chùa Hương Vân, tên chữ “Hương Vân tự”

Tương truyền chùa làng Triều Khúc được xây dựng từ thời Lý, lúc đầu có tên là “Vân Mộng tự”, sau mấy trăm năm được đổi là “Hương Trản tự”. Những thế kỷ gần đây chùa được trùng tu, các cụ đã lấy hai chữ đầu của hai tên cũ ghép thành

“Hương Vân”.

Chùa Hương Vân tọa lạc tại xóm Chùa, khuôn viên có diện tích 600m2 và được trùng tu nhiều lần. Năm 1936, sư tổ chùa Hương Vân là Thích Thanh Khánh, được sự giúp đỡ của sư tổ chùa Bát Mẫu cùng với chính quyền và người dân trong thôn Triều Khúc, phát tâm xây dựng lại chùa. Năm 1938, ngôi chùa được hoàn thiện theo phong cách kiến trúc Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX. Từ năm 2012, chùa trở nên

khang trang hơn với những cấu kiện kiến trúc về cơ bản vẫn giữ gìn nét truyền thống nhưng được gia cố và mở rộng, nâng cao khu vực nhà tổ và phần hậu cung. Lối vào chùa có một cây cầu nhỏ bắc ngang hai bên hồ Triều Khúc được xây hành lang đá với các môtip chạm khắc sinh động, tạo nên nét đẹp vừa thanh tịnh vừa sang trọng cho cảnh quan làng cổ ven đô.

Chùa Hương Vân, nhìn một cách tổng thể, là công trình đồ sộ và bề thế. Hệ thống kiến trúc chùa bao gồm nhiều lớp: cổng tam quan, lư hương, thượng điện, hai dãy nhà tả vu, hữu vu, nhà thờ tổ, nhà thờ Mẫu, nhà “hậu” thờ vong hồn những người đã khuất trong làng và tăng phòng. Tiền đường 5 gian có tượng hộ pháp, có ban thờ Đức Ông và Đức thánh Hiền. Trên Tam bảo có đầy đủ hệ thống tượng Phật giới bao gồm Tam Thế, Di Đà tam tôn, các vị Quán thế âm Bồ Tát, Thích Ca Mầu Ni và Tòa Cửu Long...

Từ khi tu bổ vào 2013 đến nay, ngoại thất ngôi chùa gần như được giữ nguyên, kết cấu hệ thống kiến trúc cơ bản không có gì thay đổi, chỉ có nội thất kiến trúc từ cột cái, cột quan đến các hoa văn trang trí đầu cột đã có các mô thức thay đổi phù hợp với tư duy thẩm mỹ thời hiện đại. Sự kết hợp đa dạng vật liệu và kết quả nâng cao kiến trúc nhà tổ, nhà tăng có thể sẽ làm cho diện mạo Hương Vân đẹp thêm, phù hợp với xu hướng thời đại và nhu cầu tín ngưỡng tâm linh ở địa phương.

Đền thờ đức Thánh tổ làng nghề3

Đền thờ đức Thánh tổ làng nghề là Vũ Sứ thần4

(tức Vũ Đức Uy hay Vũ Úy). Tương truyền vào thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), ngài làm quan được cử

3

Nhận định của TS Đỗ Thị Hảo về vấn đề Tổ nghề: “Thực tế cũng như trong tâm thức người thợ thủ công nước ta, bất cứ nghề nào cũng bắt đầu bằng sự phát minh sáng tạo, bằng bàn tay và khối óc của một người hay một nhóm người, trải qua nhiều đời tích tụ mà thành. Người ta quen gọi các vị ấy với cái tên tổ sư hay tổ nghề. Nếu Tổ nghề là người thật bằng xương bằng thịt nhưng không còn sự tích rõ ràng, hoặc sự phát minh một nghề là do nhiều người, nhiều đời góp lại mà không tìm được xuất xứ thì người ta sẵn sàng tìm sự viện trợ ở kho tàng thần thoại hay ở biện pháp huyền thoại hóa. Tưởng tượng, hư cấu ra hành trạng của vị tổ nghề này, công tích của vị tổ nghề kia, không phải là việc làm tùy tiện mà là biểu hiện của lòng biết ơn, sự tôn vinh. (…). Ở Việt Nam, nói đến sự tích các tổ nghề thường người ta cho rằng phần lớn các vị sống ở thời Trung đại và đều đi sứ bên Trung Quốc, học được nghề mới mang về. Có lẽ đây chỉ là một cách nói phản ánh hiện tượng giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với không chỉ Trung Quốc, mà còn với các nước khác trong khu vực. Thực tế cho thấy người Việt đã tiếp thu và bản địa hóa được các nghề làm giấy, nghề in ván, nghề đậu phụ, nghề sứ… từ Trung Hoa; nghề làm thủy tinh, làm đường mía… từ Ấn Độ.” [19, tr. 38].

4Về vấn đề Tổ nghề dệt thao Vũ sứ thần ở làng Triều Khúc: Trong quá trình thu thập tư liệu tại địa phương, chúng tôi chưa có điều kiện được tiếp xúc với nguồn tài liệu thành văn độc lập nào lý giải về nguồn gốc và việc suy tôn tổ nghề ở đây, mà chỉ nhận định trên được khái quát từ việc tổng hợp từ nguồn tư liệu dân gian

làm phó sứ sang Trung Quốc. Ngài rất có chí mở mang đất nước, nên khi đi sứ sang nước người, ngài đi tìm hiểu việc làm ăn, nhất là nghề thủ công bản xứ. Khi về nước ngài truyền nghề dệt, nghề tơ sợi cho nhiều nơi. Riêng làng Triều Khúc, Vũ Sứ thần truyền cho sáu nghề như làm chổi lông gà, hoa lông vịt, tóc độn, chân chỉ y môn, dây đàn bằng tơ tằm và quai thao cho nón thúng, nón ba tầm.

Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của cha ông, dân làng Triều Khúc đã lập ban thờ phối hưởng Vũ sứ thần tại Đại Đình. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn, sự tôn vinh của làng nghề đối với người đã có công truyền bá và sáng tạo ra nghề. Năm Ất Sửu (1925) làng xây một ngôi đền nhỏ, bên cạnh Đình thờ Sắc. Năm Tân Mùi (1931), làng xây lại đền thờ Tổ nghề bên cạnh chùa Hương Vân như hiện nay, với diện tích khoảng 65m2.

Đền thờ đức Nghệ sư có 3 gian, gian giữa đặt khám thờ có tượng Vũ Sứ thần; có hai bức hoành phi “Lê triều sứ” “Vũ Sứ thần”. Tại đền có câu đối:

“ Lục nghề nhân thông, tứ dân hoài đức Song tinh nội chiếu, ngũ phúc kiêm toàn”

Tạm dịch:

“Sáu nghề tinh thông muôn dân nhớ đức

sách báo và công trình nghiên cứu đi trước. Lý giải cho việc tồn tại nghề truyền thống ở địa phương, chúng tôi xem xét ba lý do: - Thứ nhất, đây vốn là nghề gốc của làng; - Thứ hai, trong những lần tấn công Chiêm Thành, các đời vua Lý – Trần đã bắt vũ nữ và thợ thủ công Chiêm Thành về đất Việt làm tù binh, về sau họ an cư và sinh sống ở Thăng Long – Hà Nội và vùng ven đô, với tư cách là nghệ nhân, dẫn đến sự kết hợp giữa người Việt và người Chiêm Thành thông qua các cuộc hôn nhân ngoại tộc; - Thứ ba, cũng không nằm ngoài khả năng, thợ thủ công Trung Quốc vì lý do nào đó, di cư hoặc trốn sang đất Việt, sinh sống và dạy nghề cho người Việt. Mặt khác, hầu hết những người được cử đi xứ trước kia đều là nhà nho, “dài lưng tốn vải”, “chân yếu tay mềm”, lại không có tâm thế coi trọng lao động thủ công, lao động chân tay. Hơn nữa, những người đi xứ rất khó trà trộn vào dân bản địa để học được nghề gia truyền, vì mỗi nghề đều có bí quyết công nghệ và nghề nghiệp riêng (ví như nghề nhuộm sao cho vải không phai màu; lò nung gạch, nấu đồng tỷ lệ, chất xúc tác cho vào để định hình khuôn đúc, chất liệu, màu sắc…). Cùng với khó khăn về vấn đề giao thông đi lại thời xưa, những người đi xứ thường mất cả năm dài mới về được đến quê hương, trường hợp học “mót” nghề chỉ mang tính chất cá biệt một, hai người. Do vậy, điển tích về Tổ nghề đi xứ học được nghề về truyền lại cho dân làng là một điều rất khó tin. Lý giải cho việc này, chúng tôi suy đoán đến khả năng, người Việt từ trước vẫn chuộng dùng hàng ngoại hơn hàng nội địa, không chỉ trong thời hiện đại mà từ xưa đã có, điều này đã được minh chứng rõ nét trong từng thời kỳ cụ thể… Để thúc đẩy khả năng tiêu dùng hàng hóa, trong quá trình giao thương người dân địa phương đã quảng bá sản phẩm của họ có xuất xứ từ nước ngoài. Tuy nhiên, điều này lại mâu thuẫn với nguồn gốc nghề truyền thống của làng. Chính vì vậy, ở đây đã có một sự hợp thức hóa vô cùng hợp lý về nguồn gốc nghề truyền thống và Tổ nghề, đó là: Người xưa đã đỗ đạt được coi là người tài, sau được cử đi xứ và học được nghề, rồi về truyền lại cho dân làng, được dân làng vinh danh và thờ tự muôn đời … Từ đó chúng tôi đi đến kết luận, xung quanh truyền thuyết về Tổ nghề làng Triều Khúc nói riêng và ở những làng nghề khác nói chung rõ ràng còn rất nhiều sự tồn nghi, cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn ở những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chưa đủ điều kiện để khảo cứu tận gốc vấn đề trên, nên chỉ mang tính chất tổng hợp và cung cấp thông tin.

Hai sao chiếu sáng, năm phúc vẹn toàn” [91, tr. 44]

Dân làng Triều Khúc lấy ngày 20/2 âm lịch hàng năm, làm ngày hội truyền thống làng nghề.

Đền thờ Tam Thánh

Đền nằm ở bên phải chùa Hương Vân, thuộc địa phận xóm Cầu, thờ đức Thánh Trần (tức Trần Hưng Đạo), quan công và một vị thánh của Đạo Giáo – Lão Tử, thể hiện đặc điểm hỗn dung trong tôn giáo Việt Nam.

Ngày lễ chính của đền là 20/8 âm lịch hàng năm (ngày hóa của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn).

Đền thờ Tam Thánh vốn là một ngôi “Đàn” do các nhà nho yêu nước, hướng thiện dựng lên ở xóm Cầu để giảng kinh và khuyên con người biết thương yêu nhau. Sau này các cụ già yếu mất đi, đàn bị hư hỏng, một gia đình giàu có tên là Nguyễn Huy Thất (thường gọi là cụ Cự Thất, ở xóm Đình) đã làm nhiều việc thiện giúp đỡ người nghèo, xin với dân làng đứng ra tôn tạo lại ngôi đàn. Các cụ trong làng đồng ý cho xây dựng lại ngôi đàn thành đền thờ Tam Thánh ở bên phải chùa Hương Vân cho cân xứng với đền thờ Đức Thánh tổ ở bên trái chùa. Gia đình cụ Cự Thất còn cúng mấy sào ruộng để ông từ trông coi đền có tiền hương khói thờ thánh.

Lăng Lê triều Quận chúa

Làng Triều Khúc còn có một ngôi đền nhỏ nằm bên phải Đại Đình, dân làng quen gọi là lăng – Lăng Lê triều Quận chúa. Kiến trúc của lăng đơn giản, phía ngoài ba gian và một gian hậu cung đặt pho tượng Quận chúa. Lăng được trùng tu hai lần vào năm Duy Tân thứ năm (năm 1911) và lần thứ hai vào năm Khải Định thứ 10 (năm 1925).

Từ năm 2011, người dân tự nguyện đóng góp tiền của dưới sự chỉ đạo của UBND xã Tân Triều cho tôn tạo và xây dựng lại các công trình lớn: Đại Đình, Lăng mộ - đền thờ Quận chúa, Văn chỉ, Cuốn thư…

Vào cuối thế kỷ XX, làng Triều Khúc có một số gia đình thuộc các họ Nguyễn Gia, Nguyễn Huy và Cao Duy theo đạo Thiên chúa. Họ đạo này thuộc giáo xứ Phùng Khoang. Trước đây, họ Đạo đã xây dựng một nhà thờ nhỏ ở xóm Lẻ. Năm 1944, nhà thờ bị hư hỏng nhưng vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Năm 1991, họ Đạo Triều Khúc có trên 20 hộ gia đình với 82 giáo dân. Nhà thờ Đạo Triều

Khúc thờ thánh Giuxe, vốn xuất thân từ một thợ mộc. Bà con giáo dân họ Đạo Triều Khúc sống chan hòa với xóm làng, có tinh thần yêu nước, chấp hành mọi chủ trương chính sách của nhà nước, tuân thủ quy ước làng văn hóa, gìn giữ phong tục, tập quán như thờ cũng tổ tiên, mừng thọ, cùng vui tết cổ truyền dân tộc.

Ngoài ra, ở làng Triều Khúc từ xưa đến nay, mỗi xóm có một cái quán rộng khoảng 100m2, là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa tế lễ cộng đồng của cư dân xóm vào những dịp lễ tết. Bên cạnh đó, việc gìn giữ và duy trì nhà thờ các dòng họ5 lâu đời cho đến ngày nay cũng được xem là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của một làng cổ ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)