2.1. Sinh kế truyền thống trƣớc năm 2000
2.1.1. Trước năm 1945
Cũng như các làng cổ ở Hà Nội, cấu trúc kinh tế truyền thống thôn Triều Khúc là nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Trong các yếu tố tự nhiên gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cư dân các làng Việt, ruộng đất luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn đối với các vùng kinh tế - xã hội thuộc địa bàn nông thôn. Hay nói cách khác, đặc điểm về lượng và chất của nguồn lực tự nhiên, mà cụ thể ở đây là ruộng đất – tư liệu sản xuất chính của cư dân nông nghiệp, góp phần quyết định đến sự tiếp cận và sử dụng nguồn vốn này, từ đó hình thành chiến lược sinh kế của người dân.
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kinh tế Triều Khúc vẫn là nông nghiệp, độc canh cây lúa. Theo Địa bạ Gia Long 4 (năm 1805), tổng diện tích ruộng đất các loại của làng là 444 mẫu 4 thước 7 tấc, trong số đó khu vực đất có khả năng canh tác nông nghiệp là 396 mẫu 7 sào 14 thước 2 tấc (chiếm 89,36%). Tuy nhiên, chất đất ruộng ở đây khá xấu, ruộng loại tốt rất ít, nên chỉ có thể canh tác được một vụ, hoặc vụ chiêm hoặc vụ mùa. Diện tích ruộng vụ mùa là 241 mẫu 7 sào 10 thước 8 tấc (chiếm 76,97%), ruộng vụ chiêm có 94 mẫu 2 sào 3 thước 1 tấc (chiếm 23,03%) [16].
Bảng 2.1: Các loại ruộng đất của làng theo Địa bạ Gia Long 4 (năm 1805)
STT Các loại ruộng, đất Diện tích6 Tỷ lệ %
1 Ruộng canh tác 396m 7s 14th 2t 89.36 2 Đất thổ cư (đất ở) 34m 8s 11th 1t 7.86 3 Công thổ trì (đất, ao công) 2m 1s 10th 4t 0.49 4 Thần tử, Phật tự (đất đình chùa) 10m 1s 14th 2.29 Tổng 444m 4th 7t 100.00 Quy đổi thành ha 160.29
(Nguồn: Địa bạ Gia Long 4 năm 1805, tổng hợp từ bản dịch của Nguyễn Quang Hà, Bùi Xuân Đính)
Cũng như hầu hết các làng quê ở Bắc Bộ, ruộng đất ở thôn Triều Khúc tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm ruộng tư, ruộng công, ruộng của dòng họ, phe giáp, đình chùa… Theo các số liệu về tỷ lệ ruộng công và ruộng tư trong Địa bạ Gia Long 4 (năm 1805), quá trình tư hữu hóa ruộng đất ở làng Triều Khúc diễn ra mạnh và triệt để thể hiện trên hai phương diện: 1 - tỷ lệ ruộng tư điền chiếm 2/3 với 73,37%, trong khi ruộng công điền khá khiêm tốn 15,99%; 2 - sở hữu địa chủ đã xuất hiện và có xu hướng ngày càng mở rộng. Số ruộng tư này chỉ tập trung ở 78 người
(bình quân 4 – 5 mẫu/một chủ ruộng). Do vậy, phần lớn các hộ dân ở đây sẽ không có ruộng để cày cấy và phải triển khai thêm các hướng sinh kế khác để tồn tại. Bên cạnh đó, nếu coi tư hữu hóa và tập trung tư liệu sản xuất là tiền đề của sản xuất hàng hóa thì Triều Khúc đã có cơ sở để xuất hiện xu hướng này từ rất sớm.
Bảng 2.2: Ruộng cấy lúa của làng Triều Khúc qua phân hạng theo địa bạ Gia Long 4 (năm 1805)
Loại ruộng Diện tích Hạng 1 (Nhất đẳng điền) Hạng 2 (Nhị đẳng điền) Hạng 3 (Tam đẳng điền) Công điền Tỷ lệ 70m 9s 14th 3t 100.00 21m 2s 13th 7t 30.00 23m 2s 13th 7t 32.80 26m 4s 1th 9t 37.20 Tư điền Tỷ lệ 325m 7s 14th 9t 100.00 87m 1s 5th 9t 26.70 103m 4s 5th 9t 31.80 135m 2s 3th 1t 41.50
(Nguồn: Địa bạ Gia Long 4, năm 1805, tổng hợp từ bản dịch của Nguyễn Quang Hà, Bùi Xuân Đính)
Phương thức canh tác, nhìn chung rất lạc hậu, vẫn dựa trên kinh nghiệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nhưng nước hầu như vẫn phụ thuộc và thiên nhiên, đồng ruộng manh mún, gần sông mà nắng hạn đồng khô, phân bón dựa vào chăn nuôi, nhưng chăn nuôi không phát triển, giống vẫn là giống lúa cũ truyền thống, năng suất kém và bấp bênh, chỉ 45 – 50 kg thóc 1 sào Bắc Bộ. Ruộng đất ít, diện tích ruộng loại tốt lại càng ít hơn, canh tác lạc hậu, lại chỉ độc canh cây lúa một năm hai vụ, rau màu trồng xen ghép nên những năm mất mùa người dân thường thiếu ăn nhiều tháng. Với những hạn chế về nông nghiệp như vậy, để duy trì cuộc sống và có kế sinh nhai, bắt buộc người dân nơi đây phải mở rộng ngành nghề để tồn tại và phát triển. Đây chính là cơ sở hình thành nên cơ cấu kinh tế đa ngành và lựa chọn phát triển sinh kế của người dân làng, mà nổi bật nhất là các nghề thủ công.
Trong cấu trúc kinh tế truyền thống của làng Triều Khúc, bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngay từ cuối thế kỷ XIX một số ngành nghề thủ công đã xuất hiện ở đây. Theo tác giả Phan Gia Bền:
“Nghề thủ công ở Việt Nam phần lớn là nghề phụ của nông dân, được làm vào thời gian rảnh rỗi hay nói cách khác, nghề thủ công tại các làng nghề không tách khỏi nông nghiệp, chưa trở thành nghề độc lập. Với vị trí địa lý giao thương thuận lợi, hay nhu cầu của thị trường trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, nghề phụ trong nông
nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của người dân, một số làng đã trở thành làng nghề mang tính chuyên biệt” [1, tr. 38]. Làng cổ Triều Khúc là một ví dụ điển hình. Vị thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, gần các trung tâm đô thị Hà Nội, Hà Đông, gần đường giao thông nên việc giao lưu kinh tế với các nơi đã giúp Triều Khúc sớm mở mang, phát triển ngành nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Vào cuối thế kỉ XIX, Triều Khúc đã có nghề thủ công nổi tiếng Bắc Kỳ - nghề làm quai thao cho nón thúng. Tương truyền tổ nghề là ông Vũ Đức Uy được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc học nghề dệt thao về dạy cho dân làng. Từ đó, Triều Khúc còn được gọi là làng Đơ Thao hay Kẻ Đơ bởi nghề dệt thao giúp chiếc nón quai thao duyên dáng và mềm mại hơn xưa “…quai thao tơ thanh, sợi óng, chỉ vàng, kết tua lại có đôi bướm lượn mơ màng…” [29, tr. 18]. Do biết phối hợp kĩ thuật dệt cổ truyền với kĩ thuật dệt tiếp thu được từ nước ngoài qua các cuộc giao thương nên nghề dệt quai thao của Triều Khúc đã được thương nhân nhiều nước mến chuộng. Trong thời kỳ lịch sử đó, Triều Khúc ngoài làm quai thao, còn may áo the, dệt nái, may váy yếm, bao thắt lưng, nghề nhuộm tơ, làm độn tóc đuôi gà. Nhưng đặc biệt nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất là nghề làm quai thao. Đến nay, dân làng còn lưu truyền câu ca:
Quai thao khéo tết vô ngần Là nghề của Vũ Sứ thần dạy cho Tóc rối, lông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời.
Sau đó, người Triều Khúc đã rất sáng tạo và tài khéo trong việc kết hợp nghề thêu may với nghề dệt nhuộm để làm thêm chân chỉ, tua bóng, tua cờ, lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía, quả cù, bấc đèn… là những vật thờ và trang trí trong những ngày lễ tết, trong các đền, phủ và các buổi lễ hội. Một số mặt hàng dệt khăn mặt, dệt thổ cẩm là những sản phẩm được ưa chuộng ở nhiều nước bạn.
Dân làng còn nổi tiếng bởi nghề đi khắp nơi thu lượm lông gà, lông vịt về phân loại, làm sạch, phơi khô. Từ các nguyên liệu này, mọi người trong nhà, mỗi người mỗi việc làm thành khá nhiều sản phẩm thủ công như: phất trần, độn tóc, hoa lông gà và nhiều mặt hàng làm từ tơ, sợi với kĩ thuật cao, không phai màu xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc.
Đến những năm 30 của thế kỉ XX có trên 40 ngành nghề khác nhau tồn tại ở Triều Khúc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó có 7 nghề phát triển hơn cả, thể hiện ở việc có số lượng hộ tham gia đông, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường rộng lớn và đem lại nguồn thu nhập chính cho các hộ làm nghề thời bấy giờ. Đó là các nghề: dệt, quai thao, làm chổi lông gà, buôn bán lông vịt, làm tóc rối, làm chân chỉ hạt bột và chân chỉ tơ, chỉ thêu, chỉ gốc. Đến nay dân làng vẫn lưu truyền bài thơ dân gian ca ngợi về những nghề truyền thống của địa phương. Từ hàng trăm năm nay, dân làng Triều Khúc sống bằng nghề thủ công truyền thống, còn nghề nông nghiệp chủ yếu giải quyết vấn đề lương thực.
Về nghề dệt, những năm 30 của thế kỉ XX, trong làng có 10 chủ xưởng. Họ có vốn tương đối lớn, quan hệ xã hội rộng nên sắm thêm khung cửi, thuê thợ về làm, chủ yếu làm công nhật, hoặc làm theo sản phẩm, giá công thùy theo từng thời điểm. Ngoài ra còn có các gia đình nhận các công đoạn của dệt về nhà làm. Phần lớn các chủ xưởng thuê từ 5 – 10 thợ, song có chủ thuê 50 – 70 thợ làm thường xuyên. Có thời kỳ đỉnh cao, 90% dân số cả làng tham gia vào các công đoạn của nghề dệt với khoảng 400 khung cửi hoạt động suốt ngày đêm. Mặt hàng chủ yếu là dệt các loại khăn như khăn mặt bông, khăn san, khăn tay, khăn quàng cổ với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau…
Về nghề làm quai thao, trước năm 1945, có khoảng 10 gia đình làm chính và gần như cả làng nhận các công đoạn về nhà làm. Trong các gia đình làm nghề, gia đình cụ Nguyễn Thị Đằng làm quai thao nổi tiếng nhất làng, đảm bảo về chất lượng tơ bóng, làm đẹp. Nhà cụ thường thuê 30 công nhân (thường là phụ nữ trung tuổi) đến nhà làm các công đoạn cất thao, làm theo lối công nhật hoặc tính theo sản phẩm…
Cùng với kinh tế thủ công nghiệp, hoạt động buôn bán ở Triều Khúc từ thế kỷ trước khá nhộn nhịp, sôi động. “Theo địa bạ Gia Long năm thứ 4: đầu thế kỷ XIX ở Triều Khúc có một xóm mang tên là xóm Cầu Chợ, diện tích 3 mẫu 4 sào. Đây chính là khu vực tập trung cư dân làm nghề buôn bán, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động thương nghiệp của làng. Địa danh Cầu Chợ nay không còn nhưng dân làng vẫn dùng từ “Cầu chợ” để chỉ hoạt động buôn bán thay cho từ “đi buôn”. Chủ yếu là buôn bán nhỏ, mặt hàng phần lớn là đồ tạp hóa, sản phẩm thủ công và các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân
trong làng, các vùng xung quanh và đặc biệt là của đô thị Thăng Long và Hà Nội sau này” [22, tr. 10].