Chất thải từ hoạt động sản xuất ngành nghề của làng Triều Khúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 118 - 126)

Loại hình sản xuất

Các dạng chất thải

Khí thải Nƣớc thải Chất thải rắn Các dạng ô nhiễm khác

Dệt nhuộm, ươm tơ.

Bụi CO, SO2, Nox, hơi axit, hơi kiềm, dung môi

BOD5, COD, độ màu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy

Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn và bao bì hóa chất

Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn

Tái chế nhựa Bụi, CO, CL2, HCL, THC, hơi dung môi BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu, dầu mỡ Nhãn mác, tạp chất không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su

Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn

Nếu như trước kia trong làng chỉ toàn tiếng thoi đưa văng vẳng, guồng quay sợi nhịp đều thì nay được thay thế bằng tiếng ồn của các máy nghiền nhựa, xay xát phế liệu, máy dệt; tiếng ô tô vận chuyển phế liệu và các nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà cửa của người dân địa phương… Người dân địa phương chia sẻ, họ phải chịu ảnh hưởng của tiếng ồn 15 – 16h/ngày. Nhất là đối với các khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất liền kề.

“Các hộ dân sống gần các xưởng xay xát nhựa mới thật khổ. Chỉ đứng cách nhau có vài mét nhưng hét thả cửa cũng không ai nghe thấy gì. Cảnh xóm giềng mới bảnh mắt đã thức giấc bởi tiếng chói tai từ các máy xay nhựa là chuyện thường ngày”.

(Ông Nguyễn Huy Thăng, 55 tuổi, xóm Án)

Ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề Triều Khúc cũng rất nghiêm trọng. Tình trạng rác thải trở lên quá tải, không được thu gom xử lý kịp thời mà bị thải một cách bừa bãi ra môi trường gây ra mùi hôi thối khó chịu. Đặc biệt, môi trường không khí còn bị ô nhiễm do khí độc từ quá trình nấu chảy nhựa. Công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC. Ngoài ra, quá trình phân hủy các tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm. Theo kết quả khảo sát tại các làng nghề cho thấy: Nồng độ hơi khí ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là [6, tr. 30]:

- Bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,45 - 1,33mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép 0,5 - 4 lần;

- Hàm lượng tổng các chất hữu cơ bay hơi đo được ở khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 1,16 lần;

- Nhiệt độ làng nghề luôn cao hơn bên ngoài từ 4 - 6 lần, nồng độ khí CO cao gấp 6 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng bụi và khí độc hại trong môi trường không khí ngày càng tăng làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.

Về hiện trạng môi trường nước tại các làng nghề nói chung, báo cáo chỉ ra: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân của hiện trạng ô

nhiễm là do các làng nghề có mật độ dân cư dông đúc, nên thiếu mặt bằng dẫn đến nhiều ao hồ, sông ngòi bị san lấp làm diện tích ở.

Tại Triều Khúc, theo thống kê của xã Tân Triều thì mỗi ngày, những hộ dân thải ra môi trường khoảng hơn 10 tấn rác và hàng vạn mét khối nước thải nhưng không thu gom kịp và cũng không có hệ thống lọc nước thải hay xử lý rác thải. Từ đó, rác thải được thả trực tiếp ra cống, vũng nước, ao tù làm biến đổi màu nước và bốc mùi khó chịu, gây hiện tượng phú dưỡng, đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt của người dân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ngầm. Điển hình là nghề tái chế nhựa, công đoạn sử dụng các chất tẩy rửa để làm sạch nhựa trước khi cho vào máy xay. Lượng nước này ước tính khoảng 20 – 25m3

/tấn phế liệu. Trung bình mỗi ngày các hộ gia đình làm nghề dệt nhuộm cũng thải 200 – 1000m3 nước thải có chứa 85 – 90% lượng hóa chất nhuộm hòa tan trong đó. Tính riêng làng nghề tái chế Triều Khúc mỗi năm thải ra khoảng 455.000 m3 nước thải [6, tr. 35]. Nước thải chứa một lượng lớn các chất tẩy rửa và những hạt nhựa nhỏ lơ lửng ở trong nước khi thải ra các cống, rãnh trong làng làm ùn tắc và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Trải qua quá trình phân hủy sau nhiều năm, nước thải ở đây dần chuyển sang màu đen và có mùi tanh. Nhiều người dân nói giếng nước khoan của họ đã bị ô nhiễm nặng nề.

Theo kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc trong báo cáo cho thấy: Môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon, nitơ, photpho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy nhiên về lâu dài nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề hơn nữa. Chất thải rắn từ các hoạt động tái chế nhựa được phát sinh ra từ các khâu phân loại và làm sạch phế liệu. Chúng gồm các loại tạp chất như: bùn, đất, cát, rác, các loại nhựa thải loại ra từ khâu phân loại. Bình quân một ngày làng nghề tái chế nhựa thu gom được 20,57 tấn các loại nhựa phế liệu. Trong đó, lượng chất thải rắn không sử dụng được chiếm khoảng 10% (hoạt động tái chế nhựa Triều Khúc và Trung Văn thải ra 1.123 tấn/ năm), không được xử lý. Các chất thải rắn này được thu gom rất thủ công, rồi đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp nhỏ, thậm chí thải bỏ và đốt bừa bãi trên những con đê làng, hoặc đổ xuống mương, ao, dòng sông.

“Trước kia, gần như tất cả các hộ gia đình làng Triều Khúc vừa làm nghề truyền thống như sợi, dệt, vừa làm ruộng. Sau đó, chúng tôi đem sản phẩm đem ra chợ Đồng Xuân bán hay bán buôn cho các vùng quê, vùng dân tộc với giá rẻ. Vì thế, cho đến cách đây hơn chục năm, nước trong các dòng mương, ao luôn trong veo, có nhiều cá và cua. Thậm chí người làng còn lấy cả nước giếng làng về ăn. Nhưng cùng với sự phát triển theo hướng đô thị hóa, ao hồ dần bị lấp, các con mương dẫn nước vào ruộng được thay bằng các ống cống dẫn nước thải. Nước giếng làng giờ đen ngòm…”

(Cô Nguyễn Thị Phương, 47 tuổi, xóm Chùa)

“… Lượng rác thải tại đây lớn hơn các nơi khác rất nhiều, đặc biệt là sỉ than (vì các cơ sở ở đây chủ yếu dùng than tổ ong cho việc sản xuất) và nhựa phế thải. Người ta đốt rồi lại dùng xe vận chuyển mà hình như lượng rác vẫn ngày một tăng. Hiện nay, các xe chở rác của huyện không nhận vận chuyển rác thải nhựa và sỉ than vì nó cồng kềnh và nặng. Mỗi lần người ta đốt nhựa phế thải, cả làng được một phen khiếp hãi bởi cả cột khói đen khổng lồ tản vào làng như đám sương mù. Có lần, ai đó đốt cả một đống lớn ở rìa làng khiến ngọn lửa bốc cao. Chúng tôi phải gọi cứu hỏa đến chữa cháy vì sợ ngọn lửa bén vào làng".

(Chị Đỗ Thị Huyền, 40 tuổi, công nhân Công ty vệ sinh môi trường xã Tân Triều)

"Biết làm nghề là ô nhiễm nhưng nếu không làm nghề thì nông dân lấy gì mà sống khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp".

(Ông Nguyễn Huy Thắng, trưởng thôn Triều Khúc)

Với việc thành lập khu làng nghề Tân Triều rộng 10ha đi vào hoạt động từ năm 2010 nhằm mục đích quy hoạch các hộ dân sản xuất để vừa phát triển nghề, vừa bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do quy mô và diện tích của cụm công nghiệp quá nhỏ nên chỉ có 80 trong tổng số 600 hộ dân làm nghề là có đất. Riêng nghề tái chế phế liệu chỉ có khoảng hơn 20 hộ dân trúng thầu, chưa đến 10% số hộ làm nghề này được vào cụm công nghiệp. Việc đấu thầu đã gây ra tình trạng người có tiền nhưng mới làm nghề vẫn được vào cụm công nghiệp còn những người gắn bó lâu năm với nghề thì lại không. Theo nhiều người dân làng chia sẻ: “muốn có được một khu đất để

sản xuất trong dự án ít nhất cũng phải mất vài trăm triệu”. Với số tiền này thì nhiều hộ dân ở làng Triều Khúc dù rất muốn vào cụm công nghiệp nhưng không thể thực hiện được. Đất chật, giá cao khiến đa số hộ dân làm nghề ở Triều Khúc vẫn sản xuất tại nhà nên tình trạng ô nhiễm về cơ bản vẫn chưa được giải quyết. Chính vì vậy, từ khi dự án này do huyện Thanh Trì trực tiếp điều hành và quản lý, phối hợp với UBND xã Tân Triều triển khai, không những không cải thiện được tình hình ô nhiễm môi trường mà còn gây bức xúc cho các hộ dân làng nghề.

“Khu làng nghề Tân Triều đấu giá các lô đất khởi điểm từ năm 2008 có nhiều gói thầu tùy theo từng lô với diện tích khác nhau (300m2 – 500m2 – 1000m2/lô), thời hạn sử dụng 50 năm. Trong đó gói thầu thấp nhất khoảng 3 triệu/m2 – 5 triệu/m2. Đấy là còn chưa kể đến trường hợp các lô đất được các cò đất môi giới bán lại với mức giá thấp nhất là 12 triệu/m2, còn mức giá trung bình là 16 triệu/m2, thậm chí thời điểm sốt họ đã bán tới 27 triệu/m2. Như vậy, nếu trúng thầu, riêng chi phí mặt bằng các hộ kinh doanh sản xuất phải chi khoảng gần 1 tỷ đồng, chưa tính đến vốn kinh doanh và các loại phí khác… Nhiều hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ với số vốn mấy chục triệu hoặc khoảng trên 100 triệu đồng không có điều kiện để vào khu sản xuất tập trung, trong khi vẫn còn rất nhiều lô đất trống chưa được sử dụng trong khu làng nghề. Gia đình tôi cũng tham gia đấu thầu nhưng không trúng nên không chuyển ra được. Tôi thấy nhà nước nên có phương án cho thuê thu thuế hàng năm, tính theo sản lượng canh tác lúa chẳng hạn, mỗi sào bao nhiêu cân thóc, quy ra tiền bằng giá trị cân thóc mỗi sào… thì người dân mới chuyển ra làng nghề được và đảm bảo môi trường sinh sống của khu dân cư. Tính ra trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay vài nhà ra được… Tuy vậy, vì là nghề kiếm sống của người dân nên chính quyền cũng tạo điều kiện cho họ hoạt động nghề, dù khu sản xuất ngay tại nhà và cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

(Ông Nguyễn Huy Tăng, chủ cơ sở xay xát nhựa phế liệu, 55 tuổi, xóm Lẻ)

Vấn đề vệ sinh và bảo hộ lao động

Từ thực trạng môi trường làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy, mà tác nhân chính cũng là người gánh trách nhiệm không ai khác chính là cư dân trong làng. Hoạt động nghề nghiệp không những gây ô nhiễm nguồn nước, đất,

không khí… mà vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng không được đầu tư và quan tâm đầy đủ. Do đó, tình trạng mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng. Nguyên nhân trước hết phải nói đến là do quy mô sản xuất nhỏ ở làng nghề Triều Khúc đầu tư ít nhà xưởng, công nghệ thiết bị thô sơ, chủ yếu dùng sức người và công cụ thô sơ, các nguyên liệu sản xuất rẻ tiền, thiếu an toàn gây độc hại và ô nhiễm môi trường lao động. Bên cạnh đó, lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, không có kiến thức bảo vệ mình và môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà các hiểu biết về an toàn và vệ sinh lao động còn hạn chế, đồng thời công tác thanh tra kiểm tra thực hiện an toàn và vệ sinh lao động của các cơ quan quản lý đối với làng nghề hầu như là không có. Hoạt động của các làng nghề đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Cũng theo báo cáo về môi trường làng nghề năm 2008 cho thấy: “Tỷ lệ những người mắc bệnh tại các làng nghề (đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động) có xu hướng tăng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định, tuổi thọ trung bình của những người dân làng nghề thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 – 10 năm so với làng không làm nghề” [6, tr. 45].

Do làm việc trong môi trường vi khí hậu oi bức, ngột ngạt chứa khí độc hại và thiếu các trang thiết bị bảo hộ cần thiết, mà đa số công nhân trong các xưởng dệt nhuộm, tái chế nhựa thường mắc các bệnh chủ yếu về đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, viêm xoang), tiêu hóa, bệnh ngoài da, tai mũi họng và đau mắt, đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao. Qua việc tiếp cận, phỏng vấn 15 người dân không trực tiếp tham gia sản xuất, nhưng sống trong làng nghề Triều Khúc, họ đều cho rằng làng nghề đã bị ô nhiễm nặng, sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng của hơi khí độc, mùi than, mùi nhựa cháy bốc lên từ các máy xào nhựa, bụi từ những nơi phơi phế liệu. Tiếng ồn gây suy giảm thính lực, đau đầu, khó chịu và mệt mỏi thần kinh cho người lao động và người dân sống xung quanh khu vực sản xuất.

“Khổ nhất là bọn trẻ con, sức để kháng còn yếu, cứ ra, vào trạm xá, bệnh viện liên tục. Số ca điều trị bệnh đường hô hấp ở Trạm y tế xã đầu năm 2010 đã tới hơn 600. Xã cũng chú ý đến vấn đề môi trường bằng việc thành lập đội thu gom rác “7 chị em thôn Triều Khúc, 5 chị em thôn Yên Xá”. Đồng thời ký hợp đồng vận chuyển rác

với Công ty môi trường Thăng Long chở ra bãi rác Nam Sơn của thành phố. Nhưng hơn 10 tấn rác một ngày không gom xuể. Vừa dọn xong, cứ ngoảnh đi ngoảnh lại lại thấy rác”.

(Ông Triệu Đình Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Triều)

Ô nhiễm môi trường làng nghề Triều Khúc còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng dân cư, giữa những người hoạt động nghề và không làm nghề, giữa làng nghề Triều Khúc với những làng lân cận. Đầu năm 2014, nguồn nước ô nhiễm từ sông Nhuệ được người dân xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Tây lấy về kênh Vân Đình phục vụ cho vụ xuân đã ngấm vào ao nuôi thủy sản, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại nhiều hộ dân, làm thiệt hại rất lớn về kinh tế. Như vậy sinh kế ở làng xã này đã ảnh hưởng đến cuộc sống ở làng xã khác. Do đó phát triển sinh kế và sinh kế bền vững không thể chỉ nhìn ở phạm vi của một làng, một xã mà phải đặt nó trong các mối quan hệ khác. Làng nghề thủ công nghiệp và tái chế nhựa đã ảnh hưởng tới làng nghề sản xuất nông nghiệp. Sinh kế của làng nghề sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, đời sống và sức khỏe của họ cũng có thể bị đe dọa trong khi họ không được hưởng bù đắp nào và cũng không có nhiều cơ hội lựa chọn.

Với định hướng chiến lược sinh kế của mình, người dân làng nghề Triều Khúc đang phải trả giá nặng nề về suy thoái môi trường, cả môi trường sống lẫn suy thoái về tài nguyên. Người dân tại làng nghề Triều Khúc vẫn đang tiếp tục đi theo sự lựa chọn của mình, đó là phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Ở một mức độ nhất định, người dân nơi đây đã chấp nhận sự ô nhiễm.

3.2.6. Bảo tồn, phục hồi nghề, làng nghề và lễ hội truyền thống của làng

Chuyển đổi sinh kế trong những năm gần đây của cư dân ở làng Triều Khúc nói riêng và làng ven đô Hà Nội nói chung đã đem đến cho người dân nguồn thu nhập đa dạng từ hoạt động ngành nghề, góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú. Nhờ có tiền công đức của người dân, hội làng tổ chức hàng năm (9 -12/1) to hơn, hoành tráng, quy mô hơn, thu hút đông đảo người dân địa phương khác đến tham gia và hưởng ứng, góp phần gìn giữ, duy trì và lan tỏa

nét đẹp văn hóa truyền thống của làng cổ… Trong đó, có điệu múa Chạy cờ và điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 118 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)