Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 64 - 65)

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Số hộ điều tra Hộ 80 100.00

1. Tổng số nhân khẩu Người 366 100.00

- Nam Người 190 51.91

- Nữ Người 176 48.09

2. Lao động chính Người 195 53.27

- Lao động nam Người 102 52.30

- Lao động nữ Người 93 47.70

3. Lao động phụ

(người già, trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên) Người 171 46.73

4. Tuổi của lao động 100.00

- Độ tuổi 16 – 25 Người 7 3.58 - Độ tuổi 26 – 35 Người 93 47.69 - Độ tuổi 36 – 45 Người 66 33.84 - Độ tuổi 45 - 60 (55) Người 29 14.89 7. Trình độ của lao động 100.00 - Cấp I Người 7 3.58 - Cấp II Người 83 42.56 - Cấp III Người 59 30.25

- Trung cấp, Cao đẳng Người 34 17.70

- Đại học Người 12 6.15

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ của tác giả)

Về độ tuổi của lao động: đại đa số là người trong độ tuổi từ 26 – 35 (47,69%), họ là những người năng động hơn cả trong hoạt động làm ăn kinh tế, họ vừa có sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, có sức khỏe, là những người táo bạo và ít nhiều cũng đã tích lũy được kinh nghiệm, nên sẽ thích nghi dễ dàng hơn với những hình thức sinh kế mới. Thứ hai là số người ở độ tuổi từ 36 – 45 (33,84%). Chiếm 14,89% là số lượng người trong độ tuổi 45 – 60 (55). Chỉ có 3,58% những người lao động trong độ tuổi 16 – 25, do những người này thoát ly sớm việc học hành, chuyển sang hoạt động nghề nối nghiệp gia đình khi được thừa hưởng truyền thống kinh nghiệm và kĩ năng nghề nghiệp đơn giản, hoặc đi làm thuê sớm cho những cơ sở sản xuất trong làng.

Về trình độ của lao động ta thấy, các lao động có trình độ chủ yếu học hết cấp 2 và cấp 3, chiếm tới 42,56% và 30,25%. Chỉ có số ít có trình độ Trung cấp, Cao

đẳng, đặc biệt số lao động có trình độ Đại học khá khiêm tốn 6,15%. Theo kết quả điều tra cho thấy, có một khó khăn đa số các hộ có trình độ văn hóa thấp hơn so với mặt bằng phát triển tri thức chung của thủ đô thuộc vào nhóm những hộ trong độ tuổi từ 45 – 60 (55). Tuổi cao và trình độ văn hóa hạn chế, nên cũng là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động trong điều kiện phát triển mới, khi các nghề và nghề thủ công truyền thống đã bị mai một, không còn thịnh hành như thời kỳ trước. Khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sinh kế mới và ổn định thu nhập.

Số lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối khá (93 người trong tổng số 195 lao động chính, chiếm 47,7%). Sự hiện diện của người phụ nữ trong tất cả nghề sinh kế Triều Khúc hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu duy trì và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống của làng. Do các nghề này đều có các khâu kĩ thuật, các thao tác đòi hỏi sự bền bỉ, khéo tay, tính kiên nhẫn, cần cù vốn là thiên bẩm và ưu thế của họ. Đồng thời nó cũng góp phần giải quyết việc làm cho những lao động nữ trong điều kiện quỹ đất nông nghiệp đã bị thu hồi.

Việc làm và sự chuyển đổi nghề nghiệp

Sự mai một của những nghề thủ công truyền thống và những nghề thuộc nhóm nghề “đồng nát” (thu gom phế liệu và tái chế nhựa) vốn được gắn mác thương hiệu của người dân Triều Khúc từ xa xưa cùng với sự thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án phát triển đô thị vừa là cơ hội đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức cho các hộ dân trong việc tìm kiếm những công việc mới, góp phần thay đổi cơ cấu lao động gia đình và địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)