Doanh thu của HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 79 - 94)

ĐVT: đồng

Nguồn thu, chi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu bán hàng 3.619.553.888 2.968.924.500 2.657.151.612 2.700.105.833 -

Doanh thu Dịch vụ (cho thuê ki ốt, nhà trọ) 221.709.097 277.246.088 550.219.702 555.545.632 650.000.000 Thuế VAT 384.116.088 34.281.478 320.757.131 325.565.367 - Tổng 4.225.379.073 3.570.787.765 3.528.108.445 3.581.216.822 3.600.000.000 Lương BQ xã viên/tháng 1.250.000 1.427.000 1.600.000 2.100.000 2.200.000

(Nguồn: HTX Công nghiệp Dệt Triều Khúc, 2009 – 2013)

Nhóm nghề nhuộm tơ sợi, sản xuất chỉ hiện có 7 doanh nghiệp lớn và có 60 hộ chuyên, thu hút 590 lao động tham gia sản xuất đạt tổng doanh thu 54,550 tỷ đồng/năm 2007, thu nhập 15,722 tỷ đồng, lợi nhuận 5,600 tỷ đồng. Nguyên liệu sợi xe đôi, xe ba, tơ là nguyên từng quả búp, nhập từ các công ty chỉ may, chỉ khâu Hà Nội. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm tơ sợi này là các công ty, nhà máy dệt như nhà máy 10/10, 19/5… và các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, Hàng Bồ.

Nhóm nghề này tác động đến môi trường nước của làng. Các công đoạn tẩy, nhuộm sợi bằng hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước. Nước thải từ nghề này chảy vào ao hồ và khu đồng sâu gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và sức khỏe người dân. So với trước, số hộ làm trong lĩnh vực này đã suy giảm đáng kể. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất lớn đã chuyển vào trong khu làng nghề hoạt động để mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư hệ thống lọc nước thải. Chỉ còn vài hộ gia đình hoạt động quy mô nhỏ bé hơn và không có nhu cầu chuyển vào khu làng nghề, họ sản xuất kinh doanh tại nhà thuộc khu vực trong làng.

Một trong những doanh nghiệp kinh doanh các loại chỉ, sợi phát triển thành công ở Triều Khúc là công ty TNHH Trung Dũng. Trên cơ sở nền dệt truyền thống, cùng với sản phẩm chủ lực là cuộn chỉ, Công ty Trung Dũng vẫn duy trì 2 sản phẩm truyền thống là chun (chun tròn và chun bản) và dây với 12 máy sản xuất chun của Hàn Quốc và 30 máy sản xuất dây của Đài Loan. Đồng thời công ty thay thế dần máy móc, thiết bị thế hệ cũ bằng những máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến hơn, nâng tổng

mức đầu tư máy móc, thiết bị lên con số gần 60 tỷ đồng. Tạo việc làm ổn định cho 150 lao động với thu nhập bình quân 4 - 5 triệu/người/tháng. Nếu việc ít, thu nhập của người lao động thấp được công ty hỗ trợ thêm. Lao động không có tay nghề nếu được tuyển vào làm, công ty hỗ trợ thời gian học nghề 100.000/người/ngày. Nhờ có hướng đi đúng và chính sách thỏa đáng với người lao động, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Trung Dũng ngày một tăng. Năm 2012, công ty đạt doanh thu gần 100 tỷ đồng; nộp Ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, những năm gần đây công ty còn tham gia đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội ở địa phương như phong trào xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nghèo, xây dựng đình chùa, tiếp sức mùa thi đại học…bình quân 400 - 500 triệu/năm.

Nhóm nghề thu gom phế liệu và tái chế nhựa

Từ lâu làng nghề Triều Khúc, huyện Thanh Trì, được biết đến với nghề rao "ve chai, đồng nát", sau này phát triển thêm nhiều hộ làm nghề thu gom, tái chế đồ nhựa và các hộ dân ở đây cũng giàu lên, xây nhà cao, cửa rộng nhờ nghề này. Thực ra, đây vẫn là nghề cũ của người làng Triều Khúc. Từ hàng trăm năm trước người làng đã đi khắp các làng quê để đổi lông gà lông vịt. Ngày nay công việc này vẫn còn nhưng bị thu hẹp hơn nhiều so với trước. Đi thu mua phế liệu thực chất không khác gì đi thu mua lông gà lông vịt, chỉ khác ở loại hình đối tượng hay sản phẩm, nên việc tổ chức thu mua có đôi chút khác biệt.

Từ cuối thập niên 90, khi bắt đầu phát triển công việc kinh doanh thu gom phế liệu của mình, trong điều kiện những nghề thủ công truyền thống ngày càng mai một và sa sút, các hộ gia đình ở làng Triều Khúc đã khai thác triệt để nguồn vốn xã hội. Sự phát triển thành làng nghề tạo ra nhiều lợi thế về cung cấp nguyên vật liệu, nhân công, đào tạo, truyền nghề, vốn, bán sản phẩm… mà được người xưa tổng kết là

“buôn có bạn, bán có phường”. Đây chính là nguồn vốn xã hội mà người dân làng nghề biết phát huy mạnh mẽ. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lợi thế này có nhiều điều kiện để phát huy. Với sự phát triển của hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, việc cung cấp nguyên vật liệu, bán sản phẩm hay bán thành phẩm đều có thể thực hiện ngay tại làng. Ở Triều Khúc, cùng với nhu cầu mở rộng và phát triển nghề, trong làng xuất hiện nhiều đại lý chuyên cung cấp dịch vụ xe tải kiêm công việc vận chuyển, mua bán phế liệu trong và ngoài làng.

“Thường các cơ sở xay xát và tái chế nhựa mua phế liệu nhựa từ những cá nhân làm nghề buôn bán phế liệu từ tỉnh ngoài đến hoặc qua các cá nhân làm trung gian. Những người thu gom phế liệu nếu bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế nhựa thì không được lấy tiền ngay mà phải đợi 1 tuần sau mới được lấy. Chính vì điều này trong làng xuất hiện một nhóm người – chủ lậu/ đại lý trong làng (chủ yếu là phụ nữ) sẽ đứng ra thu mua các loại phế liệu của người bán sau đó bán lại cho các cơ sở sản xuất tái chế nhựa… ăn chênh lệch nửa giá. Với những người buôn bán phế liệu thường thích hình thức này hơn, mặc dù bán qua trung gian thì họ chịu thiệt nửa giá, nhưng bù lại họ nhận được tiền ngay để tiếp tục quay vòng vốn”.

(Triệu Thị Hà, 43 tuổi, thu gom phế liệu)

“Làng Triều Khúc tôi có tiếng rồi, họ không bán cho mình thì bán cho ai. Buôn bán, rồi mách cho nhau thế là biết thôi. Thì cũng một phần do mình biết, phần khác do người khác giới thiệu”.

(Nguyễn Thị Nụ, 32 tuổi, thu gom phế liệu) Khi bắt đầu phát triển và mở rộng kinh doanh, người dân làng Triều Khúc cũng nhận được sự giúp đỡ quan tâm của chính quyền địa phương, của gia đình, bạn bè. Chính quyền địa phương chủ yếu hỗ trợ trong việc tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp bằng những chính sách cho bảo đảm thế chấp vay vốn, mở rộng mặt bằng sản xuất. Gia đình, bạn bè giúp đỡ nhau bằng việc truyền nghề, trao đổi nghề nghiệp, đôi khi còn có thể giúp vốn khi cần gấp. Điều đó chứng tỏ rằng mạng lưới vốn xã hội của người dân nơi đây rất phong phú và hữu ích. Đồng thời quá trình xã hội hóa nghề nghiệp của người dân thể hiện rõ nét tại làng nghề.

Trong những năm đầu quá trình CNH, HĐH, khi phong trào xây nhà trọ cho thuê ở xã chưa phát triển, nghề thu gom phế liệu và tái chế nhựa ở Triều Khúc luôn đứng ở vị trí “đỉnh cao”. Nhu cầu về nguồn nguyên liệu lớn nên việc thu gom không chỉ trong phạm vi thành phố mà mở rộng ra cả các tỉnh lân cận do các hộ dân tự đi thu gom hoặc do các đơn vị, tổ chức có nguồn thải thanh lý lại. Vốn ít, lời nhiều, đối với người dân thôn Triều Khúc thì ít nghề nào lại dễ làm và cho thu nhập cao như nghề thu mua rác. Chỉ cần một ít vốn và mặt bằng để chứa là có thể mở được một điểm tập kết rác. Vì nghề lâu năm và có tiếng nên những người chuyên thu mua đồng nát ở khắp nơi sẽ mang hàng đến tận làng, còn người có nhu cầu cũng tự đến

tận nơi giao dịch mua hàng. Các cơ sở sản xuất Triều Khúc còn nhập nhựa ở cả làng Khoai (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) về tái chế. Làng Khoai cũng là một làng tái chế nhựa nổi tiếng nhưng chất lượng không bằng Triều Khúc nên các thương lái thường nhập lại để về tái chế và bán giá cao hơn. Hiện nay, cùng với làng Khoai (Như Quỳnh – Hưng Yên), Tràng Minh (Hải Phòng), Triều Khúc – Trung Văn (Hà Nội) là ba nơi thu gom và cung cấp hạt nhựa lớn nhất miền Bắc, phân phối nhựa ra cả nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia. Bên cạnh các hộ gia đình sản xuất các sản phẩm tái chế nhựa còn có một số hộ gia đình tham gia thu gom, phân loại, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Nghề phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người và không ít gia đình đổi đời, trở nên giàu có.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày người dân Tân Triều thu gom được khoảng 30 tấn nhựa phế liệu, gồm cả sạch và bẩn với giá thu mua từ 10.000 - 12.000/kg. Thậm chí nhập cả rác thải y tế về để tái chế nhựa như bơm kim tiêm, găng tay, dây chuyền dịch, ống thở... Nguyên do là bơm tiêm, dây truyền dịch, các loại chai, lọ nhựa y tế hầu hết đều được sản xuất từ hàng nhựa HD 100% nên chất lượng nhựa thuộc loại tốt, có thể dùng để tái chế những mặt hàng yêu cầu phải sử dụng nhựa HD. Theo đơn giá của thị trường làng Triều Khúc, một kg pittông bơm tiêm đã bóc cao su (loại HD xấp xỉ 100%) chưa qua tái chế có giá khoảng 18.000 đồng. Trong khi đó, việc nhập bơm tiêm thải ra từ các bệnh viện chỉ với giá 6.000/kg. Đối với cơ sở sản xuất đồ nhựa, nếu nhập một kg hạt nhựa HD nguyên phải mất 24.000 - 30.000 đồng, việc nhập hạt nhựa HD đã qua tái chế rẻ hơn cả chục ngàn đồng. Ngoài bơm tiêm thì dây truyền dịch, lọ nhựa cũng thuộc dòng nhựa HD cao cấp, nên giá thành đắt không kém. Các loại nhựa phế còn lại (chủ yếu nhựa màu dòng PP - polypropylene) gồm xô chậu nhựa, ghế nhựa... bị đánh giá là hàng loại hai nên giá thành thấp hơn, khoảng 14.000/kg. Nguồn rác thải sau khi được thu gom, các cơ sở tiến hành phân loại, sơ chế và tái chế hoặc cung cấp cho các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm gia dụng cung cấp cho thị trường.

Với các loại nhựa phế phẩm như bàn ghế, xô, chậu nhựa... thì việc xử lý khá đơn giản, người thợ chỉ cần đập vụn để dễ dàng cho vào máy là xong. Đối với hàng y tế, công nghệ phải cầu kỳ hơn một chút. Theo cách hướng dẫn của chủ một sơ sở tái chế nhựa: bơm tiêm bắt buộc phải tháo bỏ cao su trong pittông; dây truyền dịch

phải tháo đầu nhựa; bình nhựa truyền phải bóc tem, phân loại nắp riêng, bình riêng. Nguyên liệu nhựa sau khi đã nghiền nhỏ được đổ từng mẻ vào lò nấu, nhựa nóng trên 100oC bắt đầu chảy ra theo các khuôn ống dây dẫn (có đường kính khoảng 2 - 3mm). Những ống dẫn này được chạy qua hệ thống làm lạnh bằng nước lã nhằm định hình các dây nhựa trước khi đưa đến máy cắt. Tại đầu máy cắt, dây nhựa được cắt thành từng đầu mẩu có kích thước khoảng 2mm, thành các hạt nhựa thành phẩm có thể đóng bao xuất ra ngoài.

Hạt nhựa được phân thành nhiều loại với các mức giá và sản xuất các mặt hàng nhựa khác nhau: hạt nhựa loại PE (Polyethylene, dùng để sản xuất túi xách, thùng, can các loại với độ bền cao), đây được coi là loại nhựa tốt nên có giá 30.000 đồng/kg. Hạt nhựa PP (Polypropylen, dùng để sản xuất thùng, bao bì đựng thông thường). Tùy vào chất lượng từng loại nhựa mà giá bán, mua khác nhau. Một số cơ sở tái chế hạt nhựa kết hợp với sản xuất các mặt hàng nhựa bán ra thị trường như: túi nilon, dây thừng, dây đai, đồ gia dụng gồm mắc áo, suốt chỉ, cốc chén, thùng, xô… lồng bàn, cán chổi lau nhà…

Bảng 2.13: Thành phần và khối lƣợng chất dẻo đƣợc thu gom và tái chế tại làng nghề Triều Khúc năm 2012

STT Các loại nhựa Lƣợng sử dụng (Tấn/năm)

1 LDPE -

2 HDPE 1.800

3 PP 1.420

4 PS, PVC, PET 815

5 Tạp chất 40

Tổng lượng nhựa được tái chế 4.075

(Nguồn: Báo cáo UBND xã Tân Triều, 2012)

Đến năm 2000 - 2005, làng Triều Khúc có gần 3000 hộ dân, trong số đó 70% số hộ dân làm nghề thu gom rác thải. Trong số 265 hộ chủ yếu làm nghề thu gom và xay xát phế liệu, thu hút khoảng 1550 lao động, thì có 77 hộ làm nghề tái chế nhựa chiếm 42% tổng số hộ hoạt động nghề này thu hút 300 lao động thường xuyên, trong đó lao động nữ chiếm 30%. Các cơ sở sản xuất lớn có có dây chuyền sản xuất hạt nhựa các loại để cung cấp cho các cơ sở sản xuất đòi hỏi nguyên liệu chất lượng tốt, tập trung phần lớn ở hai xóm là xóm Lẻ, xóm Án và khu làng nghề Tân Triều.

Trong đó công ty TNHH Vinh Hương là cơ sở sản xuất nhựa lớn nhất làng. Công ty thành lập năm 2004 với số vốn hoạt động lên đến 5 tỷ đồng. Các loại máy móc hiện đại đều được nhập từ nước ngoài bao gồm: máy nấu chảy nhựa, máy sản xuất phôi, máy sản xuất sản phẩm nhựa. Khi mới nhập máy về, giám đốc công ty – ông Triệu Đình Vinh đã phải tự mày mò, tìm hiểu quy trình vận hành của máy, đồng thời ông cũng tham gia một khóa học về công nghệ hóa dẻo, từ đó ông tìm ra quy trì sản xuất của máy và phân loại, tái chế nhựa. sau đó đào tạo cho công nhân làm dần các thao tác. Công ty TNHH Vinh Hương có mặt bằng sản xuất 1500m2 với 15 công nhân thường xuyên, lúc cao điểm lên tới 50 người. Trong đó 12 công nhân nam chuyên đứng máy và làm các công việc nặng, công việc kiểm tra và đóng gói sản phẩm thuộc về 3 người phụ nữ. Công nhân chủ yếu tuyển từ các làng xã lân cận. Thời gian làm việc 7 – 8 tiếng/ngày, chia 2 ca, ca 1 từ 7h – 16h, ca 2 từ 16h đến 23h, nghỉ trưa 1 tiếng. Lương công nhân tính theo sản phẩm, thu nhập trung bình từ 4,5 – 5 triệu/người/tháng. Công nhân làm việc được bố trí nơi ăn ở, hỗ trợ thuốc men và được thưởng tiền, quà ngày lễ tết song không có chế độ bảo hiểm.

Nhìn chung, hoạt động tái chế nhựa ở Triều Khúc vẫn mang tính tự phát, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch dẫn đến làng Triều Khúc ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Đến nay số hộ gia đình vẫn còn duy trì nghề thu gom và tái chế phế liệu cũng suy giảm đáng kể, chỉ còn hơn 100 hộ trong cả thôn do chi phí sản xuất và vận chuyển ngày càng tăng, thu nhập từ nghề ko được bao nhiêu, tính cạnh tranh trên thị trường lớn (nhiều nơi cũng làm nghề này: một số xã ở Hà Nam, Gia Lâm, Bắc Ninh...). Mặt khác, máy móc, công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ và thiếu đồng bộ, không xử lý được hoàn toàn chất thải công nghiệp: ô nhiễm môi trường nước do quá trình xay, tạo hạt nhựa, rửa nhựa thải ra. Một số hộ làm nghề tái chế đồng, nhôm gây ô nhiễm môi trường do khói đốt vỏ nhựa bọc dây, khói lò sản xuất. Thêm vào đó công đoạn tẩy kim loại bằng axit làm nguồn nước thải bị ô nhiễm nặng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làng nghề và môi trường sống của người dân địa phương, nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm cũng là một trong những nguyên nhân khiến nghề này mất dần vai trò của nó trước đây. Trước đây chỉ riêng xóm Chùa có gần 30 hộ làm nghề tái chế nhựa, nay do quá trình tái chế nhựa phát ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh,

các hộ không có kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước, chất thải nên nhiều hộ bỏ nghề, hiện cả thôn còn khoảng 100 hộ làm nghề thu gom và tái chế nhựa, trong đó xóm Chùa chỉ còn có 10 hộ gia đình duy trì nghề.

“Ba năm trước nhà tôi có 23 nhân công, làm việc thay ca liên tục để đảm bảo đơn hàng, thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu/người/tháng. Gần 1 năm nay, cố gắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)