Biến đổi sinh kế qua nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 60 - 62)

2.2. Sự chuyển đổi sinh kế từ năm 2000 đến 2012

2.2.1. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực tự nhiên

Nghiên cứu tác động đến nguồn lực tự nhiên, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu tác động đến nguồn lực đất đai của hộ.

Tính đến cuối năm 2012, một bộ phận lớn ruộng đất ở làng Triều Khúc bị thu hồi để phục vụ các công trình, dự án đô thị. Tổng cộng có 7 dự án xây dựng (Dự án Đường vành đai 3: Cầu vượt ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển; Dự án Khu Đô thị Tây Nam Kim Giang I; Dự án Khu tái định cư Hạ Đình; Dự án xây dựng của Tổng cục V; Dự án Đường Lương Thế Vinh 36m, Dự án lưới điện hạ thế 110KV…) đã thu hồi trên 52ha đất ruộng của làng, đồng nghĩa với việc khoảng 400 lao động mất đất sản xuất, dẫn đến thiếu việc làm.

Bảng 2.3: Tình hình đất đai của hộ điều tra năm 2000 và 2012 (Tính bình quân hộ)

ĐVT: m2/hộ

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2012

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Đất thổ cư 304.74 100.00 277.62 100.00 - Đất nhà ở 128.91 42.30 107.79 38.83 - Đất nhà cho thuê 27.75 9.10 67.06 24.15 - Đất vườn 89.19 29.27 85.14 30.67 - Đất sản xuất ngành nghề 58.90 19.33 17.63 6.35 2. Đất sản xuất NN 1.316.19 - 286.09 - - DT đất NN BQ/khẩu 170.00 - - -

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ của tác giả)

Quỹ đất nông nghiệp trên tổng số hộ điều tra có nhiều biến động, diện tích đất nông nghiệp bình quân còn 286.09m2/hộ, giảm 4,6 lần so với trước (1.316.19m2/hộ).

Rõ ràng việc thu hồi đất cho các dự án xây dựng đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đi rõ rệt, mặc dù đã từ lâu người dân địa phương không còn làm nông nghiệp, phần đất kẹt khiêm tốn còn lại cũng đang trong giai đoạn chờ thu hồi, được sử dụng vào việc cấy trồng rau muống hoặc bỏ hoang.

Đất thổ cư bình quân hộ sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp đạt 277,62m2 trong khi trước khi chưa bị thu hồi đất nông nghiệp là 304,74m2, trong đó diện tích nhà ở chiếm 38,83%, diện tích vườn chiếm 30,67%. Đất thổ cư có xu hướng giảm đi so với trước năm 2000 do nhu cầu tách hộ, một phần do việc chuyển giao quyền sử dụng đất thổ cư thông qua việc bán đất. Diện tích nhà ở thì lại có xu hướng bị thu hẹp hơn vì do một số hộ quy hoạch sửa chữa lại nhà, thay vào đó là sự tăng lên đáng kể diện tích nhà cho thuê. Đến năm 2012 dưới tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH, diện tích nhà cho thuê chiếm 24,25%, trong khi ở thời điểm năm 2000, diện tích nhà cho thuê có tỷ lệ khá khiêm tốn là 9,1%.

Bên cạnh sự thu hẹp của diện tích nhà ở thì những khu vực đất vườn, ao không có hiệu quả kinh tế cũng bị san lấp, thay vào đó các hộ đã đầu tư xây nhà cho học sinh, sinh viên và những người làm tại các cơ sở sản xuất và khu vực làng nghề Tân Triều thuê. CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập cũng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu, sa sút của nghề tiểu thủ công truyền thống Triều Khúc. Trong điều kiện đó, khu đất vốn dành cho hoạt động nghề trước đây thuộc đất thổ cư cũng bị thu hẹp dần vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một cơ sở sản xuất mang tính chất hộ gia đình cần trung bình từ 500m2 trở lên để làm nhà xưởng, nhưng trên thực tế diện tích khuôn viên của hầu hết các hộ dân ở Triều Khúc hiện nay, từ chỗ 2 – 3 sào (720 – 1000m2) trước đây, đã bị thu hẹp do phải chia đất cho các con khi họ tách ra ở riêng và lập các xưởng riêng. Cũng có nhiều hộ đã chuyển phần mặt bằng cho sản xuất nghề trước đây sang lựa chọn sinh kế mới là xây nhà cho thuê và buôn bán tạp hóa.

Trong số các hộ dân hoạt động ngành nghề tiểu thủ công và thu gom phế liệu, thì có đến 70,59% hộ cho biết rằng họ thiếu đất sản xuất, do quỹ đất làng ngày thu hẹp, nên họ không thể mở rộng và phát triển hoặc duy trì nghề ở mức độ rất cầm chừng. Còn lại 29,41% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủ để họ tiếp tục sản xuất.

Như vậy ta thấy sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ các đề án xây dựng của địa phương thì nguồn lực đất đai của hộ có sự dịch chuyển khá lớn. Tính

chung trong tổng số hộ điều tra thì mỗi hộ bị giảm 4.58 lần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư cũng có sự dịch chuyển đáng kể. Trong khi những nghề cũ ngày càng mai một dần. Họ tìm đến với những sinh kế khác đem lại nguồn thu nhập lớn hơn và bền vững hơn. Mô hình sinh kế cho thuê nhà đang có điều kiện để phát triển, trong tương lai nó sẽ là nguồn sinh kế khá ổn định cho người dân ở Triều Khúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)