Các nghề thủ công truyền thống Triều Khúc đã mất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 73)

STT Nghề Thời điểm mất Nguyên nhân

1 Dệt ren Khoảng năm 1970 Không nhập được nguyên liệu 2 Dệt đăng ten Khoảng năm 1970 Không nhập được nguyên liệu 3 Dây đàn Khoảng năm 1980 Thị trường không có nhu cầu 4 Sợi dây tây Khoảng năm 1990 Thị trường xuất khẩu không có

nhu cầu

5 Dệt khăn mặt Khoảng năm 1990 Không đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại

6 Dệt khăn san Khoảng năm 1990 Thị trường không có nhu cầu 7 Đan, dệt mũ, khan

quàng cổ

Khoảng năm 1990 Thị trường không có nhu cầu 8 Dệt bấc đèn Khoảng năm 1990 Thị trường không có nhu cầu 9 Hoa lông vịt Khoảng năm 1990 Thị trường không có nhu cầu 10 Dệt khăn go Khoảng năm 1995 Thị trường không có nhu cầu 11 Dệt thảm Khoảng năm 2000 Không cạnh tranh được với hàng

nhập khẩu

12 Cắt dây thao Khoảng năm 2008 Thị trường không có nhu cầu 13 Dệt dây lưng Khoảng năm 2009 Thị trường không có nhu cầu 14 Dệt dây yên ngựa Khoảng năm 2009 Thị trường không có nhu cầu 15 Quai túi dết Khoảng năm 2009 Thị trường không có nhu cầu

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)

Một số nghề thủ công vẫn còn cơ sở tồn tại do nhu cầu thị trường vẫn cần (ví dụ như: chân chỉ hạt bột, làm tua cờ, chổi lông gà, quai thao…) nhưng hoạt động làm nghề không thật sự nổi trội hay thật sự đóng vai trò chủ lực trong các gia đình, chỉ duy trì theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Những người còn làm nghề này chủ yếu với ý thức và tâm lý giữ nghề của cha ông để lại, đều thuộc lớp người cao tuổi (trên 60 tuổi), còn lớp trẻ và trung niên hầu như không làm vì công việc đòi hỏi tính tỷ mỷ, trong khi thu nhập rất thấp, nên không còn đóng vai trò là nghề sinh kế chính như những giai đoạn trước đây nữa. Trong một tương lai gần, khi lớp nghệ nhân cao tuổi này không còn, chắc chắn nghề sẽ mất vì thiếu đội ngũ lao động kế cận có tâm huyết với nghề.

Bảng 2.10: Các nghề thủ công truyền thống Triều Khúc còn đƣợc duy trì

STT Nghề Số lƣợng

(hộ) Nơi tiêu thụ sản phẩm

1 Quai thao 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

2 Chỉ tơ 5 Các tỉnh phía Bắc

3 Chỉ thêu 5 Các tỉnh phía Bắc

4 Chỉ gốc 5 Các tỉnh phía Bắc

5 Quả chữ thọ, quả cù 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

6 Quả bu (quả hèo) 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

7 Quả kim tòng, chân chỉ hạt bột 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

8 Tơ lụa 1 Cả nước và xuất khẩu

9 Làm tua 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

10 Nhuộm 30 Cả nước và xuất khẩu

11 Chân chỉ 1 Khu phố cổ Hà Nội, Huế

12 Tóc rối 1 Hà Nội và một số tỉnh lân cận

13 Làm lông vịt 3 Cả nước và xuất khẩu lông vịt

14 Chổi lông gà 6 Hà Nội và một số tỉnh lân cận

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả)

Một bộ phận hộ dân vẫn duy trì nghề thủ công truyền thống trong làng đã có sự thay đổi phương thức sản xuất và kinh doanh, ví như: không sản xuất hàng loạt, tự phát, mà sản xuất theo đơn đặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các hình thức quảng cáo, tiếp thị,… Cho đến nay, dù quy mô hoạt động của thủ công truyền thống Triều Khúc đã thu hẹp rất nhiều nhưng vẫn được duy trì và đã có sự thay đổi theo hướng linh hoạt hơn và cũng phù hợp hơn với điều kiện mới của dân làng. Hình thức cũ song phương thức làm ăn mới đã khiến cho nghề truyền thống của Triều Khúc trên thực tế vẫn đang gắn bó với người dân làng và đóng góp không nhỏ vào sinh kế của họ.

Nhóm nghề thu gom sơ chế lông vũ (lông vịt, lông gà, lông ngan)

Là một trong những nghề truyền thống của người dân Triều Khúc và có thời kỳ phát triển mạnh, gần như cả làng đi buôn lông gà, lông vịt. Nhưng nay do biến động của nhu cầu và sức ép nền kinh tế thị trường, ô nhiễm môi trường (mùi, bụi, nước thải), nghề này đã suy giảm và mai một.

Trước năm 2000, trên 90% số hộ làm nghề này, nhiều hộ có đến 4 - 5 đời gắn bó với nghề thu mua, chế biến lông vũ.

Từ năm 2000 đến nay, đất đai thu hẹp, nghề lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước do quá trình tẩy rửa lông vũ thải ra, các công đoạn kĩ thuật tỉ mỉ, năng suất và giá thành sản phẩm thấp, nhu cầu thị trường ít… nên số hộ làm nghề này có xu hướng giảm đáng kể và cũng có nhiều sự thay đổi trong phương thức thu gom lông vũ.

Nếu như trước đây, trong những năm 90 của thập kỉ trước, với phương tiện hành nghề chính là chiếc xe đạp thô sơ cùng đôi quang gánh, từ sớm tinh mơ, người dân Triều Khúc hoạt động trong nghề này tỏa đi các chợ đầu mối: chợ Mơ, chợ Hà Đông, chợ Long Biên, chợ Bắc Qua… để mua lông gà, lông vịt, lông ngan. Những năm gần đây, những hộ còn duy trì nghề thường nhập nguyên liệu từ các cửa hàng chuyên làm gà ở Hà Nội và Hà Đông. Một số hộ trong làng cũng đầu tư máy vặt lông gia cầm (trung bình làm sạch lông 5con/phút) nhằm tăng hiệu suất công việc và thu nhập.

Trung bình mỗi ngày, một hộ thu mua được từ 2 - 3 tạ lông. Sau khi mua về, lao động làm việc tại các xưởng hay hộ gia đình sẽ tiến hành sơ chế các loại lông bằng phương pháp thủ công bằng tay, để trần, nhặt rác và phân loại hàng: lông cổ, lông cánh, lông đuôi, lông mã... Lông vũ được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như: sản phẩm chăn màn, quần áo; sản xuất cầu lông, một phần phục vụ cho nghề làm chổi, một phần xuất khẩu sang Trung Quốc. Người dân còn tận dụng lông tơ của gà, vịt trong đống phơi khô để bón vườn cây cảnh. Diện tích đất ruộng bỏ hoang từ lâu được người dân tận dụng vào việc phơi lông gà, lông vịt thay vì canh tác.

Sau khi thu gom về, lông vịt sẽ được tẩy rửa bằng hóa chất, phơi và cho vào lò sấy khô rồi đóng bao bì và bán cho đại lý lớn trong làng. Những đại lý này sẽ phân phối hàng cho thành phố và các địa phương khác. Giá 1 kg lông vịt ướt tại chợ là 25.000 đồng, sau khi phân loại, phơi khô bán được 40.000 đồng. Thu nhập bình quân: 180.000 – 200.000/người/ngày.

“Phơi lông vịt còn vất vả hơn phơi lúa. Lúc trời có dấu hiệu mưa là phải chạy thật nhanh kẻo cơn giông mạnh làm lông bay hết. Dính tí mưa xem như bỏ toàn bộ số lông".

(Chị Nguyễn Thị Oanh, 46 tuổi, thu gom lông vũ)

"Cả cuộc đời tôi gắn bó với nghề buôn lông vịt, tôi quen thuộc với nó đến nỗi không còn ngửi thấy mùi hôi của nó. Nghề này vất vả nhất vào dịp giáp Tết vì khi đó lượng lông gà, lông vịt nhiều. Cả làng chi còn vài ba hộ làm nghề này thôi."

(Bà Bùi Thị Hân, 52 tuổi, thu gom lông vũ) Con đường bê tông chạy qua khu đồng được các hộ dân tận dụng tối đa làm sân phơi lông vũ. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, nhiều hộ dân sang địa phương lân cận thuê đất làm nghề, một số khác chuyển ra khu nghĩa trang Giò Gà (xóm Cầu) của xã. Một số hộ sản xuất lớn chuyển vào hoạt động trong khu làng nghề. Chính vì tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, công việc vất vả, thu nhập thấp nên nhiều hộ cũng không còn hoạt động và chuyển sang nghề khác. Năm 2005, cả thôn có gần 50 hộ làm nghề thu mua lông vũ, năm 2009 có khoảng 15 hộ hoạt đồng nghề nhưng nay chỉ còn 8 - 9 hộ thu gom, tập trung chủ yếu ở xóm Cầu.

Bên cạnh nghề buôn lông vịt, người Triều Khúc còn làm chổi từ lông của các loại gia cầm, trong đó phổ biến nhất là chổi lông gà. Việc làm chổi cũng được tổ chức theo gia đình. Mỗi gia đình làm tất cả các công đoạn, sự phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình chỉ mang tính chất tương đối. Để làm chổi, trước hết người ta phải dùng kim khâu các lông lại với nhau. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ nên hầu hết người làm là phụ nữ trung niên. Một dây lông cánh bán cho các hộ làm chổi được 4.000 đồng. Nếu là lông mã thì được 330.000 đồng/1kg. Thu nhập trung bình 70.000 – 100.000/người/ngày (tương đương với 2.100.000 – 3.000.000/người/tháng). Sau khi mua dây lông về, các hộ sản xuất sẽ giặt qua xà phòng, phơi khô trước khi làm chổi. Mục đích là để khử toàn bộ mùi và các chất hữu cơ còn lại. Công đoạn còn lại để hoàn thành một chiếc chổi lông gà là buộc đầu dây lông gà vào đầu cán bằng tre, mây hoặc trúc, quét sơn vào gốc lông để nó bám dính rồi khéo léo quấn sợi lông quanh thân cán. Trước đây, các hộ dân thường mua các loại cán này ở các chợ, các làng, nhưng nay nguồn nguyên liệu này cạn dần, họ nhập từ tỉnh khác (Hải Phòng, Chèm, Sơn Tây).

Tùy thuộc vào từng loại lông gà được người dân phân ra gồm nhiều loại chổi khác nhau, tương ứng giá bán cũng khác nhau: chổi lông từ cổ gà có giá 100.000

đồng, chổi lông đuôi 80.000 đồng, lông cánh chỉ vài chục ngàn. Theo những người làm lâu năm thì chổi từ lông gà thả vườn đẹp và bền hơn rất nhiều lông gà nuôi công nghiệp vì lông gà nhà cọ sát nhiều. Trên các bộ phận của con gà thì lông sát đuôi đẹp nhất. Để làm được một cái chổi này cần có lông của ít nhất 50 con, bán với giá 250.000 đồng. Ngày nay, người làng Triều Khúc còn biến hóa các chổi lông gà bằng cách nhuộm các màu khác nhau vào đầu chổi. Để bảo quản loại chổi này, người Triều Khúc khuyên nên quét thường xuyên và treo cách xa tường vôi.

Chổi lông gà được tiêu thụ theo hai hình thức: giao bán cho các cửa hàng, đại lý ở nội thành Hà Nội, tập trung ở khu phố cổ như Hàng Mã, Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân… Cũng có khi người dân bắt ô tô ra các huyện lân cận để bán. Ngày nay, vẫn tồn tại hình thức tự mang chổi lông gà kết hợp buôn thêm phất trần sợi nilon tổng hợp, đi bán rong trên các đường phố Hà Nội, phương tiện chủ yếu là xe đạp.

Tuy nhiên, đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, số hộ làm nghề chổi lông gà đã suy giảm đáng kể. Nếu như trước đây, nghề này cùng với các nghề thủ công khác đem lại thu nhập chính và thu hút nhiều hộ gia đình thì hiện nay, chỉ còn một lực lượng lao động nhỏ gắn với nghề làm chổi. Năm 2011, cả làng chỉ còn 6 hộ duy trì nghề và hoạt động rất cầm chừng, nguồn thu nhập chính của hộ cũng không phải từ hoạt động nghề. Nhu cầu thị trường thay đổi, chổi bằng nguyên liệu cước của Trung Quốc phong phú về chủng loại, mẫu mã, giá thành rẻ tràn lan trên thị trường. Cùng với đó, tâm lý phần đông lớp thanh niên ở làng Triều Khúc hiện nay không muốn tiếp nối nghề làm chổi do giá thành sản phẩm thấp, công đoạn làm phức tạp, sản phẩm làm ra không bán được nhiều, khâu sơ chế lông vũ ảnh hưởng đến môi trường. Những hộ còn duy trì phần đông là người lớn tuổi, tình yêu với nghề truyền thống của cha ông và đặc biệt là chưa thích nghi được với những hình thức sinh kế mới trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Nhóm nghề dệt, nhuộm tơ sợi

Để phù hợp với nhu cầu thị trường và tìm hướng phát triển duy trì nghề thủ công truyền thống, người làng Triều Khúc với sự nhanh nhạy vốn có của một làng nghề mấy trăm năm tuổi đã nhóm nghề này đã có sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm của ngành dệt. Trước đây sản xuất chủ yếu là nghề dệt thao, dệt nhuộm, làm chân chỉ, tua bóng, tua cờ, y môn – những vật thờ và trang trí treo trong những ngày lễ tết. Rồi đến

những mặt hàng thiết yếu như khăn mặt, khăn bông, khăn quàng cho xuất khẩu. Hiện nay người dân tập trung sản xuất các loại băng huy chương, dây mũ kê pi, dây chiến thắng… với đơn đặt hàng dài hạn của quân đội; túi đựng tiền cho ngành ngân hàng và sản xuất các loại dây chun, chỉ may công nghiệp. Hoạt động kinh doanh sản xuất của nhóm nghề dệt ở Triều Khúc hiện nay gồm có 1 hợp tác xã Công nghiệp Dệt, 7 công ty, 155 hộ chuyên với 980 lao động tham gia. Trong đó có 30 hộ chuyên sản xuất các loại vải công nghiệp, tua cờ, huân, huy chương, dây chun, mác các loại, dây giày, khăn mặt, khăn len... thu hút khoảng trên 100 lao động tham gia.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, HTX Công nghiệp Dệt Triều Khúc vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. Hiện nay diện tích nhà xưởng của HTX là 1200m2 với 90 lao động sản xuất trực tiếp, trên 60 hộ gia đình tham gia với gần 200 xã viên. Hầu hết lao động làm việc tại HTX là lao động địa phương. Các đơn đặt hàng của HTX được giao cho xã viên kết hợp làm tại nhà, nhận nguyên liệu - giao sản phẩm. Mô hình sản xuất này tạo được lợi thế: tận dụng thời gian; tận dụng mặt bằng; tận dụng lao động để truyền nghề. Với cách thức làm ăn năng động như trên, nhìn chung làng nghề truyền thống của xã Tân Triều vẫn ngày một phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, số thoát nghèo và hộ giàu ngày càng tăng. Những tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất của xã đạt 83,74 tỷ đồng, thu nhập bình quân lao động 800.000/tháng, tạo cho 2500 lao động địa phương có việc làm ổn định. Doanh thu của HTX năm 2011 đạt 3,5 tỷ đồng thu nhập của người lao động luôn ổn định với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất một số mặt hàng chính của Hợp tác xã Công nghiệp Dệt Triều Khúc Tên mặt hàng và đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dây mũ kêpi (chiếc) 457.650 262.000 44.000 264.000 150.000 Băng cấp hiệu các loại (mét) 136.040 137.985 211.980 82.230 120.000 Băng tơ 5 ly, 3 ly (mét) - 69.700 171.640 94.000 90.000 Băng huân chương (mét) 3.000 9.130 15.000 10.000 15.000

Túi đựng tiền (chiếc) - 20.300 - -

Dây chiến thắng (chiếc) - - - 150

Bảng 2.12: Doanh thu của HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc

ĐVT: đồng

Nguồn thu, chi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu bán hàng 3.619.553.888 2.968.924.500 2.657.151.612 2.700.105.833 -

Doanh thu Dịch vụ (cho thuê ki ốt, nhà trọ) 221.709.097 277.246.088 550.219.702 555.545.632 650.000.000 Thuế VAT 384.116.088 34.281.478 320.757.131 325.565.367 - Tổng 4.225.379.073 3.570.787.765 3.528.108.445 3.581.216.822 3.600.000.000 Lương BQ xã viên/tháng 1.250.000 1.427.000 1.600.000 2.100.000 2.200.000

(Nguồn: HTX Công nghiệp Dệt Triều Khúc, 2009 – 2013)

Nhóm nghề nhuộm tơ sợi, sản xuất chỉ hiện có 7 doanh nghiệp lớn và có 60 hộ chuyên, thu hút 590 lao động tham gia sản xuất đạt tổng doanh thu 54,550 tỷ đồng/năm 2007, thu nhập 15,722 tỷ đồng, lợi nhuận 5,600 tỷ đồng. Nguyên liệu sợi xe đôi, xe ba, tơ là nguyên từng quả búp, nhập từ các công ty chỉ may, chỉ khâu Hà Nội. Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm tơ sợi này là các công ty, nhà máy dệt như nhà máy 10/10, 19/5… và các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, Hàng Bồ.

Nhóm nghề này tác động đến môi trường nước của làng. Các công đoạn tẩy, nhuộm sợi bằng hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước. Nước thải từ nghề này chảy vào ao hồ và khu đồng sâu gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và sức khỏe người dân. So với trước, số hộ làm trong lĩnh vực này đã suy giảm đáng kể. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất lớn đã chuyển vào trong khu làng nghề hoạt động để mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư hệ thống lọc nước thải. Chỉ còn vài hộ gia đình hoạt động quy mô nhỏ bé hơn và không có nhu cầu chuyển vào khu làng nghề, họ sản xuất kinh doanh tại nhà thuộc khu vực trong làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)