Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ
1.2. Các khái niệm
1.2.4. Học sinh THCS
Chúng tôi nghiên cứu trên khách thể là học sinh lớp 7, độ tuổi của các em ở trong khoảng từ 12 tuổi 05 tháng đến 13 tuổi 04 tháng. Đối với sự phát triển của con ngƣời đƣợc chia ra 8 giai đoạn là Sơ sinh (0 – 3 tuổi), Mẫu giáo (3 – 6 tuổi), Nhi đồng (6 – 11 tuổi), Thiếu niên (12 – 17 tuổi), Thanh niên (18 – 24 tuổi), Trƣởng thành (25 – 40 tuổi), Trung niên (40 – 60 tuổi), Ngƣời cao tuổi (trên 60 tuổi) thì độ tuổi 12 đến 13 tuổi nằm trong giai đoạn Thiếu niên của đời ngƣời. Chính vì lẽ đó nên chúng tôi sẽ lấy đặc trƣng về đặc điểm Tâm lý và Thể chất của tuổi Thiếu niên để làm cơ sở lý luận tiền đề cho nghiên cứu này.
Theo tác giả Trƣơng Thị Khánh Hà trong cuốn Giáo trình Tâm lý học phát triển cho rằng đây là giai đoạn các em chuyển tiếp từ trẻ em sang ngƣời lớn nên có rất nhiều thay đổi về cả mặt tâm lý và sinh lý. “Giai đoạn tuổi thiếu niên thƣờng đƣợc xem là giai đoạn “nổi loạn và bất trị”, là giai đoạn xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi” [3, tr 179].
1.2.4.1. Thể chất
Giai đoạn này đƣợc coi là giai đoạn phát triển cực kỳ nhanh chóng, ngang hàng với thời kỳ phát triển phôi thai và trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn dậy thì nên những thay đổi về thể chất rõ rệt nhƣ: Mọc lông mu, mọc lông măng và lông nách (cả nam và nữ); ngực phát triển (nữ); tinh hoàn và bìu to dần (nam); xuất tinh lần đầu (nam); kinh nguyệt lần đầu (nữ); vỡ giọng (nam) và tăng trƣởng tuyến bài tiết, nội tiết (cả nam và nữ).
1.2.4.2. Tâm lý
Sự lo lắng về hình dạng thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi, các em trong giai đoạn này rất chú ý đến vẻ bề ngoài của bản thân. Sự mất cân đối giữa các phần cơ thể, sự lóng ngóng, vụng về, khuôn mặt không thanh tú, lùn quá, gầy quá...ảnh hƣởng rất lớn đến tâm trạng chung của trẻ. Nhiều em có nhiều cảm xúc tiêu cực, không thích giao tiếp với bên ngoài, sống khép kín, thậm chị ấu sầu.
Nhận thức của giai đoạn này các em bắt đầu phát triển lên một trình độ mới là tƣ duy trừu tƣợng. Các em đã có thể khái quát, logic mà không phụ thuộc vào môi trƣờng hay tình huống cụ thể xung quanh. Khả năng phạm vi nhận thức ngày càng đƣợc mở rộng, các em đã có thể hình dung đƣợc tình huống phi thực tế, giả tƣởng.
Một điều đặc trƣng nữa trong tâm lý của giai đoạn này là sự Tự ý thức đã phát triển đến chất lƣợng mới và đƣợc coi là một cấu trúc tâm lý mới, có khả năng ảnh hƣởng, chi phối đến toàn bộ đời sống tâm lý, hoạt động và giao tiếp của các em. [3, tr 194].
Các em luôn coi mình là ngƣời lớn, là ngƣời trƣởng thành, sản phẩm của suy nghĩ này chính là các em muốn tự mình quyết định phong cách ăn mặc, quan hệ với bạn bè, các sở thích riêng, mong muốn đƣợc cha mẹ, thầy cô tôn trọng và đối xử bình đẳng
Tuy nhiên nhân cách các em ở giai đoạn này cũng chƣa ổn định: cảm xúc thất thƣờng, chƣa ổn định về mặt nhận thức và các chuẩn mực đạo đức, chƣa có sự ổn định trong tính cách và xu hƣớng của bản thân nên dễ vị ngƣời khác lợi dụng và chƣa có những kỹ năng tự bảo vệ mình trƣớc những yếu tố nguy cơ ngoài xã hội.
Cũng chính vì những lý do trên chúng tôi quyết định chọn nhóm học sinh này làm khách thể nghiên cứu của mình. Khi các em lên lớp 7 là đã có 1 năm lớp 6 để làm quen với môi trƣờng cấp 2 nên yếu tố ngoại cảnh không còn chi phối nhiều đến điểm số học tập của các em nữa.
Kết luận chƣơng 1:
1. Có nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về trí tuệ nói chung và mối tƣơng quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh. Các nghiên cứu đều cho thấy chỉ số trí tuệ có mối tƣơng quan với điểm số học tập của học sinh các cấp;
2. Có nhiều định nghĩa, khái niệm của trí tuệ đƣợc các nhà nghiên cứu đi trƣớc nếu ra dựa trên các yếu tố sinh học hoặc xã hội của mỗi cá nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi cói quan điểm “trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lý được hình thành và phát triển trong hoạt động của chủ thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học và văn hóa xã hội” làm nền tảng cơ sở lý luận cho nghiên cứu này;
3. Cấu trúc của trí tuệ cũng đƣợc phân ra nhiều thành tố khác nhau. Trong nghiên cứu này tôi đo lƣờng trí tuệ dựa trên quan điểm và thang đo của Wechsler David. Trí tuệ của học sinh lớp 7 đo dựa trên bốn yếu tố: Tƣ duy ngôn ngữ; Tƣ duy tri giác; Trí nhớ công việc và Tốc độ xử lý.