Mối tương quan giữa IQ thành phần và các môn học liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 80 - 86)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả phân tích mối tƣơng quan giữa IQ và các thành tố liên quan

3.3.2. Mối tương quan giữa IQ thành phần và các môn học liên quan

3.3.2.1. Tư duy ngôn ngữ (VCI) với các môn học liên quan

Tƣ duy ngôn ngữ (VCI) có thể nói là năng lực hiểu lời nói của các em học sinh. Để đo năng lực này học sinh phải thực hiện 3 tiểu test sau: (1)Tìm sự tƣơng đồng (SI): Nghiệm thể đƣợc giới thiệu 2 từ biểu hiện cùng một vật hoặc khái niệm và tìm ra sự tƣơng đồng của chúng; (2) Từ vựng (VC): Với những nghiệm thể nhỏ tuổi (6 – 8 tuổi) đƣợc cho xem các tranh và đƣợc yêu cầu gọi tên. Những trẻ lớn đƣợc yêu cầu đƣa ra định nghĩa của từ cho trƣớc; (3) Hiểu biết (C0): Học sinh đƣợc yêu cầu trả lời các câu hỏi về các tình huống xã hội, các chuẩn mực hành vi và đạo đức.

Mục đích của việc đo năng lực này là khả năng hiểu lời nói; Khả năng áp dụng kỹ năng lời và thông tin để giải quyết vấn đề mới; Năng lực xử lý thông tin lời và năng lực suy nghĩ bằng lời; Độ linh hoạt trong nhận thức và khả năng tự điều chỉnh cảu từng em học sinh. Nhƣ vậy, để xác định mối tƣơng quan giữa VCI với điểm số học tập, chúng tôi sẽ lựa chọn những môn học có liên quan đến khả năng hiểu lời nói, vận dụng lời nói để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Đó là môn Văn, môn KHXH, môn GDCD và môn Ngoại ngữ. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.18. VCI với các môn liên quan Môn học Môn học

VCI

(p) (r)

Điểm môn Văn 0,000 0,662**

Điểm môn Khoa học xã hội 0,000 0,665**

Điểm môn Giáo dục công dân 0,001 0,437**

Điểm Ngoại ngữ 0,000 0,569**

* ** Tương quan có ý nghĩa với p<0,01;

Nhìn vào bảng 3.18 cho thấy: Tƣ duy ngôn ngữ với các môn học có sự tƣơng quan thuận lẫn nhau. Đặc biệt trong đó có một vài môn có mối tƣơng quan thuận, chặt chẽ nhƣ môn Văn (r = 0,662**), môn Khoa học xã hội (r = 0,665**) , môn Ngoại ngữ (r= 0,569**). Còn môn GDCD có mối tƣơng quan với VCI ở mức thấp (r=0,437**), Điều này cũng dễ hiểu bởi môn Khoa học xã hội, môn Văn hay môn Ngoại ngữ đòi hỏi học sinh cần vận dụng nhiều ngôn ngữ (kể cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết hay ngôn nghữ hình thể) để giải quyết những bài tập, những yêu cầu của môn học đề ra. Chúng ta có thể khẳng định những em học sinh có điểm số môn Văn, KHXH và Ngoại

Những em học sinh có điểm số các môn trên càng thấp thì sắc xuất có chỉ số VCI thấp càng lớn.

Nhƣ vậy, tƣ duy ngôn ngữ có mối tƣơng quan chặt chẽ và bền vững với điểm số học tập các môn Văn, Khoa học xã hội và Ngoại ngữ. Điều này khá đúng với giả thuyết ban đầu đƣa ra là “Chỉ số IQ thành phần càng cao thì điểm số học tập của các môn học đặc thù tương ứng càng cao”.

3.3.2.2. Tư duy tri giác (PRI) với các môn học

ĐoTƣ duy tri giác chính là đo năng lực tƣ duy hình ảnh và thao tác; Năng lực diễn giải hoặc tổ chức các hình ảnh tri giác đƣợc trong 1 khoảng thời gian nhất định; Độ linh hoạt của nhận thức; Năng lực hình thành khái niệm trừu tƣợng, không lời; Năng lực lập luận và tự định hƣớng. Để đo năng lực này học sinh phải thực hiện 3 tiểu test sau: (1) Xếp khối (BD): Nghiệm thể sử dụng 9 khối đỏ trắng để tạo ra các hình đƣợc yêu cầu trong 1 khoảng thời gian nhất định; (2) Nhận diện khái niệm (PC): Nghiệm thể đƣợc nhìn 2 hoặc 3 hàng các hình ảnh và lựa chọn một hình từ mỗi hàng hợp với hình ở hàng khác; (3) Tƣ duy ma trận (MR): Nghiệm thể đƣợc nhìn vào các ma trận không hoàn chỉnh và chọn 1 hình từ 5 hình để hoàn thiện. Nhƣ vậy, những môn học có liên quan đến khối kiến thức này bao gồm môn Toán, KHTN và Tin học. Chúng tôi chạy tƣơng quan giữa điểm số của PRI với ba môn học trên, kết quả nhƣ sau

Bảng 3.19: PRI với kết quả môn học liên quan Môn học Môn học

Tƣ duy tri giác (PRI)

(p) (r)

Điểm môn Toán 0,001 0,595**

Điểm môn Khoa học tự nhiên 0,000 0,570**

Nhìn trên bảng 3.19 chúng ta Tƣ duy tri giác có mối tƣơng quan thuận với các môn học liên quan ở mức khá. Môn Tin (r = 6,17**) là môn có tƣơng quan mạnh nhất với Tƣ duy tri giác sau môn Toán (r = 0,595**) và môn Khoa học tự nhiên (r=0,570**). Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận điểm số PRI có mối tƣơng quan với các môn Toán, Tin và KHTN. Những em học sinh có điểm số môn Toán càng cao thì sắc xuất có chỉ số PRI cao càng lớn và ngƣợc lại.

3.3.2.3. Trí nhớ công việc (WMI) với các môn học

Để đo năng lực này các em học sinh đƣợc nghe chuỗi dãy số và chữ cái, sau đó nhắc lại theo trật tự tăng dần của chữ số và thứ tự bảng chữ cái. Bao gồm 2 tiểu test: (1) Nhớ dãy số (DS): Nghiệm thể đƣợc yêu cầu 2 nhiệm vụ. Đầu tiên là nhắc lại các số nhƣ đƣợc nghe đọc. Lần 2 yêu cầu nghiệm thể nhắc lại số theo trật tự ngƣợc với số đƣợc nghe đọc; (2) Nhớ chuỗi số - chữ cái theo trật tự (LN): học sinh nhắc lại chuỗi số và chữ cái đƣợc nghe theo thứ tự số từ nhỏ đến lớn trƣớc sau đó đến chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. Mục đích của việc đo WMI là Đo trí nhớ ngắn hạn và năng lực duy trì chú ý của học sinh; Kỹ năng xử lý thính giác; Độ linh hoạt của nhận thức và năng lực tự điều chỉnh; Năng lực số học và năng lực mã hóa. Nhƣ vậy, những môn học có liên quan đến khối kiến thức này là Toán, Văn, KHTN, KHXH, Tin học và Ngoại ngữ. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.20: WMI với các môn học liên quan

Môn học Trí nhớ công việc (WMI)

(p) (r)

Điểm môn Toán 0,000 0,699**

Điểm môn Văn 0,000 0,639**

Điểm môn Khoa học tự nhiên 0,000 0,638**

Điểm môn Khoa học xã hội 0,000 0,575**

Điểm môn Tin học 0,000 0,682**

Nhìn trên bảng 3.20 chúng ta cũng nhận thấy điểm số các môn học có tƣơng quan khá chặt chẽ với Trí nhớ công việc. Trong đó, mối tƣơng quan cao nhất là môn Toán (r = 0,699**) và môn Tin (r = 0,682**). Nhƣ vậy có thể nói các em học sinh có điểm số môn Toán và Môn tin càng cao thì sắc xuất các em đạt chỉ số Trí nhớ công việc cao càng lớn.

Cũng trên bảng số liệu ta thấy môn các môn còn lại là Văn (r=0,639** ), KHTN (r=0,638**), Ngoại ngữ (r=0,625**) và KHXH (0,575**) cũng có mối tƣơng quan khá cao và chặt chẽ. Điều này cũng dễ hiểu bởi WMI đo cả những kiến thức về tự nhiên và một chút về xã hội (bảng chữ cái) nên việc những học sinh thực hiện tốt những tiểu trắc nghiệm này cũng là những học sinh có điểm cao các môn liên quan. Nhƣ vậy, chúng ta lại một lần nữa có thể khẳng định những học sinh có điểm số các môn liên quan càng cao thì điểm sắc xuất đạt chỉ số IQ thành phần cao càng lớn và ngƣợc lại.

3.3.2.4. Tốc độ xử lý (PSI) với các môn học

Đo tốc độ xử lý thông tin; đo khả năng tập trung chú ý; sự phân biệt thị giác, trí nhớ hình ảnh ngắn hạn; khả năng điều phối thị giác… Bao gồm 2 tiểu test là (1) Mã hóa (CD): cho các biểu tƣợng có sẵn trong các ô số từ 1 đến 9, yêu cầu các em ghi các biểu tƣợng tƣơng ứng vào ô số phía dƣới sao cho biểu tƣợng đồng nhất với các sô bên trên. (2) Tìm biểu tƣợng (SS): Cho một dãy biểu tƣợng khác nhau yêu cầu học sinh tìm trong dãy đó có biểu tƣợng giống nhau không. Nếu có biểu tƣợng giống nhau thì đánh dấu (/) vào chữ ”có”; nếu không có biểu tƣợng giống nhau thì đánh dấu vào chữ ”không”. Thời gian quy định cho mỗi bài tiểu test là 120 giây. Không có một môn nào thật sự đặc thù cho PSI nên chúng tôi chạy tƣơng quan với tất cả các môn học đƣợc khảo sát. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.21: PSI với kết quả môn học Tốc độ xử lý (PSI) Tốc độ xử lý (PSI)

Môn học

Tƣơng quan

p r

Điểm môn Toán 0,012 0,324*

Điểm môn Văn 0,111 0,209

Điểm môn Khoa học tự nhiên 0,028 0,286*

Điểm môn Khoa học xã hội 0,035 0,276*

Điểm môn Tin học 0,013 0,320*

Điểm môn Giáo dục công dân 0,190 0,190

Điểm Ngoại ngữ 0,001 0,420**

Điểm môn Công nghệ 0,239 0,156

Điểm môn Tự chọn 0,009 0,336**

* Tương quan có ý nghĩa với p<0,05; ** Tương quan có ý nghĩa với p<0,01;

Nhìn trên bảng 3.25 chúng ta thấy PSI có tƣơng quan thuận với một số môn học nhƣ: Toán (r=0,324*), KHTN (r=0,286*), KHXH (r=0,276*), Tin (r=0,320*), Ngoại ngữ (r=0,420**) và Tự chọn (r=0,336**). Điều này cũng có thể lý giải bằng việc các em học sinh cần nhớ số, nhớ biểu tƣợng tốt và thao tác nhanh trong thời gian yêu cầu. Nhƣ vậy, việc nhớ số, nhớ biểu tƣợng sẽ liên quan một chút đến khối kiến thức KHTN. Tuy nhiên, mối tƣơng quan giữa PSI với các môn học này không mạnh và không bền vững. Các môn còn lại là Văn, GDCD và Công nghệ không có mối tƣơng quan với PSI, hay nói cách khác kết quả các môn học này không có ý nghĩa với thành tích của điểm PSI. Nhƣ vậy chúng ta có thể kết luận kết quả các môn Toán, KHTN, KHXH, Tin, Ngoại ngữ và Tự chọn cao thì sắc xuất các em có điểm PSI cao hơn những em có điểm số học tập những môn này thấp.

môn Văn (r= 0,662**

), môn Khoa học xã hội (r = 0,665**), môn Ngoại ngữ (r= 0,569**), GDCD (r=0,437**); PRI với môn Tin (r = 6,17**), Toán (r = 0,595**) và môn KHTN (r=0,570**); WMI với mônToán (r = 0,699**), Tin (r = 0,682**), Văn (r=0,639**), KHTN (r=0,638**), Ngoại ngữ (r=0,625**) và KHXH (0,575**). Tiểu trắc nghiệm PSI vẫn có mối tƣơng quan với một vài môn nhƣng là mối tƣơng quan không chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)