Mô tả khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 42)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Mô tả khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: gồm 59 học sinh khối lớp 7 Trƣờng THCS Đồng Xuân.

Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu nhóm nghiên cứu

Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) Tổng(n) Giới tính Nam 31 52,5 59 Nữ 28 47,5 Nơi cƣ trú Thị Trấn 20 33,9 59 Nông thôn 39 66,1 Nghề nghiệp của cha mẹ Nông dân 37 62,7 59 Công nhân 8 13,6 Giáo viên 5 8,5 Kinh doanh buôn bán 1 1,7 Lái xe 1 1,7 Lao động tự do 7 11,9

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Những học sinh đƣợc chọn làm trắc nghiệm WISC IV phục vụ mục tiêu nghiên cứu đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

+ Có cùng độ tuổi (không chênh lệch nhau quá 11 tháng tuổi), tình trạng sức khỏe và thể lực đồng đều, tƣơng đƣơng với nhóm nghiên cứu;

+ Không từng đƣợc làm hoặc tham khảo trắc nghiệm WISC IV trong vòng 1 năm trở lại;

+ Tự nguyện và hợp tác làm trắc nghiệm khi đƣợc yêu cầu. - Loại trừ:

+ Những học sinh đã làm trắc nghiệm WISC IV trong vòng 1 năm trở lại; + Những học sinh đi học không đều, bỏ dở chƣơng trình, thời gian học do yếu tố sức khỏe;

+ Những học sinh cùng lớp nhƣng không cùng nhóm tuổi;

+ Những học sinh không hợp tác trong quá trình tiếp xúc, làm trắc nghiệm. Số tuổi của học sinh tham gia nghiên cứu từ 12 tuổi 05 tháng đến 13 tuổi 04 tháng.

Biểu đồ 2.1. Tuổi nhóm nghiên cứu

2.1.2 . Tổ chức nghiên cứu

- Chuẩn bị test trắc nghiệm WISC IV

- Khảo sát, lựa chọn và thống kê những học sinh đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu

- Xử lý kết quả

- Ghi chép, lƣu trữ các kết quả thu đƣợc vào hồ sơ nghiên cứu - Thu thập thông tin về điểm số học tập của nhóm nghiên cứu - Xử lý số liệu thu thập đƣợc

- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

Các bước làm trắc nghiệm

Bước 1. Chuẩn bị tâm lý cho người làm trắc nghiệm (nghiệm thể)

Tạo không khí thoải mái, cởi mở, hợp tác, tin tƣởng của đối tƣợng, tránh tạo không khí căng thẳng, khắt khe giống nhƣ một kỳ thi, kiểm tra. Chuẩn bị dụng cụ làm trắc nghiệm: Bộ WISC IV, giấy, bút chì, giá đỡ tài liệu (dùng cho cán bộ làm trắc nghiệm khi hƣớng dẫn), phiếu ghi kết quả, đồng hồ bấm giây.

Bước 2. Tiến hành làm trắc nghiệm

Sắp xếp tài liệu làm trắc nghiệm sao cho dễ tiếp cận nhất trong quá trình làm nhƣng phải xa khỏi tầm mắt của nghiệm thể. Thiết lập mối quan hệ tốt với nghiệm thể trƣớc khi làm trắc nghiệm. Nói với nghiệm thể rằng tôi sẽ cho bạn xem một số khối màu và hỏi các em một số câu hỏi cũng nhƣ nhìn vào một số bức tranh.

Nếu nghiệm thể hỏi rằng liệu đây có phải là trắc nghiệm không, ngƣời làm trắc nghiệm có thể trả lời là vâng, nó là một loại trắc nghiệm nhƣng không giống nhƣ các bài kiểm tra. Tiến hành làm trắc nghiệm với một phong cách chuyên nghiệp, không vội vàng. Động viên sự cố gắng của nghiệm thể bằng cách nói “ em đang làm rất tốt” hoặc “ đúng nhƣ vậy đấy”. Không nên khen nghiệm thể bằng cách nói “ đúng rồi” sau từng câu làm đúng.

Tiến hành làm trắc nghiệm theo đúng thứ tự sách hƣớng dẫn và đặc biệt lƣu ý điểm bắt đầu ( item bắt đầu), quy tắc lặp lại, quy định dừng lại, giới

hạn thời gian, những câu thực hành và cách thức trợ giúp, nghi vấn, gợi ý và nhắc lại, cách ghi các phƣơng án trả lời.

Bước 3. Tiến hành chấm điểm

Hầu hết các câu trả lời ở các tiểu trắc nghiệm là đúng hoặc sai nên nghiệm viên cần phải cân nhắc cho điểm các tiểu trắc nghiệm phần “ Tìm sự tƣơng đồng”, “ Từ vựng” và “ Khả năng hiểu” dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá và câu trả lời chính xác của nghiệm thể.

Với những câu trả lời gần đúng: Khi câu trả lời của nghiệm thể chỉ thể hiện hiểu một phần của câu hỏi nhƣng không chỉ ra đƣợc bản chất của câu hỏi đó. Sẽ cần phải truy vấn thêm để đi đến quyết định cuối cùng và tính điểm chính xác.

Chấm điểm những phƣơng án trả lời hỏi thêm: Tính điểm cho toàn bộ phƣơng án trả lời (cả phần trả lời trƣớc và sau khi hỏi thêm). Nếu phƣơng án trả lời của nghiệm thể sau khi hỏi thêm không có thêm thông tin giống nhƣ câu trả lời đầu thì vẫn giữ nguyên điểm số. Nếu trả lời của nghiệm viên cung cấp thêm thông tin thì tiến hành điều chỉnh điểm dựa trên 2 phƣơng án trả lời. Những phƣơng án trả lời hỏng: Là khi câu trả lời sau của trẻ cho thấy những hiểu biết sai lầm cơ bản về câu hỏi. Tính điểm cho câu trả lời nhiều đáp án: Nếu nghiệm thể đƣa ra nhiều phƣơng án trả lời sẽ chấm điểm theo quy tắc của trắc nghiệm.

Bước 4. Xử lý và ghi kết quả

Trong bƣớc xử lý và ghi kết quả phải đặc biệt chú ý đến việc tính tuổi của nghiệm thể. Tính tuổi của nghiệm thể đúng rất quan trọng vì bảng quy đổi điểm thành phần đƣợc tính dựa trên tuổi của ngƣời tham gia nghiên cứu.

phân phối theo các mức độ nhƣ sau: <1: Chậm phát triển; 1 – 3:Ranh rới – Nguy cơ; 4 – 7: Năng lực thấp; 8 – 12: Năng lực trung bình; 13 – 16: Năng lực cao; 17 – 19: Xuất sắc; >19: Thiên tài.

Tổng điểm của từng tiểu trắc nghiệm sẽ là tổng điểm thô. Từ điểm thô có đƣợc quy đổi ra điểm quy chuẩn của 4 yếu tố là: Tƣ duy ngôn ngữ (VCI); Tri giác hợp lý (PRI); Trí nhớ công việc (WMI) và Tốc độ xử lý thông tin (PSI). Từ tổng điểm chuẩn của 4 yếu tố này sẽ suy ra điểm đa hợp (điểm tổng hợp) là tổng điểm trí tuệ của nghiệm thể (FSIQ). Đối chiếu với bảng điểm thành phần để suy ra thứ hạng % và khoảng tin cậy của các chỉ số về các yếu tố.

Điểm chuẩn của từng yếu tố và điểm tổng hợp của 4 yếu tố cũng đƣợc phân phối theo các mức độ sau: <70: Chậm phát triển; 70 – 79: Ranh rới; 80 – 89: Trung bình thấp; 90 – 109: Trung bình; 110 – 119:Trung bình cao; 120 – 129: Xuất sắc; >130: Thiên tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)