Điểm số học tập chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 53 - 59)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát điểm số học tập của nhóm nghiên cứu

3.1.1. Điểm số học tập chung

3.1.1.1. Khảo sát điểm trung bình học kỳ I các môn học

Do chƣơng trình đổi mới nên học sinh lớp 6 và lớp 7 không có điểm tổng kết thành tích học tập nhƣ những năm trƣớc đó. Điểm số học tập này đƣợc chúng tôi tự tổng hợp sau khi biết điểm của tổng kết các môn học sinh đã học đƣợc tính điểm. Bao gồm các môn: Toán, Văn, KHTN, KHXH, Tin, GDCD, Công nghệ và Tự chọn. Những môn nhƣ Thể chất, Hoạt động giáo dục không đƣợc tính điểm, chỉ có tổng kết Đạt hay Không đạt mà thôi.

Bảng 3.1: Điểm số học tập chung của cả nhóm Cả nhóm (n=59) Cả nhóm (n=59) ( ) MIN MAX Điểm học tập học kỳ 1 lớp 7 6,86±0,93 4,30 8,30

Phân bố điểm học kỳ 1 của nhóm Điểm Tổng kết học kỳ 1 lớp 7 Tần số (n) Phần trăm (%) 4,30 2 3,4 5,40 3 5,1 5,50 2 3,4 5,70 2 3,4 5,80 1 1,7 5,90 2 3,4 6,20 1 1,7 6,30 2 3,4 6,40 3 5,1 6,60 3 5,1 6,70 3 5,1 6,80 1 1,7 6,90 2 3,4 7,00 1 1,7 7,10 4 6,8 7,20 3 5,1 7,30 3 5,1 7,40 5 8,5 7,50 4 6,8 7,60 1 1,7 7,70 2 3,4 7,80 1 1,7 7,90 1 1.7 8,00 2 3,4 8,10 1 1,7

8,30 2 3,4

Tổng 59 100,0

Nhìn trên bảng 3.1 chúng ta thấy số học sinh tham gia nghiên cứu có 59 em, điểm số phân bố trong các điểm rất đa dạng. Trong đó học sinh có số điểm tổng kết thấp nhất là 4,30; có 2 học sinh chiếm 3,4%. Học sinh có số điểm trung bình kỳ I lớp 7 cao nhất là 8,30; có 2 học sinh chiếm 3,4% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu. Điểm trung bình của cả lớp là 6,86 với độ lệch chuẩn là 0,93. Theo điểm phân loại thì nhóm học sinh tham gia nghiên cứu đạt mức học lực Khá

Chúng ta chia ra điểm các môn ra theo phân loại học lực nhƣ: 0,0 – 4,9: Học lực Yếu; 5,0 – 6,4: Học lực Trung bình; 6,5 – 7,9: Học lực Khá và 8,0 trở lên: Học lực Giỏi. Kết quả đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

11,8% 57,7% 27,1% 3,4% Phân loại học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu

Biểu đồ 3.1: Phân loại học lực của nhóm nghiên cứu

Nhìn trên biểu đồ 3.3 chúng ta thấy đa số học sinh tham gia nghiên cứu đạt loại học lực Khá. Trong tổng số 59 học sinh có tới 34 em thuộc học lực khá, chiếm 57,7%. Số học sinh giỏi có 7 em, chiếm 11,8%. Số học sinh

Trung bình có 16 em, chiếm 27,1%. Số học sinh ở mức Yếu chỉ có 2 em, chiếm 3,4% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

Qua kết quả khảo sát trên chúng ta có thể khẳng định học lực của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu đạt loại Khá. Điều này tƣơng đối đúng với mẫu chuẩn của tất cả các khảo sát hay nghiên cứu trƣớc đây về điểm số học tập của học sinh các cấp. Học sinh Khá luôn chiếm phần trăm cao nhất trong tất cả học lực đƣợc phân loại.

Khu vực địa bàn gần trƣờng còn có trƣờng THCS 2 Thị Trấn Thanh Ba. Đây là trƣờng THCS chuyên của huyện, đại đa số những học sinh giỏi của huyện tập trung vào trƣờng này. Điều này cũng hạn chế số lƣợng học giỏi đầu vào của trƣờng THSC Đồng Xuân. Mặc dù đầu vào năm lớp 6 hầu nhƣ không có học sinh giỏi nhƣng kết quả kỳ 1 năm lớp 7 cả khối cũng có 7 em học sinh giỏi. Đây là sự cố gắng nỗ lực của cả thầy cô và trò trƣờng THCS Đồng Xuân.

3.1.1.2. So sánh điểm số học tập giữa các nhóm theo đặc điểm nhân khẩu

Mỗi học sinh trong nhóm nghiên cứu sẽ có những hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống và cha mẹ khác nhau. Điều này sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến khả năng học tập, điểm số học tập của từng em. Khi điều tra những thông tin về nhân khẩu của nhóm tham gia nghiên cứu chúng tôi trú trọng ba thông tin là Giới tính, nơi cƣ trú và nghề nghiệp cha mẹ. Đối với nơi cƣ trú thì chỉ có hai khu vực là Nông thôn và Thị trấn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

a. Giới tính và nơi cư trú

Bảng 3.2: Điểm số học tập kỳ 1 với giới tính và nơi cƣ trú

lƣợng (n) Giỏi Khá Trung bình Yếu ( ) Giới tính Nam 31 4 18 8 1 0,94 Nữ 28 3 16 8 1 6,93 0,93 Nơi trú Thị trấn 20 5 14 1 0 7,46 0,54 Nông thôn 39 2 20 15 2 6,55 0,95

Nhìn trên bảng 3.2 chúng ta số lƣợng học lực của cả nam và nữ dƣờng nhƣ đồng đều nhau. Có 4 nam, 3 nữ đạt học sinh giỏi; có 18 nam, 16 nữa đạt học sinh khá; học sinh trung bình ở cả nam và nữ bằng nhau là 8 học sinh; học sinh yếu cũng bằng nhau ở cả nam và nữ, có 1 học sinh.

Bên cạnh đó, điểm trung bình của học sinh nam và nữ có chênh lệch không đáng kể. Học sinh nam có trung bình là 0,94, còn học sinh nữ là 6,93 0,93; sự chênh lệch về điểm trung bình của hai nhóm học sinh này là không lớn (chỉ có 0,14 điểm) và không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Nhƣ vậy có thể khẳng định không có sự khác biệt về điểm số học tập giữa nam và nữ trong nhóm tham gia nghiên cứu. hoặc chúng ta có thể nói điểm số học tập của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu không bị chi phối bởi giới tính của học sinh.

Đối với Nơi cƣ trú lại có sự khác biệt tƣơng đối trong điểm số học tập. Sự khác biệt trong lực học của các em học sinh ở Thị trấn và Nông thôn khá rõ nét. Trong tổng số 7 học sinh giỏi thì ở thị trấn có tới 5 em, ở nông thôn chỉ có 2 em học sinh. Đối với học sinh khá cũng vậy, mặc dù ở thị trấn có tổng số 20 học sinh nhƣng có tận 14 học sinh đạt loại khá, trong khi đó ở nông thôn có tổng số học sinh tham gia nghiên cứu là 39 em nhƣng số học sinh khá chỉ có 20 em. Học sinh trung bình ở nông thôn chiếm đa số, có tổng số 16 em học sinh loại trung bình toàn mẫu nghiên cứu thì ở nông thôn có thận 15 học sinh, thị trấn chỉ có 1 học sinh. Thị trấn không có học sinh yếu, 2 em học sinh yế

Cùng với đó, điểm trung bình của học sinh ở Thị trấn là 7,46 0,54, ở nông thôn là 6,55 0,95; sự chênh lệch về điểm trung bình của hai nhóm này là 0,91 điểm. Đây là một sực lênh lệch tƣơng đối cao, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này chúng ta có thể nhận định rằng nơi cƣ trú có ảnh hƣởng đến điểm số học tập của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu. Những học sinh ở Thị trấn có điểm số học tập cao hơn những học sinh ở Nông thôn. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của nhóm học sinh ở thị trấn và nông thôn có sự chênh lệch không nhỏ, là 0,41điểm. Nhƣ vậy, nhóm học sinh ở nông thôn có mức độ phân tán về điểm số lớn hơn nhóm học sinh ở Thị trấn.

b. Nghề nghiệp của cha mẹ

Bảng 3.3: Điểm số học tập kỳ 1 với đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ Nghề nghiệp cha mẹ Số lƣợng (n) Học lực MEAN ( ) Giỏi Khá Trung bình Yếu Nông dân 37 2 20 13 2 6,60 0,96 Công nhân 8 0 7 1 0 7,05 0,55 Giáo viên 5 2 2 1 0 7,52 0,84 Lái xe 1 0 1 0 0 7,20 Kinh doanh buôn bán 1 0 1 0 0 7,90 Lao động tự do 7 3 3 1 0 7,34 0,91

Nhìn trên bảng 3.3 ta thấy, mặc dù số lƣợng nghề cha mẹ học sinh khá đa dạng nhƣ lại phân bố không đồng đều. Cũng chính vì vậy nên số học sinh phân bố trong các học lực cũng không đồng đều. Trong tổng số 7 học sinh

giỏi thì có 2 học sinh bố mẹ làm nông nghiệp, hai học sinh bố mẹ làm giáo viên và 3 học sinh có bố mẹ làm nghề tự do. Có 8 học sinh có bố mẹ làm công nhân thì 7 học sinh đạt loại khá, chỉ có 1 học sinh trung bình. Đối với bố mẹ làm giáo viên thì số học sinh phân bố khá đều, 2 học sinh giỏi, 2 học sinh khá và 1 học sinh trung bình.

Mặc dù vậy, nghề nghiệp của cha mẹ đối với điểm số học tập của học sinh tham gia nghiên cứu không có ảnh hƣởng nhiều, Sig = 0,393>0,05. Tức là điểm số học tập của học sinh không chịu sự tác động bởi nghề nghiệp của cha mẹ học sinh. Mặc dù, khi nhìn trên bảng chúng ta thấy điểm trung bình của nhóm học sinh có cha mẹ làm nông dân là thấp nhất, chỉ có 6,60 0,96. Bởi lẽ số lƣợng cha mẹ học sinh chúng tôi nghiên cứu chƣa thật sự đồng đều trong các ngành nghề, nên khó có thể khẳng định điểm trung bình của học sinh có cha mẹ trong các ngành nghề thật sự khách quan. Chẳng hạn, đối với học sinh có cha mẹ làm Kinh doanh buôn bán chỉ có 1 em, có điểm tổng kết kỳ 1 là 7,90 điểm; chúng ta không thể coi 7,90 điểm là điểm trung bình của nhóm học sinh có cha mẹ làm Kinh doanh buôn bán đƣợc. Trong khi đó số học sinh có cha mẹ làm Nông dân là 37 học sinh. Nếu trong tƣơng lai có cơ hội nghiên cứu sâu và rộng hơn với mẫu toàn trƣờng chúng tôi mới có thể khẳng định nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hƣởng tới điểm số học tập của học sinh hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)