Điểm số học tập từng môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 59 - 67)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát điểm số học tập của nhóm nghiên cứu

3.1.2. Điểm số học tập từng môn học

3.1.2.1. Điểm số học tập các môn học cả lớp

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát kết quả các môn Toán, Văn, KHTN, KHXH, Tin, GDCD, Ngoại ngữ, Công nghệ và Tự chọn để làm căn cứ xác định mối tƣơng quan với chỉ số IQ đo đƣợc thông qua test WISC IV. Kết quả thu đƣợc giá trị trung bình điểm các môn nhƣ sau:

Các môn học MIN MAX MEAN (X=±SD) Toán 3,0 8,3 6,47±1,22 Văn 4,0 8,5 6,66±1,11 KHTN 4,0 9,0 6,84±1,11 KHXH 3,8 9,5 7,23±1,26 Tin 4,3 9,3 7,05±1,35 GDCD 4,0 8,5 6,82±1,16 Ngoại ngữ 3,5 9,0 6,44±1,17 Công nghệ 4,0 9,0 7,14±1,20 Tự chọn 5,0 9,0 7,69±1,20

Nhìn bảng 3.4 thì có môn Toán (6,47 điểm) và Ngoại ngữ (6,44 điểm) có điểm MEAN dƣới 6,50 điểm. Trong đó điểm trung bình của môn Ngoại ngữ là thấp nhất (6,44 điểm). Hai điểm này cũng có điểm MIN thấp nhất trong tất cả các môn học. MIN của môn Toán là 3,0 điểm; Min của môn Ngoại ngữ là 3,5 điểm. Nhƣ vậy, tính theo các mức điểm đã cho trƣớc đó là: Từ 0,0 – 4,9 điểm: Học lực Yếu; Từ 5,0 – 6,4 điểm: Học lực Trung bình; Từ 6,5 – 7,9 điểm: Học lực Khá và Từ 8,0 điểm trở lên: Học lực Giỏi thì hai môn này có điểm trung bình môn học đạt học lực Trung bình. Tức là MEAN học lực môn Ngoại ngữ và môn Toán của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu ở mức Trung bình.

Để lý giải điều này chúng ta sẽ nhìn nhận trên thấy nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với nguyên chân chủ quan từ phía học sinh, lực học đầu vào của học sinh trƣờng THCS Đồng Xuân không cao, nhƣ vậy bản thân các em học sinh cũng có học lực thấp hơn các trƣờng khác trên địa bàn xung

quanh. Nhƣ vậy, điểm môn Toán và Ngoại ngữ thấp cũng là điều dễ hiểu. Lý do khách quan có thể nhận thấy ngay đó là học sinh tiểu học của các trƣờng trên địa bàn không đƣợc trú trọng học ngoại ngữ. Một vài trƣờng Tiểu học không dạy ngoại ngữ cho các em học sinh. Thêm vào đó, do địa bàn ở huyện vùng trung du nên cơ hội giao lƣu, học hỏi, các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc học ngoại ngữ của các em học sinh còn hạn chế. Điều này dẫn đến kết quả của hai môn này thấp nhất trong các môn học đƣợc khảo sát.

Môn có số điểm trung cao nhất là môn Tự chọn với điểm trung bình là 7,69 điểm, với độ lệch chuẩn bằng 1,20. MIN = 5,0 điểm và MAX = 9,0 điểm. Tính theo các mức điểm đã cho bên trên thì điểm trung bình môn tự chọn nhóm học sinh tham gia nghiên cứu thuộc học lực Khá. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi môn tự chọn là môn học sinh đƣợc lựa chọn những môn học mà mình yêu thích trong các môn học bắt buộc để học. Việc học những môn mà mình yêu thích, mình có khả năng sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Từ đó điểm số cũng sẽ đƣợc nâng cao hơn.

Môn KHXH có điểm Mean = 7,23 điểm; Điểm nhỏ nhất là 3,8 điểm và điểm cao nhất là 9,5 điểm với độ lệch chuẩn là 1,26. Môn KHXH là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lý, đồng thời lồng ghép tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo... Các lĩnh vực này tƣơng đối rộng và dễ hiểu đối với các em học sinh nên có thể tạo hững thú học tập cho đa số các em học sinh, từ đó điểm số đƣợc nâng cao khi học.

Môn Công nghệ có Mean 7,14 điểm; MIN = 4,0 điểm và MAX = 9,0 điểm với độ lệch chuẩn là 1,20. Môn Công nghệ ở chƣơng trình lớp 7 đối với vùng nông thôn sẽ học chƣơng trình Trồng trọt và Chăn nuôi bắt buộc, phần Lâm nghiệp và Thủy sản sẽ tùy điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng để giáo viên lên khung chƣơng trình giảng dạy. Nhƣ vậy, nơi trƣờng THCS Đồng

Xuân đóng trên địa bàn huyện Thanh Ba là vùng trung du, miền núi thì học phần môn Công nghệ sẽ là Trồng trọt, Chăn nuôi và Lâm nghiệp. Học kỳ 1 học sinh sẽ đƣợc học học phần Trồng trọt và 4 tiết của học phần Lâm nghiệp. Theo kết quả phân tích đặc điểm địa bàn cƣ trú bên trên có 66,1% số học sinh tham gia nghiên cứu ở Nông thôn thì những nội dung này không còn lạ lẫm đối với các em. Việc các em đạt điểm cao ở môn này có thể hiểu đƣợc.

Môn Tin học có điểm số MEAN = 7,05 điểm; MIN = 4,3 điểm và MAX = 9,3 điểm với độ lệch chuẩn bằng 1,35. Đây là khoảng cách tƣơng đối rộng. Môn Tin không phải môn có điểm trung bình thấp cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ việc bùng nổ các thiết bị công nghệ hiện nay cũng tăng khả năng tƣơng tác của các em học sinh với đồ công nghệ. Ngoài vấn đề nhƣợc điểm là các em sẽ bị hút vào đồ công nghệ, bị lệ thuộc vào đồ công nghệ nhƣ điện thoại thông minh, máy tính bảng... thì nó cũng có tác dụng giúp các em thao tác trên máy tính nhanh nhạy hơn, tăng điểm số môn Tin học.

Môn KHTN có điểm số MEAN = 6,84 điểm; MIN = 4,0 điểm và MAX = 9,0 điểm với độ lệch chuẩn bằng 1,11. Môn KHTN ở cấp THCS gồm các chủ đề phân môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn đƣợc sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm, hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Nhƣ vậy, cùng với điểm học tập môn Toán, điểm các môn liên quan đến lĩnh vực này các em học sinh trong nhóm nghiên cứu không thật sự nổi bật.

Có điểm số MEAN gần giống với môn KHTN là môn GDCD. Môn GDCD có MEAN = 6,82 điểm; MIN = 4,0 điểm và MAX = 8,5 điểm với độ lệch chuẩn bằng 1,16.

Môn Văn có MEAN = 6,66 điểm; MIN = 4,0 điểm và MAX = 8,5 điểm với độ lệch chuẩn bằng 1,11. Đây là một điểm số ở mức Trung bình. Môn

Văn không phải là môn có điểm thấp nhất nhƣng nó chỉ hơn 2 môn có điểm MEAN ở mức Trung bình là Toán và Ngoại ngữ.

3.1.2.2. Điểm số học tập các môn học a. Môn toán và văn

Bảng 3.5: Học lực môn Toán và Văn Phân loại Phân loại

Môn Toán Môn văn

Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Giỏi 7 11,9 13 22 Khá 28 47,6 26 44 Trung bình 21 35,4 17 28,9 Yếu 3 5,1 3 5,1 Tổng 59 100,0 59 100,0

Qua bảng 3.8 ta thấy: Số học sinh Khá nhiều nhất 28 học sinh chiếm 47,6% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu. Số học sinh Trung bình có 21 học sinh chiếm 35,4%. Số học sinh giỏi đứng thứ 3, có 7 học sinh chiếm 11,9%. Học lực yếu có 3 học sinh, chiếm 5,1% số học sinh tham gia nghiên cứu.

Môn Văn là môn cần học sinh có vốn từ vựng tƣơng đối lớn, khả năng sự dụng ngôn ngữ để phân tích, tổng hợp, bình luận, giải thích... về những vấn đề, sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống hàng ngày. Nhìn trên bảng 3.9 ta thấy môn Văn cũng là môn có số lƣợng học sinh Khá tƣơng đối cao, có 26 học sinh chiếm 44%. Số học sinh Trung bình đứng thứ 2, có 17 học sinh chiếm 28,9%. Học sinh giỏi cũng tƣơng đối cao so với môn Toán, có 13 học sinh chiếm 22%. Số học sinh yếu bằng môn Toán, 3 học sinh chiếm 5,1% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

Bảng 3.6: Học lực môn KHTN và KHXH Phân loại Phân loại Môn KHTN Môn KHXH Số lƣợng (n) Phần trăm (%) Số lƣợng (n) Phần trăm (%) Giỏi 8 13,1 21 35,6 Khá 30 50,5 23 39 Trung bình 19 32,1 13 22 Yếu 2 3,4 2 3,4 Tổng 59 100,0 59 100,0

Nhìn trên bảng 3.6 ta thấy môn Khoa học tự nhiên phân bố cũng có sự cách biệt lớn, số học sinh khá vẫn chiếm đã số, 30 học sinh chiếm 50,5%. Số học sinh Trung bình là 19 học sinh, chiếm 32,1%. Số học sinh giỏi không nhiều, có 8 em chiếm 13.1%. Học lực Yếu là 2 em, chiếm 3,4% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

Môn Khoa học xã hội là môn có số lƣợng học sinh Khá – Giỏi cao trong các môn chúng tôi khảo sát. Số lƣợng học sinh Khá – Giỏi là 44 học sinh, chiếm 74,6%. Số học sinh có học lực Trung bình cũng không nhiều, có 13 bạn, chiếm 22%. Học lực yếu vẫn cso 2 học sinh chiếm 3,4% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

c. Môn GDCD và Môn Tin

Bảng 3.7: Học lực môn GDCD và Tin

Phân loại

Môn GDCD Môn Tin

Giỏi 15 25,5 21 35,6

Khá 28 47,3 21 35,6

Trung bình 15 25,5 16 27,1

Yếu 1 1,7 1 1,7

Tổng 59 100,0 59 100,0

Nhìn vào bảng 3.7 chúng ta thấy: Điểm số học tập môn Giáo dục công dân có số lƣợng học sinh có học lực Khá - Giỏi chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, 43 học sinh chiếm 72,8%, cao hơn hẳn so với các môn trƣớc đó. Học lực Trung bình có 15 học sinh chiếm 25,5%; chỉ có 1 học sinh Yếu chiếm 1,7% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu.

Số học sinh đạt học lực Giỏi và Khá môn Tin bằng nhau 21 học sinh chiếm 35,6%. Học sinh Trung bình có 16 em chiếm 27,1%. Nhƣ vậy, qua bảng phân tích số liệu trên chúng ta thấy đƣợc sự chênh lệch rõ rệt giữa học sinh Khá - Giỏi với học sinh với học sinhTrung bình, theo tỷ lệ 71,2% : 27,1% gấp 2,6 lần. Cho thấy sự phát triển của khoa học công nghệ vào môi trƣờng học, thay đổi kịp thời với tiến bộ của thị trƣờng, các em cũng dần trang bị cho mình đƣợc những kiến thức từ bộ môn Tin học này.

d. Môn Ngoại ngữ, môn Công nghệ và môn Tự chọn

Bảng 3.8: Học lực môn Môn Ngoại ngữ, Công nghệ và Tự chọn Phân loại Phân loại

Môn Ngoại Ngữ Môn Công nghệ Môn Tự chọn Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

(n) (%) (n) (%) (n) (%) Giỏi 8 13,1 21 35,6 35 59,2 Khá 23 39,2 22 37,2 15 25,5 Trung bình 25 42,6 15 25,5 9 15,3 Yếu 3 5,1 1 1.7 0 0,0 Tổng 59 100,0 59 100,0 59 100,0

Ngoại ngữ là môn học có số học sinh Giỏi khá thấp, bằng số học sinh Giỏi của môn KHTN; có 8 học sinh chiếm 13,1%. Số học sinh Khá có số lƣợng 23 học sinh chiếm tỷ lệ 39,2%. Số học sinh Trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 25 học sinh tƣơng ứng 42,6%. Số học sinh Yếu là 3 học sinh chiếm 5,1%, bằng với số học sinh Yếu của môn Văn.

Nhìn trên bảng 3.8 ta thấy số lƣợng học sinh Khá – Giỏi môn Công nghệ tƣơng đƣơng nhau và là một con số khá lớn; 43 học sinh chiếm 72,8% số học sinh tham gia nghiên cứu. Số học sinh Trung bình là 15 em chiếm 25,5%. Ở môn học khá gần gũi với cuộc sống này mà vẫn có 1 học sinh có học lực Yếu, chiếm 1,7%. Nhƣ vậy, học sinh này rất có nhiều khả năng khóa khăn trong việc tiếp nhận kiến thức hoặc thuộc dạng chậm phát triển nhận thức.

Môn Tự chọn là môn duy nhất không có học sinh Yếu. Số học sinh Giỏi cao nhất trong tất cả các môn đƣợc khảo sát; 35 học sinh chiếm 59,2%. Số học sinh khá là 15 học sinh chiếm 25,5%. Chỉ có 9 học sinh ở mức Trung bình chiếm 15,3% tổng số học sinh tham gia nghiên cứu. Điều này dễ hiểu bởi nhƣ phân tích ở trên, môn học này là môn học các em đƣợc lựa chọn môn học mình thích trong các môn học bắt buộc của chƣơng trình học. Chính môn học các em thích đã làm tăng hứng thú học tập, từ đó điểm số học tập đƣợc tăng cao.

Nhận xét: qua kết quả của tất cả các môn học chúng ta thấy học sinh

trƣờng THCS Đồng Xuân có học lực ở mức Khá. Không thật sự có nhiều em nổi bật về sức học của các môn. Trong 9 môn học đƣợc chúng tôi khảo sát điểm số học tập, nếu không tính môn Tự chọn thì môn Công nghệ là môn có số học sinh Khá – Giỏi cao nhất (43 học sinh). Mặc dù môn GDCD với môn Công nghệ có số lƣợng Khá – Giỏi bằng nhau nhƣng số học sinh Giỏi môn Công nghệ (21 học sinh) cao hơn hẳn số học sinh Giỏi môn GDCD (15 học sinh). Có thể lý giải kết quả bằng việc môn Công nghệ khá gần gũi với các em học sinh ở cùng nông thôn. Việc học Trồng trọt và lâm nghiệp các em đƣợc thực hành hàng ngày thông qua các hoạt động phụ giúp công việc đồng áng hàng ngày. Chính điều này một lần nữa củng cố lại kiến thức các em đƣợc học tại trƣờng, giúp các em ghi nhớ tốt hơn bài học. Môn Ngoại ngữ là môn có số học sinh Khá – Giỏi thấp nhất, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣng có thể do đây là một vùng nông thôn, ngoài cơ hội học ngoại ngữ ở trƣờng và tự học thì hầu nhƣ không đƣợc học ở gia đình. Bởi lẽ đa số các em học sinh có cha mẹ làm nông nghiệp và tự do, trình độ ngoại ngữ có hạn để có thể trợ giúp con em mình trong việc học và làm bài tập ở nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa trí tuệ với điểm số học tập của học sinh trung học cơ sở (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)