Thành lập ban điều hành tại cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.1.3. Thành lập ban điều hành tại cộng đồng

Từ những thông tin thu thập đƣợc trong hai hoạt động là nhận diện cộng đồng và đánh giá nhu cầu cộng đồng, NVXH và cơ quan hỗ trợ đã viết một báo cáo vắn tắt về những vấn đề phát hiện đƣợc tại địa phƣơng và nhu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh đó, NVXH cũng chuẩn bị một bản đề xuấtcác hoạt động can thiệp tại địa phƣơng. Nội dung bản đề xuất nêu rõ vấn đề, mục đích, mục tiêu can thiệp và nguồn lực hỗ trợ (con ngƣời, kinh phí), cũng nhƣ những cam kết của lãnh đạo địa phƣơng khi tham gia can thiệp này, nhằm giúp địa phƣơng giải quyết những vấn đề ngƣời dân đang gặp phải. Những văn bản này đƣợc trình tới lãnh đạo của Phịng y tế huyện và lãnh đạo UBND huyện để xin ý kiến. Sau khi bản đề xuất can thiệp đƣợc lãnh đạo huyện Tiên Yên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thông qua, NVXH và cơ quan hỗ trợ đã có buổi họp làm việc chính thức với địa phƣơng. Thành phần tham gia cuộc họp là lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo Phòng y tế, Trung tâm y tế, Bệnh viện huyện để giới thiệu, làm rõ những nội dung của bản đề xuất và tƣ vấn, hỗ trợ thành lập BĐHtriển khai can thiệp tại địa phƣơng. Kết quả là huyện Tiên Yên đã thành lập đƣợc một BĐHcấp huyện và 12 BĐH cấp xã để triển khai các hoạt động can thiệpvới cơ cấu nhƣ sơ đồ dƣới đây.

Hình 12: Sơ đồ hệ thống quản lý Y tế huyện Tiên Yên

Trong PTCĐ, cách thiết kế đề tài can thiệp theo phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt với các chƣơng trình hỗ trợ của nhà

nƣớc (thƣờng theo phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống). Tuy nhiên, từ bối cảnh thực tế ở Việt Nam cho thấy, một can thiệp PTCĐ sẽ không đƣợc triển khai đƣợc hoặc nếu triển khai đƣợc cũng rất khó duy trì hoạt động khi can thiệpđó tách biệt với cấu trúc quản lý và hệ thống chính sách hiện hành của nhà nƣớc. Bởi vì, xét trên mọi khía cạnh, các cơ quan nhà nƣớc vẫn là nguồn cung cấp chính yếu các dịch vụ phát triển, là cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động phát triển tại cộng đồng và là một trong các lực lƣợng có tiềm lực tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp. Chính vì vậy, một số tổ chức làm PTCĐ thƣờng có xu hƣớng kết hợp cả cách tiếp cận từ dƣới lên và từ trên xuống trong thiết kế và triển khai các chƣơng trình can thiệp. Trong đề tài này, NVXH với vai trò làngƣời thực hiện, cũng theo xu hƣớng đó. Cơ cấu BĐH các hoạt động can thiệp tại địa phƣơng đƣợc thành lập, bao gồm các thành viên là lãnh đạo UBND và các cơ quan y tế nhà nƣớc. Đó là một nét đặc trƣng cho việc vận dụng ƣu điểm của cách tiếp cận từ trên xuống, bên cạnh các hoạt động áp dụng cách tiếp cận từ dƣới lên nhƣ xác định nhu cầu cộng đồng, lập kế hoạch, triển khai hoạt động hay giám sát đánh giá.

Bảng 4: Cấu trúc những thành phần tham gia BĐH tại địa phƣơng Chức danh

cơng việc

Số thành viên Vai trị nhiệm vụ Nơi làm

việc Thành phần ngoài cộng đồng (cơ quan hỗ trợ)

BĐH địa phƣơng 4 ngƣời, thành phần bao gồm: 1 Quản lý chung 2 Cán bộ thực hiện 1 Trợ lý

Tìm kiếm tài trợ, thu thập thông tin về địa bàn can thiệp, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch can thiệp, thiết lập quan hệ với địa phƣơng, triển khai hoạt động, giám sát, đánh giá.

Chức danh công việc

Số thành viên Vai trò nhiệm vụ Nơi làm

việc

Tƣ vấn 4 ngƣời, thành phần bao gồm:

2 Chuyên gia về truyền thông 2 Chuyên gia về chăm sóc SKSS

Thiết kế chƣơng trình, thực hiện giảng dạy cho đội ngũ giảng viên tuyến huyện.

Tƣ vấn, hỗ trợ chuyên môn cho NVXH hoặc các thành viên trong BĐH địa phƣơng khi cần Hà Nội Thành phần trong cộng đồng Trƣởng BĐH 1- Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa Xã hội huyện

Chỉ đạo, điều phối chung các hoạt động can thiệp Huyện Tiên Yên Phó trƣởng BĐH

1- Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện

Trực tiếp chỉ đạo, điều phối, triển khai, giám sát các hoạt động can thiệp Huyện Tiên Yên Các thành viên (khác) trong BĐH cấp huyện. 5 ngƣời, thành phần bao gồm: 1 Phó Phịng y tế huyện 1 Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện

2 Cán bộ chuyên trách SKSS của Trung tâm y tế huyện 1 Phó giám đốc Bệnh viện huyện

Lập kế hoạch, triển khai, giám sát các hoạt động can thiệp đƣợc triển khai ở cấp huyện theo hệ thống y tế nhà nƣớc

Huyện Tiên Yên

Chức danh cơng việc

Số thành viên Vai trị nhiệm vụ Nơi làm

việc 13 chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) của 12 xã và 1 thị trấn trong huyện. 13 trƣởng (hoặc phó trƣởng Trạm y tế) của 12 xã và 1 thị trấn trong huyện.

thuật cho các hoạt động can thiệp đƣợc triển khai tại xã và tham mƣu cho BĐH cấp huyện khi cần.

thị trấn của huyện

Giảng viên 6 ngƣời, thành phần đƣợc lựa chọn từ BĐH cấp huyện và cấp xã, bao gồm:

1 Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện

2 Cán bộ chuyên trách SKSS của Trung tâm y tế huyện 1 Phó giám đốc Bệnh viện huyện

2 trƣởng Trạm y tế xã

Tham dự lớp tập huấn dành cho giảng viên, sau đó tổ chức tập lại huấn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn Huyện Tiên Yên Tuyên truyền viên 120 ngƣời, thành phần là 120 y tế thôn bản

Trực tiếp triển khai các hoạt động truyền thơng nhóm 120 thơn bản của các xã trong huyện Ngƣời hỗ trợ

600 ngƣời, mỗi thôn 5 ngƣời, thành phần bao gồm những ngƣời dân tại chính cộng đồng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Họ có thể là trƣởng thôn, thành viên

Hỗ trợ tuyên truyền viên trong việc vận động ngƣời dân, bố trí địa điểm để thực hiện tuyên truyền

Các khu dân cƣ trong 120 thôn bản

Chức danh công việc

Số thành viên Vai trò nhiệm vụ Nơi làm

việc

của hội phụ nữ, đồn thanh niên, hội nơng dân…

BĐH gồm các thành viên trong cộng đồng, đƣợc thành lập để thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động can thiệp tại cộng đồng.

Trong hoạt động này, ngƣời thực hiện đề tài đóng nhiều vai trị khác nhau.

Thứ nhất là vai trò của ngƣời biện hộ. NVXH, với tƣ cách là ngƣời đại diện cho

tiếng nói của ngƣời dân cộng đồng, đề đạt đến cơ quan hỗ trợ, các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn những vấn đề bức xúc của ngƣời dân và vận động sự ủng hộ từ phía họ, nhằm tạo ra một sự chuyển biến tích cực cho cộng đồng. Thứ hai là vai trò của ngƣời xúc tác. NVXH đã tập hợp lãnh đạo và ngƣời dân địa phƣơng vào các nhóm làm việc khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để họ tăng dần khả năng bàn bạc, chọn lựa, ra quyết định và cùng hành động để giải quyết những vấn đề của chính mình. Thứ ba là vai trị ngƣời kết nối, khơng chỉ kết nối nguồn lực từ bên ngồi tới cộng đồng mà còn kết nối các nguồn lực nội tại là các cán bộ nòng cốt, hỗ trợ định hƣớng cơ cấu và vận động sự tham gia của các bên liên quan vào BĐH can thiệp. BĐH đƣợc thiết lập và vận hành tốt, ở tất cả các cấp, là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công của đề tài can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)